Trang chủNewsThời sựThông tin đối ngoại góp phần tạo sự đồng thuận trong nước,...

Thông tin đối ngoại góp phần tạo sự đồng thuận trong nước, khẳng định uy tín, vị thế Việt Nam


Kết luận 57-KL/TW được Bộ Chính trị ban hành đã thể hiện sự quan tâm cao của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới công tác thông tin đối ngoại, phù hợp với tình hình thực tiễn và phục vụ mục tiêu phát triển của đất nước.

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, thành viên Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại trả lời phỏng vấn Báo Thế giới &Việt Nam trước thềm Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, triển khai Kết luận 57-KL/TW của Bộ Chính trị sắp diễn ra tại Hà Nội.

Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động sáu tháng  đầu năm 2023, triển khai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm 2023. (Nguồn: TTXVN)
Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động sáu tháng đầu năm 2023, triển khai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm 2023. (Nguồn: TTXVN)

Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế quốc tế, những đóng góp của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Những thành công đó có sự đóng góp quan trọng của mặt trận thông tin đối ngoại. Thứ trưởng đánh giá như thế nào về những kết quả nổi bật trong quá trình triển khai thực hiện công tác quan trọng này nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng?

Trong thời gian qua, nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ XIII, công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đã được triển khai đồng bộ, toàn diện và đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển và hội nhập quốc tế cũng như bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là nâng cao vị thế quốc tế của đất nước.

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia trên thế giới, trong đó mới nhất là tháng Chín đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Tonga. Chúng ta đã có khuôn khổ hợp tác Đối tác chiến lược và Đối tác chiến lược toàn diện với 18 nước, trong đó có tất cả thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).

Việt Nam đảm nhiệm thành công Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ 2020-2021 và nhiệm kỳ Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Khóa 77, được tín nhiệm bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025…

Ngoại giao phục vụ phát triển lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, hoàn thành xuất sắc chiến dịch ngoại giao vaccine để đất nước sớm mở cửa, phục hồi và năm 2022 tăng trưởng ngoạn mục hơn 8% và kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục 735 tỷ USD. Những thành công này được nhân dân trong nước ghi nhận, được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao.

Để có được những thành tựu đối ngoại như trên trước hết có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và trực tiếp tham gia của Lãnh đạo cấp cao, sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, đồng bộ giữa các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, đặc biệt là có đóng góp của tuyên truyền, lan tỏa tích cực, tạo cộng hưởng trong dư luận của công tác thông tin đối ngoại.

Về nội dung, công tác thông tin đối ngoại đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá chủ trương, đường lối, chính sách, quan điểm, lập trường, tình hình mọi mặt, tiềm năng – thế mạnh của Việt Nam tới cộng đồng quốc tế, nhất là giai đoạn hậu đại dịch Covid-19, từng bước mở cửa; mặt khác thông tin sâu rộng, kịp thời những nỗ lực và thành quả đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta tới nhân dân trong nước.

Đồng thời, công tác thông tin đối ngoại tích cực đấu tranh, phản bác hiệu quả với những thông tin sai sự thật, thiếu khách quan về tình hình chính trị – kinh tế – xã hội, đại đoàn kết, công tác bảo vệ quyền con người của Việt Nam, những thông tin, lập luận, yêu sách phi nghĩa, xâm phạm chủ quyền biển đảo, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Về phương thức, công tác thông tin đối ngoại không ngừng đổi mới, tích cực theo dõi dư luận quốc tế, nghiên cứu các xu hướng truyền thông, từng bước chuyển đổi số, phát triển hệ sinh thái mạng xã hội, tổ chức hình thức thông tin trực tuyến, số hóa các thủ tục hành chính liên quan tới thông tin đối ngoại, để kịp thời điều chỉnh nội dung, phương thức tuyên truyền, đưa những thông tin, hình ảnh về Việt Nam đến đông đảo hơn các tầng lớp nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế với một “diện mạo” mới phù hợp hơn, hấp dẫn hơn, hợp thị hiếu hơn, bảo đảm thông tin của Đảng và Nhà nước là “dòng chủ lưu” trên mặt trận dư luận.

Về lực lượng, chất lượng lực lượng làm thông tin đối ngoại không ngừng được nâng cao, chú trọng công tác đào tạo. Các lớp tập huấn, cập nhật thông tin và kỹ năng cho cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại ở Trung ương cũng như địa phương được tổ chức thường xuyên và liên tục được đổi mới.

Nội dung không chỉ về những thông tin, kỹ năng cơ bản, chung chung mà đi vào những vấn đề cụ thể hơn, tiệm cận với xu hướng quốc tế như biện pháp ứng phó với khủng hoảng truyền thông, xây dựng thương hiệu địa phương, quảng bá hình ảnh… Sự phối hợp giữa các ban, bộ, ngành, địa phương trong công tác thông tin đối ngoại đã nhịp nhàng hơn, nhận thức về thông tin đối ngoại ngày một tốt hơn, hiệu quả truyền thông mạnh mẽ hơn…

Bên cạnh đó, việc hợp tác với phóng viên nước ngoài cũng có nhiều bước tiến quan trọng. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã chủ động, tích cực hơn trong tiếp xúc với học giả, phóng viên, qua đó gây dựng được mạng lưới những phóng viên nước ngoài có thiện cảm với Việt Nam, những phóng viên Việt kiều hướng về quê hương, đất nước.

Ở trong nước, Bộ Ngoại giao luôn tạo điều kiện tác nghiệp thuận lợi tối đa, hoặc chủ động tổ chức nhiều đoàn phóng viên/tùy viên báo chí nước ngoài đi thực tế địa phương, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid không có phóng viên từ bên ngoài vào Việt Nam. Đây đều là những nguồn lực rất quý giá, hỗ trợ hiệu quả Việt Nam trong việc đưa thông tin mọi mặt ra tới cộng đồng quốc tế.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 57-KL/TW về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới. Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa cũng như sự tham gia của Bộ Ngoại giao trong xây dựng Kết luận quan trọng này?

Có thể nói, tình hình thế giới và khu vực trong thời gian qua đặc biệt phức tạp và khó khăn, trải qua những biến động lớn, có những vấn đề ngoài dự báo như cạnh tranh nước lớn, đại dịch Covid-19, suy thoái kinh tế toàn cầu…

Môi trường truyền thông trong nước và quốc tế có nhiều biến động với sự nổi lên của truyền thông mới, truyền thông mạng xã hội và gần đây là sự ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực truyền thông. Cạnh tranh nước lớn cũng khiến thông tin, tuyên truyền trở thành một mặt trận. Chiến tranh thông tin xuất hiện tại một số nơi, một số sự kiện cụ thể. Tình hình chính trị – kinh tế – xã hội trong nước cũng có nhiều thay đổi so với những năm trước đây.

Bối cảnh đó đã sớm đặt ra nhu cầu về việc sửa đổi, bổ sung Kết luận số 16-KL/TW ngày 14/02/2012 của Bộ Chính trị khóa XI về Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020 nhằm kế thừa những kết quả đã đạt được, khắc phục những điểm yếu, khó khăn còn tồn tại, không ngừng đổi mới, nhanh chóng tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, qua đó, làm tốt hơn nữa nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó, củng cố được niềm tin của nhân dân trong nước, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong những vấn đề liên quan tới lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với những luận điệu sai trái, thù địch.

Có thể nói, Bộ Ngoại giao đã tham gia tích cực và chủ động trong quá trình xây dựng Kết luận thông qua tổng kết thực tiễn triển khai công tác thông tin đối ngoại hoặc nghiên cứu kinh nghiệm các nước về ngoại giao công chúng, xây dựng hình ảnh… Thông qua các cơ chế như các hội nghị thường kỳ của Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, các cuộc giao ban của nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, các báo cáo định kỳ tình hình triển khai công tác thông tin đối ngoại cũng như các văn bản góp ý trong quá trình xây dựng các dự thảo của Kết luận số 57-KL/TW, Bộ Ngoại giao đã tích cực trao đổi, tham vấn, đề xuất nhiều ý kiến để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thông tin đối ngoại nói chung và cơ chế hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại nói riêng, trên nhiều lĩnh vực như chủ trương, nội dung, phương thức và nguồn lực.

Những đóng góp của Bộ Ngoại giao đã được ghi nhận và được phản ánh trong Kết luận số 57-KL/TW được Bộ Chính trị ban hành.

Kết luận số 57-KL/TW ngày 15/06/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới không phải là một văn bản thay thế cho Kết luận số 16-KL/TW ngày 14/02/2012 của Bộ Chính trị mà là một sự hoàn thiện, bổ sung những quan điểm, mục tiêu mới, nêu ra những nhiệm vụ và giải pháp mới nhằm thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác thông tin đối ngoại trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế có nhiều biến động.

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng gặp gỡ các Đại sứ, trưởng cơ quan đại diện, tùy viên văn hóa - báo chí các nước tại Việt Nam nhân dịp  Năm mới 2023. (Nguồn: TTXVN)
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng gặp gỡ các Đại sứ, trưởng cơ quan đại diện, tùy viên văn hóa – báo chí các nước tại Việt Nam nhân dịp Năm mới 2023. (Nguồn: TTXVN)

Xin Thứ trưởng cho biết những ưu tiên, trọng tâm trong triển khai thực hiện Kết luận số 57 của Bộ Chính trị trong thời gian tới?

Quán triệt quan điểm của Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị, coi công tác thông tin đối ngoại là bộ phận quan trọng của công tác đối ngoại, gắn kết chặt chẽ giữa thông tin đối ngoại và thông tin đối nội, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”, không ngừng đổi mới theo phương châm “chủ động, đồng bộ, kịp thời, sáng tạo, hiệu quả”, trong thời gian tới, công tác thông tin đối ngoại của Bộ Ngoại giao sẽ được triển khai theo một số trọng tâm như sau:

Thứ nhất, cần quán triệt sâu sắc, chủ động triển khai Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị tới từng đơn vị của Bộ Ngoại giao, từng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nâng cao nhận thức của cán bộ ngoại giao về tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại, coi thông tin đối ngoại là một phần của công tác ngoại giao, luôn chủ động, tích cực triển khai và phối hợp triển khai công tác thông tin đối ngoại.

Thứ hai, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, đổi mới cả về nội dung, phương thức, hình thức triển khai công tác thông tin đối ngoại, chú trọng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thông tin đối ngoại; có những câu chuyện truyền thông ấn tượng và thuyết phục với mục tiêu đưa thông tin, hình ảnh tích cực về Việt Nam tới được ngày càng nhiều đối tượng ở càng nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.

Thứ ba, phát huy vai trò là lực lượng tuyến đầu của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong công tác thông tin đối ngoại, trong đó chú trọng triển khai hiệu quả Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài đến năm 2030”. Tích cực tuyên truyền trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để tạo sự đồng thuận của dư luận người Việt cả trong và ngoài nước.

Thứ tư, tăng cường công tác hợp tác với phóng viên, chuyên gia, học giả quốc tế cũng như kiều bào; xây dựng lực lượng báo chí ở nước ngoài thân thiện với Việt Nam, có thể hỗ trợ hiệu quả trong công tác thông tin đối ngoại cũng như đấu tranh dư luận khi cần thiết.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực thông tin đối ngoại với các nước, chia sẻ kinh nghiệm triển khai các hoạt động ngoại giao công chúng, ngoại giao kỹ thuật số, tận dụng truyền thông mạng xã hội, các hình thức truyền thông thế hệ mới, để kịp thời nắm bắt những xu thế mới của truyền thông nói chung và thông tin đối ngoại nói riêng, góp phần xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại.

Kết luận 57-KL/TW được Bộ Chính trị ban hành thể hiện sự quan tâm cao của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới công tác thông tin đối ngoại, phù hợp với tình hình thực tiễn và phục vụ mục tiêu phát triển của đất nước.

Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, trong đó Báo Thế giới & Việt Nam cũng là một trong số các đơn vị chủ lực chắc chắn sẽ nghiêm túc nghiên cứu, quán triệt để hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, góp phần tạo sự đồng thuận của nhân dân trong nước và khẳng định uy tín, vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng chia sẻ về chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng trả lời phỏng vấn về chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ đến Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng trả lời phỏng vấn về chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ đến Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ.Xin Thứ trưởng cho biết kết quả nổi bật của chuyến thăm chính thức Ba Lan, Séc và hoạt động song phương tại Thụy Sĩ của...

Việt Nam hoan nghênh Mỹ đưa Cuba ra khỏi danh sách tài trợ khủng bố

Việt Nam hoan nghênh việc Chính phủ Mỹ quyết định đưa Cuba ra khỏi 'danh sách các quốc gia được cho là tài trợ khủng bố' của Bộ Ngoại giao Mỹ cùng một số bước đi theo hướng giảm cấm vận đối với...

Định vị Việt Nam trong dòng chảy thời đại

Việt Nam cử thêm 8 sĩ quan tham gia gìn giữ hòa bình ...

Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định phong hàm Đại sứ cho 5 cán bộ

Sáng 2/1, Chủ tịch nước Lương Cường đã trao quyết định phong hàm Đại sứ cho các cán bộ, công chức của Bộ Ngoại giao năm 2024. Chủ tịch nước Lương Cường trao các quyết định phong hàm Đại sứ cho: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình; Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Hải; Phó Vụ trưởng, Phó Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng;...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Campuchia “truy tố bất kỳ cá nhân nào” phủ nhận hoặc bao biện cho các tội ác do Khmer Đỏ gây ra

Ngày 25/1, người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona tuyên bố, chính phủ nước này đã thông qua dự luật, theo đó, phạt tù 5 năm đối với bất kỳ ai phủ nhận các tội ác, bao gồm cả tội diệt chủng, do Khmer Đỏ gây ra.

Tôi không thấy có chiến tranh thương mại với Mỹ

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum bày tỏ sẵn sàng tăng cường hợp tác với Mỹ và làm việc với người đồng cấp Donald Trump về một số vấn đề ưu tiên.

Tổng thống Trump trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ bước vào thời hoàng kim?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Lộ ảnh thiết kế mặt sau của iPhone 17 Air

Hình ảnh vừa bị rò rỉ cho thấy thiết kế của iPhone 17 Air khác biệt hoàn toàn so với các phiên bản iPhone trước đây với một camera ở mặt lưng.

Ngành đường của một quốc gia Đông Nam Á lao đao do lệnh cấm đột ngột từ Trung Quốc

Trung Quốc, thị trường nhập khẩu đường chủ lực của Thái Lan, đột ngột áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đường lỏng và bột trộn sẵn từ quốc gia Đông Nam Á này, gây thiệt hại ước tính lên tới 1 tỷ Baht (tương đương 29,5 triệu USD).

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Vận động không tổ chức tiệc cưới phô trương, linh đình

(NLĐO)- Tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức lễ cưới vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, tránh phô trương hình thức, lãng phí ...

Thông xe nút giao IC 13 nối TP Yên Bái với cao tốc Nội Bài

Dự án nút giao IC13 (đoạn Km 122+800) cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tổng mức đầu tư hơn 362 tỷ đồng, chính thức đi vào hoạt động vào 17h chiều nay (25/1). ...

Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc rét đậm từ 27 Tết, Nam Bộ đêm Giao thừa chỉ 20 độ

Từ ngày 26/1 (tức 27 tháng Chạp), miền Bắc bắt đầu chuyển rét đậm, rét hại, khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đợt không khí lạnh này nền nhiệt thấp nhất dưới 3 độ; Nam Bộ khả năng đêm Giao thừa chỉ 20 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (25/1, tức 26 tháng Chạp), bộ phận không khí lạnh mạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng đêm...

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước

Kinhtedothi - Quá trình tìm đường cứu nước cũng như lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường, tự lực cánh sinh và coi đó là phương châm hành động của cách mạng Việt Nam. Đề cao tinh thần tự lực, tự cường Là người tìm đường và dẫn đường cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường. Với Hồ...

Đoàn đại biểu TP HCM dâng cúng bánh tét Quốc tổ Hùng Vương và Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh

(NLĐO) - Lễ dâng cúng diễn ra với nghi thức truyền thống của người dân Nam Bộ, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ...

Mới nhất

Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc rét đậm từ 27 Tết, Nam Bộ đêm Giao thừa chỉ 20 độ

Từ ngày 26/1 (tức 27 tháng Chạp), miền Bắc bắt đầu chuyển rét đậm, rét hại, khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đợt không khí lạnh này nền nhiệt thấp nhất dưới 3 độ; Nam Bộ khả năng đêm Giao thừa chỉ 20 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (25/1,...

Hoa lay ơn Phú Yên nở chậm, phải nhập hoa Đà Lạt về bán

Nhiều nhà vườn ở Phú Yên lo lắng khi có đến hơn 80% hoa lay ơn ra hoa chậm không kịp bán vào dịp Tết. Để có hoa bán cho người dân, thương lái phải nhập hoa từ Đà Lạt. ...

Campuchia “truy tố bất kỳ cá nhân nào” phủ nhận hoặc bao biện cho các tội ác do Khmer Đỏ gây ra

Ngày 25/1, người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona tuyên bố, chính phủ nước này đã thông qua dự luật, theo đó, phạt tù 5 năm đối với bất kỳ ai phủ nhận các tội ác, bao gồm cả tội diệt chủng, do Khmer Đỏ gây ra.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước

Kinhtedothi - Quá trình tìm đường cứu nước cũng như lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường, tự lực cánh sinh và coi đó là phương châm hành động của cách mạng Việt Nam. Đề cao tinh thần tự lực, tự cường Là người tìm đường và dẫn...

Mới nhất