Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiThủ đô Hà Nội - niềm tự hào và động lực phát...

Thủ đô Hà Nội – niềm tự hào và động lực phát triển của đất nước

Baoquocte.vn. Việc giữ gìn cốt cách văn hóa truyền thống, đồng thời hòa nhập với dòng chảy hiện đại là điều hết sức quan trọng, nhất là với thế hệ trẻ – những người sẽ kế thừa và xây dựng tương lai của Thủ đô.

Hà Nội
ĐBQH. Bùi Hoài Sơn khẳng định, ngày nay, Hà Nội không chỉ là một Thủ đô với bề dày lịch sử và văn hóa, mà còn đang vươn mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa hàng đầu của cả nước. (Ảnh: QH)

Nhân Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10), Báo Thế giới và Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ĐBQH Bùi Hoài Sơn (Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội) về việc phát huy giá trị thanh lịch, văn minh của Thủ đô Hà Nội

Vẻ đẹp của Thủ đô nghìn năm văn hiến

Ông có thể chia sẻ góc nhìn của mình về những giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội ngày nay? Những giá trị này đang đối mặt với những thách thức gì, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và hội nhập quốc tế?

Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô không chỉ gợi nhắc về những trang sử hào hùng, mà còn khơi dậy trong mỗi chúng ta những giá trị thanh lịch, văn minh đã làm nên “hồn cốt” của người Tràng An bao đời. Hình ảnh người Hà Nội lịch lãm trong cách nói, tinh tế trong cách ứng xử vẫn luôn in đậm trong lòng mỗi người, như một biểu tượng của sự thanh cao, nếp sống tao nhã. Đó là những giá trị đã được vun đắp qua thời gian, truyền từ đời này sang đời khác, làm nên vẻ đẹp của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Nhưng khi Hà Nội bước vào dòng chảy mạnh mẽ của đô thị hóa và hội nhập quốc tế, những giá trị ấy đang phải đối mặt với không ít thách thức. Sự phát triển kinh tế, những tòa nhà chọc trời, đường phố chật chội, ồn ào và những bước đi nhanh của cuộc sống hiện đại đôi khi đã làm phai nhạt đi nét trầm mặc, dung dị của phố phường xưa cũ. Hà Nội đổi thay từng ngày, nhưng đâu đó, ta chợt giật mình nhận ra, có những điều không thể để mất, đó chính là cốt cách thanh lịch, nếp văn minh đã làm nên vẻ đẹp tâm hồn của người Hà Nội.

Nhìn dòng người hối hả trên phố, ta không khỏi băn khoăn: Những giá trị truyền thống ấy liệu có bị lãng quên giữa dòng chảy xiết của thời gian? Đô thị hóa cùng sự giao thoa văn hóa mang đến cho Hà Nội nhiều cơ hội, nhưng cũng kèm theo những thách thức lớn. Những áp lực của cuộc sống hiện đại đôi khi khiến người ta quên đi sự kiên nhẫn, sự nhẹ nhàng trong lời nói, hay cái cúi chào thân thuộc. Những không gian công cộng ngày càng thu hẹp, thành phố ngày càng đông đúc hơn, dường như, có lúc, chính chúng ta cũng cảm thấy xa lạ với chính nơi mình đã gắn bó.

Nhưng tôi tin, trong lòng mỗi người dân Hà Nội, những giá trị ấy vẫn luôn còn đó – chỉ cần ta biết giữ gìn, nuôi dưỡng và lan tỏa. Thanh lịch không phải là điều gì xa vời, mà là những điều giản dị từ trong nếp nhà, trong cách cha mẹ dạy con cái, trong sự chia sẻ và yêu thương giữa những người hàng xóm. Để rồi, giữa những ồn ào của cuộc sống hiện đại, chúng ta vẫn có thể thấy một nụ cười hiền hòa trên con phố nhỏ, một cử chỉ nhã nhặn trên tàu điện đông đúc, hay những câu chào hỏi thân tình mỗi sớm mai.

Hà Nội
Người dân hào hứng lưu giữ khoảnh khắc cùng biểu tượng kỷ niệm tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, đây là không gian truyền tải giá trị văn hóa lịch sử và di sản đô thị Hà Nội. (Ảnh: Bạch Dương)

Không chỉ kế thừa những di sản quý báu, Hà Nội đang vươn mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế quan trọng của đất nước, đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của dân tộc. Những giải pháp cụ thể để phát huy và gìn giữ giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ thế nào, thưa ông?

Ngày nay, Hà Nội không chỉ là một Thủ đô với bề dày lịch sử và văn hóa, mà còn đang vươn mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa hàng đầu của cả nước. Trong hành trình ấy, những giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội – di sản quý báu được gìn giữ qua nhiều thế hệ cần được phát huy và gìn giữ, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự thay đổi nhanh chóng của xã hội. Vì thế, tôi cho rằng, việc giữ gìn cốt cách văn hóa truyền thống, đồng thời hòa nhập với dòng chảy hiện đại hết sức quan trọng, nhất là với thế hệ trẻ – những người sẽ kế thừa và xây dựng tương lai của Thủ đô.

Để những giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội không chỉ được giữ gìn mà còn lan tỏa mạnh mẽ, chúng ta cần có những giải pháp cụ thể, hiệu quả và lâu dài. Trước hết, giáo dục và gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và ý thức văn hóa của thế hệ trẻ. Cần khơi dậy trong các em lòng tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, giúp các em hiểu rằng những giá trị thanh lịch, văn minh không chỉ là những quy chuẩn xã hội, mà còn là biểu tượng của lòng tự trọng và tình yêu quê hương. Các chương trình giáo dục tại trường học nên lồng ghép những bài học về ứng xử, giao tiếp văn minh, tôn trọng lẫn nhau, kết hợp với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội để khơi dậy niềm tự hào và ý thức gìn giữ giá trị truyền thống.

Bên cạnh đó, gia đình – nơi mỗi cá nhân được hình thành về nhân cách từ những ngày đầu đời cũng cần đóng vai trò tích cực trong việc truyền dạy và gìn giữ những giá trị thanh lịch. Cha mẹ không chỉ là người thầy, mà còn là tấm gương về cách sống, cách cư xử, để con trẻ học hỏi từ những điều giản dị trong cuộc sống hàng ngày. Việc xây dựng một môi trường gia đình đầm ấm, nơi các thành viên luôn tôn trọng và yêu thương nhau, sẽ giúp thế hệ trẻ hình thành một nhận thức vững vàng về giá trị văn hóa của mình.

Ngoài ra, sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức xã hội trong việc phát động và duy trì các phong trào, chiến dịch nâng cao nhận thức về văn minh đô thị, ứng xử nơi công cộng, bảo vệ môi trường cũng là yếu tố không thể thiếu. Triển khai các nghị quyết, chương trình hành động của Thành ủy, UBND Thành phố về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh cần được đẩy mạnh, đi kèm với việc khuyến khích các hành vi đẹp, ứng xử lịch thiệp. Từ đó tạo ra một môi trường sống văn minh, thân thiện cho cả người dân và du khách.

“Nếu chúng ta biết khai thác giá trị văn hóa truyền thống đúng cách, đồng thời tận dụng được sức sáng tạo, năng động của con người Hà Nội trong thời đại mới, thành phố sẽ không chỉ là một trung tâm kinh tế lớn, mà còn là biểu tượng của sự hài hòa giữa quá khứ và tương lai, giữa văn hóa và sự phát triển. Điều này không chỉ giúp Hà Nội thăng hoa trên bản đồ thế giới mà còn mang lại một đời sống phong phú, ý nghĩa hơn cho từng người dân nơi đây. Hà Nội mãi mãi là mảnh đất của văn hóa và con người, nơi mà sự thanh lịch, văn minh không hề đối lập với sự phát triển kinh tế, mà còn là động lực, là cảm hứng để thành phố không ngừng tiến xa hơn”, ĐBQH. Bùi Hoài Sơn.

Đối với thế hệ trẻ, tôi nghĩ, việc tận dụng sức mạnh của truyền thông và công nghệ là một giải pháp hết sức hiệu quả. Các mạng xã hội, ứng dụng trực tuyến có thể trở thành kênh truyền thông mạnh mẽ, lan tỏa những câu chuyện đẹp về văn hóa ứng xử, tinh thần yêu thương, đoàn kết của người Hà Nội. Những video ngắn, bài viết về cách hành xử văn minh trên đường phố, trong quán cà phê hay những cử chỉ nhỏ nhặt nhưng đầy ý nghĩa có thể dễ dàng chạm đến trái tim của giới trẻ, tạo cảm hứng cho họ noi theo.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tiếp tục gìn giữ và phát huy các không gian văn hóa truyền thống, như các phố cổ, làng nghề, di tích lịch sử, nơi chứa đựng những giá trị văn hóa cốt lõi của Hà Nội. Đây không chỉ là những địa điểm du lịch, mà còn là nơi giúp thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn về văn hóa của cha ông, từ đó nâng cao ý thức bảo tồn và phát triển những giá trị ấy trong bối cảnh hiện đại.

Hà Nội hôm nay đang chuyển mình mạnh mẽ, nhưng những giá trị thanh lịch, văn minh đã tạo nên “hồn cốt” của mảnh đất này sẽ mãi là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Việc phát huy và gìn giữ những giá trị ấy không chỉ là nhiệm vụ của riêng thế hệ đi trước, mà còn là trách nhiệm và niềm tự hào của mỗi người trẻ. Chỉ khi những giá trị ấy được gìn giữ trong từng lời nói, hành động, chúng ta mới có thể tiếp nối di sản ấy, để Hà Nội mãi là Thủ đô của văn hiến, của sự thanh lịch, văn minh trong mắt bạn bè quốc tế.

Hà Nội
Hà Nội – nơi giao thoa giữa những giá trị văn hóa truyền thống sâu sắc và sự năng động, sáng tạo của con người hiện đại. (Ảnh: Ngô Minh Châu)

Nơi giao thoa giữa văn hóa truyền thống và hiện đại

Con người Hà Nội ngày càng năng động, sáng tạo, tư duy nhạy bén hơn nhưng vẫn giữ được những phẩm chất, giá trị cốt lõi của nền văn hóa Thăng Long ngàn năm tuổi. Ông nghĩ gì về mối quan hệ giữa việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của Hà Nội?

Hà Nội là một thành phố đặc biệt, nơi giao thoa giữa những giá trị văn hóa truyền thống sâu sắc và sự năng động, sáng tạo của con người hiện đại. Những phẩm chất thanh lịch, văn minh, tôn trọng và nghĩa tình của người Hà Nội đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử của mảnh đất Thăng Long. Đó không chỉ là di sản cha ông để lại, mà còn là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ngày nay.

Trong bối cảnh Hà Nội đang chuyển mình mạnh mẽ, không ít người lo ngại rằng, sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế sẽ dần làm phai nhạt những giá trị văn hóa cốt lõi ấy. Nhưng con người Hà Nội đã chứng minh, chúng ta có thể hòa hợp một cách khéo léo giữa truyền thống và hiện đại. Chúng ta không chỉ biết nắm bắt thời cơ, sáng tạo để phát triển trong cuộc sống, mà còn biết gìn giữ, trân trọng những di sản tinh thần quý báu.

Khi nói về phát triển kinh tế – xã hội, tôi nghĩ rằng văn hóa không phải là một yếu tố đối lập với sự tăng trưởng, mà ngược lại, văn hóa chính là nền tảng, là hệ điều tiết cho sự phát triển bền vững. Những giá trị văn hóa truyền thống của Hà Nội như lòng hiếu khách, sự tôn trọng lẫn nhau, tinh thần hợp tác và tính cộng đồng chính là những yếu tố quan trọng để xây dựng một môi trường kinh doanh, hợp tác đầy văn minh và thịnh vượng.

Khi Hà Nội phát triển, không chỉ về mặt cơ sở hạ tầng, kinh tế mà còn về tầm vóc văn hóa, chúng ta càng cần biết cách kết hợp chặt chẽ giữa những giá trị truyền thống và những tiến bộ hiện đại. Người Hà Nội năng động, sáng tạo nhưng không vì thế mà mất đi cốt cách thanh lịch. Chính sự kết hợp hài hòa này đã và đang tạo nên một Hà Nội khác biệt, nơi mà phát triển kinh tế và gìn giữ văn hóa không chỉ cùng tồn tại mà còn hỗ trợ lẫn nhau.

Phát biểu nhân dịp tới thăm, chúc Tết Đảng bộ, Chính quyền, Quân và dân Thủ đô Hà Nội năm 2022, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Hà Nội không phải chỉ là một thành phố mà là Thành phố vì hòa bình, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, Thủ đô nghìn năm văn hiến và anh hùng, hào hoa thanh lịch, nơi lắng hồn núi sông ngàn năm…”.

Văn hóa chính là yếu tố giúp Hà Nội trở thành một thành phố đáng sống, nơi con người không chỉ phát triển về mặt vật chất, mà còn về tinh thần. Những khu phố cổ, những lễ hội truyền thống, những phong cách ứng xử đầy thanh lịch – tất cả đã và đang góp phần làm nên hình ảnh một Thủ đô văn minh, năng động nhưng đậm đà bản sắc. Đây chính là điểm mạnh, là “thương hiệu” mà Hà Nội cần tiếp tục phát huy trong quá trình hội nhập toàn cầu.

Nếu chúng ta biết khai thác giá trị văn hóa truyền thống đúng cách, đồng thời tận dụng được sức sáng tạo, năng động của con người Hà Nội trong thời đại mới, thành phố sẽ không chỉ là một trung tâm kinh tế lớn, mà còn là biểu tượng của sự hài hòa giữa quá khứ và tương lai, giữa văn hóa và sự phát triển. Điều này không chỉ giúp Hà Nội thăng hoa trên bản đồ thế giới mà còn mang lại một đời sống phong phú, ý nghĩa hơn cho từng người dân nơi đây. Hà Nội mãi mãi là mảnh đất của văn hóa và con người, nơi mà sự thanh lịch, văn minh không hề đối lập với sự phát triển kinh tế, mà còn là động lực, là cảm hứng để thành phố không ngừng tiến xa hơn.

Hà Nội
Không khí quanh Hồ Hoàn Kiếm rộn ràng với các pano, áp phích, giúp điểm thêm nét đẹp thủ đô và nhắc nhở thế hệ trẻ trân trọng nền hòa bình mà cha ông đã hy sinh để giành được. (Ảnh: Bạch Dương)

Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ

Để xây dựng một cộng đồng văn minh, theo ông, vai trò của mỗi cá nhân, tổ chức xã hội và chính quyền địa phương là gì? Ông có thông điệp nào muốn gửi đến người dân Hà Nội để cùng chung tay gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp này?

Để xây dựng một cộng đồng văn minh, mỗi cá nhân, tổ chức xã hội và chính quyền địa phương đều giữ vai trò quan trọng. Mỗi người dân, từ những hành động nhỏ nhất như giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, cư xử văn minh, tôn trọng lẫn nhau đến việc tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng, đều đóng góp vào việc xây dựng một môi trường sống tốt đẹp hơn. Chính chúng ta, những người đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội là những người định hình và nuôi dưỡng những giá trị văn hóa của Thủ đô.

Tổ chức xã hội có vai trò quan trọng trong việc lan tỏa những giá trị này, thông qua các chương trình giáo dục, hoạt động cộng đồng, các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về văn hóa. Đó là cách chúng ta truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ – những người sẽ tiếp tục giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của Hà Nội. Những câu chuyện về lịch sử, văn hóa, tinh thần cộng đồng cần được kể lại một cách sinh động và ý nghĩa để không chỉ gắn kết mọi người mà còn khơi dậy niềm tự hào và trách nhiệm của từng cá nhân.

Chính quyền địa phương cần đóng vai trò dẫn dắt và tạo điều kiện cho các hoạt động cộng đồng này. Chính quyền không chỉ quản lý mà còn phải đồng hành, lắng nghe tiếng nói của người dân và hỗ trợ các sáng kiến nhằm xây dựng cộng đồng văn minh. Các chính sách và quy định cần được triển khai hiệu quả, đồng thời phải đi kèm với việc khuyến khích sự tham gia của mọi người vào quá trình phát triển văn hóa địa phương. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và người dân, để tạo nên sức mạnh cộng đồng, hướng tới một Hà Nội văn minh và hiện đại.

“Những giá trị văn hóa của Thăng Long – Hà Nội sẽ không chỉ được giữ gìn mà còn tiếp tục tỏa sáng trong thời đại mới, trở thành niềm tự hào và động lực phát triển cho đất nước”.

Chúng ta đang sống trên mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi từng bước chân, từng góc phố đều chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa vô giá. Mỗi người trong chúng ta đều là một phần của dòng chảy này, trách nhiệm của chúng ta là gìn giữ và phát huy những giá trị ấy. Hà Nội không chỉ là nơi ta sống, mà còn là ngôi nhà tinh thần, nơi mà mọi người đều có thể cùng nhau xây dựng một cộng đồng đầy tình yêu thương, tôn trọng và sáng tạo.

Nếu mỗi người đều ý thức được vai trò của mình trong việc xây dựng cộng đồng, thì Hà Nội không chỉ giữ vững được bản sắc văn hóa ngàn năm mà còn tiếp tục vươn cao hơn nữa, trở thành một biểu tượng của văn minh, hiện đại. Và Hà Nội sẽ trở thành một chỉ dấu mà mọi người đều tự hào, không chỉ về những thành tựu vật chất, mà còn về đời sống tinh thần phong phú, nhân văn.

Theo ông, truyền thông và nghệ thuật có thể đóng góp như thế nào vào việc nâng cao nhận thức về giá trị thanh lịch, văn minh của Thủ đô?

Theo tôi, truyền thông và nghệ thuật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về giá trị thanh lịch, văn minh của Thủ đô. Truyền thông không chỉ là cầu nối để lan tỏa thông tin mà còn có sức mạnh định hình nhận thức và cảm xúc của con người. Qua các chương trình truyền hình, báo chí, mạng xã hội, chúng ta có thể kể lại câu chuyện về văn hóa Hà Nội, về những phẩm chất tốt đẹp mà bao thế hệ đã gây dựng nên. Đó là những câu chuyện về sự thanh lịch, nhân ái, sự tôn trọng lẫn nhau trong cách cư xử hàng ngày, cũng như tinh thần sáng tạo và cởi mở trong thời kỳ hội nhập.

Trong khi đó, nghệ thuật lại mang trong mình một sức mạnh biểu đạt đặc biệt. Qua các tác phẩm văn học, điện ảnh, âm nhạc, hội họa, những giá trị thanh lịch và văn minh của người Hà Nội không chỉ được bảo tồn mà còn sống động hơn, gắn bó với đời sống hiện tại. Nghệ thuật không chỉ phản ánh hiện thực mà còn khơi gợi, dẫn dắt cảm xúc của người xem, người nghe. Những tác phẩm nghệ thuật chân thật và cảm xúc có thể làm lay động lòng người, truyền tải những thông điệp về sự lịch sự, tinh tế và văn hóa truyền thống của Thủ đô.

Hơn thế, truyền thông và nghệ thuật không chỉ dừng lại ở việc ca ngợi quá khứ, mà còn cần phản ánh những thách thức hiện đại, khuyến khích người dân hướng tới một lối sống văn minh, thanh lịch trong thời kỳ đô thị hóa và toàn cầu hóa. Các chương trình giáo dục về văn hóa qua truyền thông, các chiến dịch nghệ thuật cộng đồng đều là những cách thiết thực để chúng ta làm sống lại và lan tỏa các giá trị quý báu ấy trong cuộc sống hàng ngày. Khi truyền thông và nghệ thuật biết kết hợp, biết làm mới những giá trị cũ, Hà Nội sẽ mãi là một thành phố không chỉ đẹp về vẻ ngoài, mà còn sâu sắc, thanh lịch trong lòng người.

Tôi tin rằng, nếu chúng ta sử dụng sức mạnh của truyền thông và nghệ thuật một cách khéo léo, những giá trị văn hóa của Thăng Long – Hà Nội sẽ không chỉ được giữ gìn mà còn tiếp tục tỏa sáng trong thời đại mới, trở thành niềm tự hào và động lực phát triển cho cả cộng đồng và đất nước.

Xin cảm ơn ông!





Nguồn: https://baoquocte.vn/thu-do-ha-noi-niem-tu-hao-va-dong-luc-phat-trien-cua-dat-nuoc-289138.html

Cùng chủ đề

Đường sắt tăng nhiều tàu khách dịp nghỉ lễ 30/4

Đường sắt chạy thêm nhiều tàu khách phục vụ người dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trên các tuyến. ...

Điều tra nhóm thanh niên lạng lách, phóng xe ‘bạt mạng’ trên cầu Nhật Tân

Phòng CSGT Công an Hà Nội đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý nhóm thanh niên điều khiển xe phóng nhanh, lạng lách... vi phạm trật tự an toàn giao thông trên cầu Nhật Tân (Hà Nội). XEM CLIP: Chiều 30/3, đại diện Phòng CSGT Công an Hà Nội cho biết, đơn vị đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý nhóm thanh niên điều khiển xe máy vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên...

Hãng mô tô được khách Việt yêu thích bất ngờ đóng showroom tại Hà Nội

(Dân trí) - Từ 1/4, Ducati sẽ đóng cửa showroom trưng bày xe tại Hà Nội, chỉ còn duy nhất 1 đại lý tại TPHCM. Theo thông báo từ CT-Wearnes, nhà phân phối của Ducati tại Việt Nam, từ 1/4, hãng sẽ đóng cửa showroom trưng bày xe tại Hà Nội. Điều này sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu mua xe của các khách hàng miền Bắc, bởi Ducati là thương hiệu mô tô cao cấp khá được ưa chuộng.Dù...

Trạm xử lý nước thải ‘đắp chiếu’ 8 năm chuẩn bị bàn giao, vận hành ở Hà Nội

TPO - Sau 8 năm "đắp chiếu" Trạm xử lý nước thải Khu đô thị Việt Hưng sẽ được HUD bàn giao cho Sở Xây dựng để vận hành vào tháng 4/2025.  29/03/2025 | 09:56 TPO - Sau 8 năm "đắp chiếu" Trạm xử lý nước...

Công trường đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày thông xe toàn tuyến vào tháng 5

TPO - Nhà thầu đang gấp rút thi công đoạn tuyến còn lại của dự án đường Lê Quang Đạo kéo dài để thông xe toàn tuyến vào tháng 5/2025. 29/03/2025 | 09:59 Hà Nội TPO - Nhà thầu đang gấp rút thi công đoạn tuyến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Mỹ chuẩn bị cấm phần mềm ô tô Trung Quốc

Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời nguồn tin cho biết, Bộ Thương mại Mỹ đã họp với các chuyên gia trong ngành vài tháng gần đây để tìm cách giải quyết những lo ngại bảo mật do thế hệ xe thông minh mới đặt ra. Nó có thể bao gồm lệnh cấm sử dụng và thử nghiệm công nghệ Trung Quốc đối với hệ thống lái tự động và hệ thống liên lạc trong xe. Dù chủ yếu...

Nông dân Vĩnh Phúc khởi nghiệp thành công nhờ vốn ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội

Nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả từ vốn ưu đãi Ngân hàng CSXHGia đình bà Kim Thị Tịnh (thôn Vĩnh Ninh, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo) đã từng bước thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH. Bà Tịnh chia sẻ,...

Tưng bừng thảm đỏ khép lại Liên hoan phim quốc tế TP.HCM HIFF 2024

Dự kiến, tối nay, tất cả các đại sứ truyền thông của HIFF 2024 sẽ xuất hiện trên thảm đỏ và sân khấu Nhà hát TP.HCM để nhận lời cảm ơn từ ban tổ chức.Họ bao gồm: diễn viên Hồng Ánh, diễn viên Trương Ngọc Ánh, đạo diễn Lý Hải, nhà sản xuất Minh Hà, diễn viên Kaity Nguyễn, diễn viên Lãnh...

Sẽ không thiếu điện thoại 4G cho người dân chuyển đổi khi tắt sóng 2G

Điện thoại “cục gạch” 4G vẫn tiêu thụ mạnh Từ ngày 16/9 tới, các nhà mạng viễn thông trong nước sẽ không còn hỗ trợ các thiết bị chỉ sử dụng công nghệ 2G Only. Chính vì thế, để đảm bảo duy trì liên lạc, bắt buộc người dùng phải đổi điện thoại từ 2G lên 4G. Bên cạnh các smartphone giá rẻ, những chiếc điện thoại phím bấm (hay còn gọi là “cục gạch”) 4G cũng được người...

Hàng nghìn người về Phủ Tây Hồ cầu lộc trong ngày Rằm tháng Giêng

(CLO) Trong ngày Rằm tháng Giêng (tức 15 Âm lịch), hàng nghìn người dân và du khách thập phương kéo về Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) để cầu bình an, tài lộc và may mắn cho gia đình trong năm mới Ất Tỵ 2025. ...

Cùng chuyên mục

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Vì sao nhiều Gen Z thà ‘ăn bám bố mẹ’ cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 7 đã không còn là chuyện hiển nhiên và lựa chọn duy nhất. ...

Quảng Bình ký kết hợp tác với Sun Group

(NADS) - Ngày 15/4, tại TP. Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) có buổi làm việc và ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược đầu tư phát triển”. Đây được xem là cột mốc quan trọng, mở ra giai đoạn mới cho tiến trình phát triển kinh tế - du lịch bền vững của tỉnh Quảng Bình. ...

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Mới nhất

Giám khảo “áp lực” trước dàn thí sinh bước vào chung kết Dalat Best Dance Crew 2025

Giám khảo Viết Thành và Việt Max bất ngờ trước chất lượng thí sinh...

Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu di sản khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

VHO - Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di...

Xây dựng hồ sơ Cảng Quy Nhơn – Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc là di tích quốc gia

VHO - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 2778/ UBND-NCVX gửi các Sở VHTTDL và Tài chính về chủ trương xây dựng hồ sơ khoa học di tích Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc để xếp hạng di tích quốc gia.  Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh này đồng...

Mới nhất