Trang chủDestinationsThái BìnhThông qua 2 Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề...

Thông qua 2 Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024


Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 22/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024.

Quốc hội biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).

Giám sát quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Sau khi nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội về 2 dự thảo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”; và “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Cụ thể, kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 452 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 91,50% tổng số đại biểu Quốc hội) thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” do Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng đoàn.

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).

Chuyên đề giám sát này nhằm đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Đồng thời, đề xuất, kiến nghị nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, nhất là sau khi Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6.

Phạm vi giám sát là việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2015 đến hết ngày 31/12/2023 trên phạm vi cả nước.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp chiều 22/6. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).

Nội dung giám sát tập trung vào việc ban hành chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2015-2023; tình hình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội; thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội…

Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm Trưởng đoàn.

Nghị quyết về thành lập Đoàn giám sát này được 469 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 94,94% tổng số đại biểu Quốc hội.

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).

Chuyên đề giám sát này nhằm đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội trong các trường hợp tương tự; các cơ chế, chính sách, giải pháp đặc thù triển khai các dự án quan trọng quốc gia, đồng thời đề xuất, kiến nghị các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.

Phạm vi giám sát là việc thực hiện Nghị quyết 43/2023/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội từ khi ban hành Nghị quyết đến hết ngày 31/12/2023 trên phạm vi cả nước.

Việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng quốc gia (Dự án sân bay Long Thành; dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2017-2020 và 2021-2025; dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội; dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng giai đoạn 1) từ khi ban hành Nghị quyết đến ngày 31/12/2023 theo từng dự án cụ thể…

Không yêu cầu các Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức giám sát

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội về 2 dự thảo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).

Trước đó, báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội về 2 dự thảo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, một số ý kiến đề nghị tại các tỉnh, thành phố mà Đoàn giám sát của Quốc hội dự kiến tiến hành giám sát trực tiếp thì Đoàn đại biểu Quốc hội không tổ chức giám sát mà cử đại diện tham gia Đoàn giám sát.

Đối với các tỉnh, thành phố khác thì Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức giám sát và gửi báo cáo kết quả về Đoàn giám sát của Quốc hội.

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, từ kinh nghiệm triển khai các chuyên đề giám sát từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến nay, để tạo điều kiện cho các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc của các địa phương chủ động trong xây dựng kế hoạch giám sát của mình.

Đồng thời, để tránh chồng chéo, giảm tải cho các địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất, tùy theo tính chất từng chuyên đề, các địa phương sẽ không tổ chức giám sát song song với Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Do đó, dự thảo Nghị quyết thành lập 2 Đoàn giám sát chuyên đề này không yêu cầu các Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức giám sát.

Điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 5

Kết quả biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).

Trước đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV.

Sau khi nghe Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo về việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình kỳ họp. Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 446 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 90,28%.

Theo chương trình được thông qua, chiều 22/6, Quốc hội biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết về việc thành lập 2 Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; đồng thời thảo luận ở hội trường về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Tiếp đó, ngày 23/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi); biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi); đồng thời thảo luận ở hội trường về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Quốc hội làm việc ngày cuối cùng vào ngày 24/6, tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”; đồng thời Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở…

Cũng trong ngày 24/6, Quốc hội sẽ họp riêng để bàn về công tác nhân sự. Trong buổi chiều cùng ngày, Quốc hội họp phiên bế mạc.

Trước khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Nghị quyết Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, trong đó quy định về: Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 và chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Theo: nhandan.vn





Source link

Cùng chủ đề

xây nhà trăm tỉ cho sinh viên, 10 năm không ai ở

Xuống cấp vì 10 năm gần như bỏ hoang Nằm trong Khu đô thị mới Hoàng Phát phường 1, TP Bạc Liêu, Dự án Khu nhà ở cho sinh viên do Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu làm chủ đầu tư, với kinh phí hơn 260 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Tháng 7/2015, giai đoạn 1 của dự án hoàn thành với 2 tòa nhà khang trang, hiện đại, được bàn giao cho Trung tâm Phát...

cần ưu tiên quỹ đất xây nhà ở xã hội cho người lao động

Kinhtedothi - Sáng 21/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Trong phiên thảo luận, nhiều đại biểu nhất trí với nội dung Dự thảo Nghị quyết nhằm tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương...

Chính phủ sẽ mở rộng, tạo quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội

Kinhtedothi - Thời gian tới, Chính phủ rà soát toàn bộ quỹ nhà tái định cư để chuyển sang nhà ở xã hội; đồng thời, đẩy mạnh cải cách, rút gọn, tinh giản quy trình thủ tục hành chính, mở rộng các đối tượng thụ hưởng, tăng khả năng tiếp cận nhà ở xã hội. Nghiên cứu chính sách để đánh giá cung - cầu với nhà xã hội Chiều 28/10, phát biểu tại phiên thảo luận về báo cáo của...

đấu giá đất có dấu hiệu đầu cơ, thổi giá

Kinhtedothi - Về công tác đấu giá quyền sử dụng đất, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy cho biết, tại một số địa phương, tình trạng chênh lệch rất lớn giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá, có dấu hiệu đầu cơ, thổi giá… Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 28/10, Quốc hội thảo luận về báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên...

sẽ phát triển đa dạng các loại hình nhà ở xã hội để mua, thuê

Kinhtedothi - Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ chỉ đạo phát triển đa dạng các loại hình nhà ở xã hội để có thể mua, thuê, thuê mua nhà lưu trú; thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội tại các địa phương… Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 28/10, Quốc hội thảo luận về báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kẹo lạc, kẹo dồi Trường Thuận: Sản phẩm OCOP 4 sao

Năm 2020, sản phẩm kẹo lạc, kẹo dồi của Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Trường Thuận, thôn Dương Ngọc, xã Tân Tiến (Hưng Hà) được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Đây chính là cơ hội để Công ty xây dựng thương hiệu bền vững, mở rộng thị trường, củng cố niềm tin của người tiêu dùng. Anh Phan Văn Trường (người bên phải), Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại...

Những nữ giám đốc biến nông sản Nghệ An thành sản phẩm OCOP giá trị

Từ những nông sản như ngô, khoai, đậu, lạc... 2 nữ giám đốc trẻ ở Nghệ An đã xây dựng thành công các sản phẩm sữa hạt, bột ngũ cốc dinh dưỡng đạt chuẩn OCOP được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Chế biến mỳ từ mầm lúa mỳ. Ảnh: Sách Nguyễn Bà mẹ trẻ và thương hiệu Mami farm Là một bà mẹ trẻ, trong quá trình chăm sóc con nhỏ, chị Trần Thị Thúy Hằng nhận thấy nhu...

Huyện Đông Hưng có thêm 4 sản phẩm đủ điều kiện đạt OCOP năm 2024

Sáng ngày 27/12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Đông Hưng tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Sản phẩm bánh cáy Thiên Đức được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP hạng 4 sao. Có 3 chủ thể đăng ký bình xét sản phẩm OCOP huyện Đông Hưng năm 2024 gồm hộ kinh doanh Trần Văn Đức, xã Nguyên Xá với sản phẩm bánh cáy Thiên Đức; cơ...

Thái Bình có 216 sản phẩm OCOP

Đến nay, tỉnh Thái Bình có 216 sản phẩm OCOP, tăng 88 sản phẩm so với năm 2023. Gạo chợ Gốc của HTX Thương mại dịch vụ và Kinh doanh lúa gạo Bình Thanh (Kiến Xương) đạt OCOP 3 sao. Các sản phẩm OCOP được tuyên truyền, quảng bá, tạo gian hàng trên sản thương mại Postmart.vn; tham gia sàn thương mại điện tử uy tín trong nước và nước ngoài (Alibaba, Sendo, Shopee, Saigon Co.op); trưng bày, giới thiệu, giao...

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị từ ngày 14 - 16/12/2024. Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/223/214042/ngay-hoi-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-nam-2024

Bài đọc nhiều

Trao quà cho nạn nhân chất độc da cam

Trao quà cho nạn nhân chất độc da cam ...

Tập huấn kỹ năng sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho sinh viên, công nhân

Tập huấn kỹ năng sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho sinh viên, công nhân ...

Thống nhất tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ

Theo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) vừa được thông qua, Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy...

Bồi dưỡng kỹ năng sản xuất tác phẩm báo chí đa phương tiện trên báo điện tử

Bồi dưỡng kỹ năng sản xuất tác phẩm báo chí đa phương tiện trên báo điện tử ...

Trụ cột bền vững của người lao động

Trụ cột bền vững của người lao động ...

Cùng chuyên mục

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối là một lễ hội truyền thống lâu đời của người dân Thái Bình, được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 4 âm lịch tại đền thờ bà chúa Muối, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Lễ hội là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ công lao to lớn của bà chúa Muối, người đã có công dạy cho dân làng nghề làm muối. Lễ hội đền...

Hồn chèo làng Khuốc – cái nôi của hát chèo Thái Bình

Làng Khuốc thuộc xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là cái nôi của hát chèo. Chiếng chèo Khuốc ra đời từ rất sớm và được khẳng định là một trong những nôi chèo của Thái Bình, chèo Khuốc từ sân khấu dân gian chuyển vào phục vụ trong cung đình của các vương triều phong kiến. Tại đây còn lưu giũ được khá nhiều tích chèo cổ do tổ tiên mình sáng tác hoặc cải biên,...

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Mới nhất

Thưởng Tết cho giáo viên: Làm sao để nhà giáo ‘vui như Tết’?

Trải qua hơn 38 năm công tác, tôi chưa bao giờ biết tiền thưởng Tết là gì. Cũng có năm chúng tôi được phát tiền vào dịp Tết nhưng thực tế đó là tiền tiết kiệm chi trong ngân sách chi thường xuyên của các trường còn kết dư chia cho giáo viên. Tết Ất Tỵ 2025 lại đến. Những...

Hàng tươi sống đắt khách

Vào ngày 28 Tết, không khí mua sắm trên thị trường tiếp tục sôi động. Các mặt hàng tươi sống được người dân chọn mua nhiều. Hàng hóa đa dạng, phong phú Theo Báo cáo nhanh tình hình thị trường một số mặt hàng phục vụ Tết Ất Tỵ ngày 27/01/2025 tức ngày...

Chuyên gia chia sẻ mẹo hay giúp người bệnh thận ăn tết mà không lo lắng

Đối với người mắc bệnh thận mạn tính, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là rất cần để kiểm soát các...

Ukraine thay chỉ huy mặt trận phía đông lần thứ ba trong một năm

(CLO) Ngày 27/1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã quyết định thay thế chỉ huy của lực lượng quân sự trọng yếu bảo vệ thành phố Pokrovsk ở miền đông lần...

Hoa tươi bình ổn giá, tiểu thương đắt hàng như tôm tươi

(CLO) Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mặt hàng hoa tươi bình ổn về giá (giá từ vài chục đến hàng trăm nghìn/ sản phẩm), người dân “đổ xô” đến...

Mới nhất