Trang chủNewsThời sựThông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể...

Thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND TP Hà Nội

Kinhtedothi – Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP xem xét, thông qua các Nghị quyết quy định liên quan đến hợp đồng lao động thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành dùng chung; thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND TP…

Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức

HĐND TP đã thông qua Nghị quyết Quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn dùng chung trong cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP, UBND cấp huyện.

Đoàn Chủ tọa điểu hành Kỳ họp
Đoàn Chủ tọa điểu hành Kỳ họp

Theo tờ trình của UBND TP, cơ sở chính trị, pháp lý để ban hành nghị quyết này theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 18/10/2012, phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” có một nội dung mang tính đột phá. Từng bước đổi mới chế độ công vụ, công chức theo hướng năng động, linh hoạt. Trước mắt, nghiên cứu quy định cho phép các cơ quan hành chính được ký hợp đồng lao động có thời hạn tối đa là 1 năm đối với một số vị trí để đáp ứng ngay yêu cầu của hoạt động công vụ. Về lâu dài, cần nghiên cứu sửa Luật cán bộ, công chức theo hướng có chế độ công chức hợp đồng.

Ngày 18/7/2022, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 40-KL/TW về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022- 2026, trong đó nêu rõ chủ trương tiếp tục tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước; biên chế được giao giai đoạn 2022 – 2026 không bao gồm lao động hợp đồng. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tự quyết định việc sử dụng hợp đồng lao động và trả lương, phụ cấp cho lao động hợp đồng theo quy định từ ngân sách chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh trình bày tờ trình tại kỳ họp.
Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh trình bày tờ trình tại kỳ họp.

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 15 Luật Thủ đô năm 2024, quy định: “Người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP, Chủ tịch UBND cấp huyện được ký hợp đồng có thời hạn với người đáp ứng các điều kiện chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn dùng chung trong cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP, thuộc UBND cấp huyện”. Tại khoản 4 Điều 15 quy định: “HĐND TP quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này”.

Để bảo đảm thống nhất, giải quyết đồng bộ các chính sách và thể chế hóa đầy đủ quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thực hiện chủ trương tinh giản biên chế nhưng vẫn đảm bảo có đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng, việc ban hành Nghị quyết về hợp đồng có thời hạn để đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn dùng chung trong cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP, thuộc UBND cấp huyện là rất cần.

Cũng theo đánh giá từ thực tiễn của UBND TP, trong những năm gần đây, kinh tế – xã hội của Thủ đô đã có những bước phát triển vượt bậc, mang tầm vóc của một đô thị lớn trong khu vực và trên thế giới. Cùng với đó, yêu cầu về khối lượng, chất lượng công việc đối với các cơ quan, tổ chức hành chính ngày càng cao hơn.

Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu báo cáo tại niên giám thống kê và các quyết định giao biên chế công chức của Bộ Chính trị năm 2024 cho thấy: tỷ lệ công chức/người dân của cả nước là 1 công chức/750 người dân, của các cơ quan hành chính thuộc UBND TP Hà Nội là 1 công chức/1.139 người dân. Như vậy, tỷ lệ công chức/người dân của Hà Nội thấp hơn cả nước khoảng 1,5 lần. Để đảm bảo bằng mức trung bình của cả nước theo tinh thần Luật Thủ đô, các cơ quan hành chính của Hà Nội cần được giao bổ sung khoảng 3.000 biên chế công chức.

Các đại biểu HĐND TP tham dự Kỳ họp
Các đại biểu HĐND TP tham dự Kỳ họp

Trong khi đó, quy định hiện hành của pháp luật không cho phép các cơ quan hành chính được ký hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ dẫn đến nhiều cơ quan, đơn vị còn chỉ tiêu biên chế nhưng không có người làm việc do chưa tuyển đủ hoặc tuyển nhưng không được.

Từ thực tiễn nêu trên, việc ban hành Nghị quyết về hợp đồng có thời hạn để đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn dùng chung trong cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP, thuộc UBND cấp huyện nhằm tháo gỡ những khó khăn, bất cập nêu trên là rất cần thiết.

Đối tượng áp dụng gồm: người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP; Chủ tịch UBND cấp huyện. Người ký hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ với cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP, UBND cấp huyện; các cơ quan, cá nhân có liên quan thuộc TP.

Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn

Tiếp đó, HĐND TP cũng đã xem xét thông qua Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP; thuộc UBND quận, huyện, thị xã, TP thuộc TP Hà Nội.

Quang cảnh Kỳ họp
Quang cảnh Kỳ họp

Nghị quyết có 4 chương và 24 điều với nguyên tắc chung, bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện; tính thống nhất về quản lý ngành, lĩnh vực công tác. Không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác.

Bảo đảm mục tiêu cải cách hành chính Nhà nước, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hợp lý, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả; chỉ thành lập trong trường hợp thật sự cần thiết do yêu cầu thực tiễn. Bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Nghị quyết này.

Trường hợp thành lập thêm cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thì bảo đảm số cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP không vượt quá 15% khung số lượng do Chính phủ quy định; tổng số cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện không vượt quá 10% khung số lượng do Chính phủ quy định.

Nghị quyết được  thực hiện theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 4 Điều 9 Luật Thủ đô, nhằm đáp ứng yêu cầu phân cấp, phân quyền, chủ động trong quản lý tổ chức bộ máy, mục tiêu cải cách hành chính Nhà nước, sắp xếp tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nhanh nhay, kịp thời. Nghị quyết cũng nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập về tổ chức, bộ máy, giải quyết được vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô. Đối tượng áp dụng là các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND TP, thuộc UBND cấp huyện và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Các đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua các nghị quyết tại Kỳ họp
Các đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua các nghị quyết tại Kỳ họp


Quy định trình tự, thủ tục thành lập, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

Cũng tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP cũng đã thông qua Nghị quyết quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP Hà Nội. Đây cũng là nghị quyết thực hiện khoản 3 Điều 10 Luật Thủ đô.

Theo UBND TP Hà Nội, cơ sở thực tiễn trình HĐND TP nội dung này bởi hiện nay, UBND TP có 22 đơn vị đơn vị sự nghiệp thuộc UBND TP quản lý (đơn vị sự nghiệp công lập cấp 1); 307 đơn vị sự nghiệp thuộc các sở và các chi cục thuộc sở; 2282 đơn vị sự nghiệp thuộc UBND quận, huyện, thị xã (đơn vị sự nghiệp công lập cấp 2, cấp 3). Việc thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp 2, cấp 3 theo quy định hiện nay thuộc thẩm quyền quyết định của UBND TP, đã được quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 7/10/2020 của Chính phủ, Quyết định số 25/2021/QĐ- UBND ngày 19/11/2021 của UBND TP và đang được áp dụng triển khai thực hiện.

Việc thành lập, tổ chức lại và giải thể các đơn vị sự nghiệp cấp 1 hiện nay thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định (theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP). Khoản 3 Điều 10 của Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua ngày 28/6/2024 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) quy định nhiệm vụ, quyền hạn của UBND TP. Cụ thể, căn cứ vào nguyên tắc, điều kiện, tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, quyết định thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của UBND TP theo trình tự, thủ tục do HĐND TP quy định”. Do vậy việc thành lập đơn vị sự nghiệp cấp 1 nêu trên sẽ thuộc thẩm quyền của UBND TP quyết định theo trình tự, thủ tục HĐND TP quy định.

Bên cạnh đó, theo Nghị định 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ, việc tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập là sắp xếp, kiện toàn lại đơn vị sự nghiệp công lập dưới các hình thức: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; hoặc điều chỉnh tên gọi, vị trí, chức năng, nhiệm vụ để hình thành đơn vị sự nghiệp công lập mới. Do vậy, để triển khai việc thành lập, giải thể đơn vị sự nghiệp thuộc UBND TP theo quy định tại Luật Thủ đô, các văn bản hướng dẫn hiện hành và đảm bảo xuyên suốt, tổng thể, thống nhất theo đặc thù của Thủ đô. Góp phần giảm thiểu thời gian và thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng quản lý tổ chức, bộ máy, cần thiết phải xây dựng Nghị quyết ban hành quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP Hà Nội.

Nghị quyết gồm 3 Chương, 13 Điều. Việc xây dựng Nghị quyết đảm bảo quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nội dung phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Các quy định đảm bảo theo thẩm quyền quy định của Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn hiện hành; đảm bảo tính tổng thể, thống nhất.

Đối tượng áp dụng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Nội dung cơ bản của Nghị quyết là quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP, bao gồm: Trình tự, thủ tục thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP; trình tự, thủ tục tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP (về trình tự, thủ tục cụ thể hóa bằng các Điều được sắp xếp theo thứ tự các bước thực hiện, quy định cụ thể các bước từ xây dựng dự thảo Đề án, Tờ trình thành lập, nội dung hồ sơ, nội dung thẩm định, Quyết định thành lập, thời hạn giải quyết xử lý hồ sơ).​



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/thong-qua-quy-dinh-ve-thanh-lap-to-chuc-lai-giai-the-co-quan-to-chuc-hanh-chinh-don-vi-su-nghiep-thuoc-ubnd-tp-ha-noi.html

Cùng chủ đề

Triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ để thi hành Luật Thủ đô

Kinhtedothi - Sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - Kỳ họp thứ 19 HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp. Trên cơ sở các báo cáo, tờ trình của UBND TP, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND TP, các đại biểu đã tập trung nghiên cứu, thảo luận và...

Hà Nội thông qua Quy định về biện pháp ngừng cung cấp điện, nước với công trình vi phạm

Kinhtedothi - Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn TP Hà Nội. Quy định gồm 10 điều. Đối tượng áp dụng là chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với cơ quan cung cấp dịch vụ điện, nước liên quan đến việc thi công, quản lý, sử dụng công trình, cơ...

Hà Nội quy định về sử dụng tài sản công để kinh doanh, cho thuê

Kinhtedothi-Sáng 19/11, kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết (thực hiện điểm a, b khoản 4 điều 41 Luật Thủ đô). Theo nghị quyết, đối tượng áp dụng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của...

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sản xuất sau bão số 3

Kinhtedothi - Sáng 19/11, tại Kỳ họp chuyên đề, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024. Theo tờ trình của UBND TP, đầu tháng 9/2024, cơn bão số 3 (bão Yagi) và mưa lũ sau bão đã ảnh hưởng rất lớn đến các tỉnh phía Bắc trong đó có...

cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính

Kinhtedothi - Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP. Nội dung này được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 15, điểm a khoản 3 Điều 52...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Công tác đối ngoại là điểm sáng nổi bật của năm 2023

Công tác đối ngoại là điểm sáng nổi bật của năm 2023, đạt nhiều thành tựu quan trọng, có tính lịch sử, tạo thuận lợi mới, cơ hội mới, thời cơ mới để phát triển KTXH và tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việt Nam – Mexico quyết tâm nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Trong 49 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam luôn là đối tác chính trị hàng đầu của Mexico tại khu vực Đông Nam Á. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mexico trên thế giới, vượt qua những bạn hàng truyền thống như Tây Ban Nha, Ấn Độ, Italy, Pháp và Anh.  Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, phát biểu tại Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh...

Việt Nam-Cuba – Hơn 6 thập kỷ nặng nghĩa tình

Tiếp sau chuyến công tác tại Liên hợp quốc và làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez và Phu nhân. Chuyến thăm là minh chứng khẳng định mối quan hệ đoàn kết truyền thống, hữu nghị đặc...

4 người tìm lại được ánh sáng nhờ 2 người chết não tặng giác mạc

Đây là sự kiện không chỉ mang tính y khoa, mà còn là biểu tượng của sự sống, lòng nhân ái, khi ánh sáng được trao tặng từ người đã khuất đến những người đang cần hồi sinh về thị giác. Ngày 11-10, Trung tâm Mắt - Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho 4 bệnh nhân vừa được ghép giác mạc thành công từ người hiến...

Chủ tịch Quốc hội: Chất vấn ‘hỏi nhanh, đáp gọn’ với Thủ tướng và 3 Bộ trưởng

Chủ tịch Quốc nhấn mạnh, phiên chất vấn 3 Bộ trưởng, Trưởng ngành và Thủ tướng Chính phủ tiếp tục tiến hành theo cách thức “hỏi nhanh, đáp gọn”. Sáng 11/11, phát biểu mở đầu phiên chất vấn kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, hoạt động chất vấn tiếp tục thực hiện theo đúng quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; đưa hoạt...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

MISA bắt tay cùng đối tác Mỹ, thúc đẩy giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường “khó tính”

Ngày 28/4/2025, Công ty Cổ phần MISA chính thức ký thỏa thuận hợp tác với Công ty LUQRA (Mỹ) nhằm đẩy mạnh việc triển khai giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường...

LỢI NHUẬN TĂNG 5,6% TRONG NĂM 2024, SABECO ĐẶT MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG 8% TRONG NĂM 2025

TP.HCM – 24/04/2025, tại Đại hội Cổ đông Thường niên 2025, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã công bố kết quả tăng trưởng tích cực trong năm 2024 vừa qua trên nhiều phương diện. Kết quả này có được nhờ bước đi chiến lược và nỗ lực bền...

VIMC đặt niềm tin vào thế hệ trẻ chuyển đổi trong kỷ nguyên mới – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập VIMC, ngày 18/4, Đoàn Thanh niên VIMC tổ chức Chương trình Đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị với đoàn viên thanh niên, với chủ đề: “Tác động của chuyển đổi – chuyển đổi xanh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...

Phát huy vai trò xung kích trong giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa

VHO - Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa, chung tay cùng các cấp, ngành, địa phương gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, các “địa chỉ đỏ” trên địa...

Khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

VHO - Ngày 28.4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ khởi công công trình phụ trợ và khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 Thanh niên xung phong tại Bến phà II Long Đại ( Quảng Ninh - Quảng Bình). Đây là hoạt động có ý nghĩa...

Mới nhất