Trang chủChính trịNgoại giaoThông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ...

Thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng


Trước chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ thăm Ba Lan, Séc, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và làm việc tại Thụy Sĩ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến chuyến công tác.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Séc, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và làm việc tại Thụy Sĩ từ ngày 16-22/1. Xin Thứ trưởng chia sẻ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyến công tác?

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng: Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Ba Lan Donald Tusk, Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Séc, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sĩ) và làm việc song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 16-23/01/2025.

Chuyến công tác có ý nghĩa quan trọng, tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả của Việt Nam.

Chuyến công tác sẽ góp phần làm sâu sắc quan hệ của nước ta với các đối tác quan trọng, nâng cao hơn nữa vị thế, vai trò và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam, chuyển tải thông điệp về quyết tâm, khát vọng phát triển của dân tộc, thu hút tối đa các nguồn lực quốc tế phục vụ các mục tiêu phát triển đất nước.

Từ góc độ song phương, chuyến thăm chính thức đến Ba Lan, Séc và làm việc tại Thụy Sĩ là cơ hội quan trọng để chúng ta thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn với các nước cũng như khu vực Trung Đông Âu và EU, phát huy vai trò cầu nối giữa Ba Lan, Séc với ASEAN, tăng cường phối hợp giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững ở mỗi khu vực và trên thế giới.

Với Séc và Ba Lan, chuyến thăm hết sức đặc biệt bởi diễn ra vào đúng dịp kỷ niệm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Ba Lan và với Cộng hòa Séc (02/1950-02/2025).

Đây là hai đối tác bạn bè truyền thống, những nước đã luôn kề vai, sát cánh, giành cho nhân dân ta sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu, chí nghĩa, chí tình trong những năm tháng đấu tranh gian khổ giành độc lập, thống nhất đất nước cũng như trong công cuộc phát triển đất nước những thập kỷ qua.

Nhiều công trình trên khắp mọi miền đất nước vẫn ghi dấu sự ủng hộ, giúp đỡ của đất nước và nhân dân Ba Lan và Séc đối với Việt Nam, như bệnh viện Việt Nam – Ba Lan ở Nghệ An, Trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan tại Hà Nội, hay bệnh viện hữu nghị Việt – Tiệp, Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội…

Với nền tảng quan hệ quý báu đó, trong chuyến thăm lần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Lãnh đạo các nước sẽ cùng đánh giá lại những thành tựu hợp tác tốt đẹp trong chặng đường 75 năm qua, đề ra những định hướng lớn, tạo xung lực đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và hai nước lên những tầm cao mới.

Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo cấp cao các nước sẽ trao đổi và thống nhất các biện pháp quan trọng nhằm không ngừng củng cố tin cậy chính trị, nâng cao tính chiến lược trong các nội hàm hợp tác, làm mới những lĩnh vực hợp tác truyền thống như kinh tế-thương mại-đầu tư, lao động, giáo dục-đào tạo, văn hóa, du lịch…, tạo động lực, tạo đột phá trong các lĩnh vực tiềm năng và quan trọng như quốc phòng, an ninh, đổi mới sáng tạo, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, năng lượng tái tạo, kết nối giao thông vận tải…

Các hoạt động song phương của Thủ tướng Chính phủ tại Thụy Sĩ, đối tác có vị trí quan trọng hàng đầu của trong Khối mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) sẽ góp phần củng cố tin cậy chính trị và làm sâu sắc quan hệ  Việt Nam – Thụy Sĩ, thúc đẩy đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, phù hợp với thế mạnh và đáp ứng thiết thực lợi ích của hai nước, nhất là trong những lĩnh vực hợp tác tài chính, phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, công nghệ, đổi mới sáng tạo,…

Ở góc độ đa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55 với chủ đề “Hợp tác trong kỷ nguyên thông minh” được Ban lãnh đạo WEF và cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu rất trông đợi. Đây là cơ hội quan trọng để  cộng đồng quốc tế và các doanh nghiệp lớn được trực tiếp trao đổi với Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp về những định hướng, ưu tiên phát triển, những cơ hội mà Việt Nam có thể mang lại cho các doanh nghiệp trong giai đoạn thế giới chuyển đổi sâu sắc hiện nay. 

Thủ tướng sẽ truyền tải những thông điệp quan trọng về quyết tâm, khát vọng và tầm nhìn của Việt Nam hướng đến các mục tiêu phát triển chiến lược trong 20 năm tới.

Với những trao đổi sâu sắc tại Hội nghị có sự tham dự của hơn 3000 lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và các tập đoàn hàng đầu thế giới, chúng ta cũng kịp thời nắm bắt những xu thế phát triển của thời đại, những dòng chảy đang định hình kỷ nguyên thông minh, từ đó xây dựng cơ chế, chính sách, biện pháp để tận dụng thời cơ và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực từ những xu thế mới.

Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ chủ trì nhiều cuộc trao đổi về những chủ đề thiết thực, gắn với yêu cầu phát triển đất nước hiện nay, nhất là thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Theo đó, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các tập đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực như then chốt như trí tuệ nhân tạo, đầu tư cho đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, ứng dụng AI trong sản xuất thông minh, phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh, ứng dụng AI và các công nghệ mới trong ngành y tế và dược phẩm…

Chuyến công tác tham dự Hội nghị WEF Davos của Thủ tướng Chính phủ là hoạt động đối ngoại đa phương mở đầu một năm đối ngoại đa phương hết sức sôi động của Việt Nam.

Chúng ta tin tưởng qua hội nghị này, Việt Nam sẽ tiếp tục khẳng đinh vai trò là một đối tác tin cậy, một thành viên tích cực, có trách nhiệm và đầy tiềm năng của cộng đồng quốc tế trong kỷ nguyên thông minh, hướng tới một tương lai thịnh vượng và bền vững cho nhân loại.

– Xin Thứ trưởng cho biết, đâu là những dấu ấn nổi bật trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ thời gian qua?

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng: Việt Nam có quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt tốt đẹp trong 75 năm qua với Ba Lan và Séc. Đây là hai trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam sau khi chúng ta giành độc lập.

Với Thụy Sĩ, hai nước có lịch sử vun đắp quan hệ và hợp tác nhiều mặt trong hơn 50 năm qua và Thụy Sĩ là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1971.

Trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và đổi mới, xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn nhận được tình cảm tốt đẹp, sự hỗ trợ to lớn và quý báu của những quốc gia này.

Nhìn lại lịch sử, ngay sau khi miền Bắc được hòa bình năm 1954, các nước bạn bè truyền thống Ba Lan và Séc đã giúp ta xây dựng nhiều công trình quan trọng phục vụ quốc kế dân sinh, đào tạo cho ta hàng ngàn chuyên gia có trình độ đại học, trên đại học và hàng chục ngàn công nhân kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực, là nguồn nhân lực chất lượng cao rất quý giá cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước.

Gần đây nhất, trong giai đoạn khó khăn của đại dịch Covid-19, Chính phủ và nhân dân Ba Lan, Séc, Thụy Sĩ luôn thể hiện tinh thần sẵn sàng giúp đỡ và đoàn kết với Việt Nam, hỗ trợ hàng triệu liều vắc-xin, hàng chục tấn trang thiết bị y tế, góp phần giúp Việt Nam sớm vượt qua dịch bệnh và mở cửa, phục hồi kinh tế. Vừa qua, Thụy Sĩ đã cử chuyên gia đến Việt Nam, đồng thời cung cấp 1 triệu franc để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (bão Yagi).

Trong những năm qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống của Việt Nam với Ba Lan, Séc và quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt Việt Nam – Thụy Sĩ tiếp tục có những bước phát triển tốt đẹp. Với Ba Lan, Séc, tin cậy chính trị ngày càng được củng cố thông qua các hoạt động trao đổi đoàn các cấp, trong đó có cấp cao.

Ba Lan và Séc rất tích cực hỗ trợ Việt Nam trong phát triển quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện với Liên minh Châu Âu (EU), nhất là trong quá trình đàm phán, ký và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Séc là một trong những quốc gia thành viên EU đầu tiên phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA).

          Ba Lan và Séc là những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông Âu. Hợp tác trong các lĩnh vực như quốc phòng – an ninh, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, văn hóa – thể thao và du lịch, lao động… phát triển tích cực.

Giao lưu nhân dân được duy trì và tăng cường. Trong năm 2025, Việt Nam đã đón khoảng 50.000 du khách Ba Lan và khoảng 25.000 du khách Séc đến thăm Việt Nam.

Trong khi đó, cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan có khoảng 25.000 người và tại Séc khoảng 100.000 người có những đóng góp tích cực cho sở tại, cho quan hệ song phương và được chính quyền sở tại đánh giá cao.

 Đặc biệt, cộng đồng người Việt tại Séc đã được Nhà nước Séc công nhận là dân tộc thiểu số thứ 14 vào năm 2013 (là cộng đồng dân tộc thiểu số lớn thứ 3 tại Séc, chiếm 1% dân số).

Với Thụy Sĩ, trong những năm qua, hai bên luôn duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao thường xuyên, đồng thời phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Đối tác Đối thoại theo lĩnh vực ASEAN – Thụy Sĩ…

Hai bên đang tích cực thúc đẩy đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA).

Về kinh tế, Thụy Sĩ là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam ở châu Âu và là nhà đầu tư lớn thứ 6 của châu Âu vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 2,1 tỷ USD.

Hợp tác trong các lĩnh vực như giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững, văn hóa – du lịch có nhiều tiềm năng để thúc đẩy. Quan hệ hai nước được thúc đẩy thông qua cầu nối hữu nghị của cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ với khoảng 10.000 người, luôn hướng về quê hương, đất nước và hội nhập, đóng góp tích cực cho sở tại.

Trên nền tảng quan hệ tốt đẹp, cùng những dư địa hợp tác rộng mở, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nâng tầm quan hệ của ta với cả Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đột phá trong hợp tác với trên các lĩnh vực với ba đối tác quan trọng của chúng ta tại châu Âu.

– Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

 



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/thong-diep-quan-trong-trong-chuyen-cong-tac-chau-au-cua-thu-tuong.html

Cùng chủ đề

Gắn kết để vươn xa

NDO - Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận “ASEAN: Gắn kết để vươn xa” do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Cùng thảo luận với Thủ tướng Phạm Minh Chính có Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Cố vấn trưởng (Thủ tướng lâm thời) của Bangladesh Muhammad Yunus,...

Tuyên bố về nâng tầm quan hệ đối tác giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Thụy Sĩ

1. Nhân dịp dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, ngày 21/1/2025, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Karin Keller-Sutter.   Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Thụy Sĩ Karin Keller-Sutter.( Ảnh: VGP/Nhật Bắc) Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi quan điểm về quan...

Ông Trump dọa trừng phạt Nga nếu ông Putin từ chối đàm phán chấm dứt chiến sự Ukraine

Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh Mỹ sẽ áp đặt thêm lệnh trừng phạt nhắm vào Moscow nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin từ chối đàm phán chấm dứt xung đột ở Ukraine. ...

Ukraine tập kích kho dầu Nga

Quân đội Ukraine ngày 21.1 tuyên bố tiếp tục tấn công kho dầu Nga tại tỉnh Voronezh. Trong khi đó, các cuộc giao tranh căng thẳng vẫn diễn ra gần thành phố chiến lược Pokrovsk. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự WEF Davos

(NLĐO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến công tác 9 ngày đến châu Âu ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lào Cai đón hơn 370 nghìn du khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Kinhtedothi - Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Lào Cai, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Lào Cai đón khoảng 370.806 lượt du khách. Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.342 tỷ đồng. Theo đó, trong 9 ngày nghỉ tết Nguyên đán 2025, tỉnh Lào Cai đón 343.107 lượt khách du lịch nội địa, 27.699 lượt khách quốc tế (khách đi trong ngày là 77.121 lượt, khách lưu trú qua đêm...

Tết Nguyên đán 2025 không xảy ra sự cố mạng nghiêm trọng nào

Tuy nhiên, trong kỳ nghỉ vừa qua có 105 cuộc tấn công mạng được phát hiện chủ yếu là theo hình thức tấn công lừa đảo. Cục An toàn thông tin đã gửi cảnh báo và xử lý 15 cuộc tấn công mạng, cũng như ngăn chặn và xử lý 30 website vi phạm pháp luật. Theo thống kê, Cục An toàn thông tin đã nhận được gần 2.600 phản ánh cuộc gọi rác và gần 1.200 phản ánh...

iPhone màn hình gập sắp ra mắt

Mới đây, tài khoản blog "yeux1122" tiết lộ, Apple có thể đang trong giai đoạn cuối của việc lựa chọn nhà cung cấp chính cho công nghệ màn hình gập. Theo đó các nhà cung cấp tiềm nâng cần đảm bảo các tiêu chí về độ dày, kích thước và bán kính cong, đồng thời yêu cầu những cải tiến đáng kể về độ bền và khả năng ngừa nếp gấp trên màn hình. Một số nhà sản xuất đã...

Thường vụ Quốc hội xem xét các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường cuối tháng 2/2025

Kinhtedothi- Theo thông tin từ Văn phòng Quốc hội, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 2,5 ngày (từ chiều 5/2 đến 7/2) để xem xét, cho ý kiến các nội dung quan trọng trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường cuối tháng 2/2025. Tại phiên họp, nhằm chuẩn bị nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường cuối tháng 2/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kinhtedothi- Sáng 3/2, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tham gia Đoàn có các đồng chí: Tổng Bí thư Tô Lâm, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước...

Bài đọc nhiều

Thị trường chứng khoán Mỹ lộ dấu hiệu tích cực nhờ báo cáo doanh nghiệp lạc quan

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm khi kết phiên giao dịch 30/1, trong bối cảnh các nhà đầu tư hy vọng vào hàng loạt báo cáo doanh nghiệp tích cực.

75 năm quan hệ Việt Nam – Nga: Vị thế của Việt Nam ngày càng được củng cố

Vị thế của Việt Nam đã tăng lên trong quan hệ với Liên bang Nga, không chỉ là đối tác chính trị truyền thống bền vững, mà còn là cầu nối Nga với Đông Nam Á và ASEAN. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Nga V. Titov đồng chủ trì Đối...

Ông Trump tuyên bố không nhượng bộ khi áp thuế với hàng hóa từ Canada, Trung Quốc và Mexico

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, và thuế 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc

Giáo sư Australia chỉ ra cơ hội phát triển từ chủ trương tinh gọn bộ máy ở Việt Nam

Nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Đặc biệt, ông bày tỏ ấn tượng về sự lãnh đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Việt Nam cất cánh là một ước mơ táo bạo, mệnh lệnh thôi thúc mỗi người dân

GS-TS. Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) kỳ vọng về những biến chuyển chưa từng có của đất nước trong những ngày này, sau lời hiệu triệu về kỷ nguyên vươn mình của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Cùng chuyên mục

Trung Quốc bình luận về mức thuế mới của ông Trump, muốn làm điều này cùng Mỹ

Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết, đề xuất ban đầu của Trung Quốc về các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ tập trung vào việc khôi phục thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã ký kết trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông năm 2020.

Tổng thống Trump chính thức áp thuế với ba đối tác

Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp áp dụng mức thuế quan toàn diện lên ba đối tác thương mại lớn nhất của đất nước. Việc tăng thuế quan ở mức cao là một chiến lược mạo hiểm, một chiến lược mà ngay cả ông Trump cũng chưa từng thử trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.

Giá cà phê trong nước tăng gần 4.000 đồng/kg, có nên lo ngại về nguồn cung năm 2025?

Những lo ngại về nguồn cung cà phê toàn cầu càng đẩy giá mạnh bởi việc mua vào từ các quỹ trong bối cảnh mặt bằng giá cà phê tiếp tục căng thẳng.

Giá vàng miếng SJC “thắng lớn” ngày vía Thần Tài, vàng thế giới cao kỷ lục khi mối đe dọa thành hiện thực

Giá vàng hôm nay 3/2/2025: Giá vàng miếng SJC và giá vàng nhẫn tròn trong nước đều tăng vọt sau một năm người mua giữ vàng ngày vía Thần Tài. Giá vàng thế giới "bám chặt" đỉnh 2.800 USD và có vẻ không dừng ở mức cao này.

Thị trường đi ngang, Việt Nam tiếp tục nắm giữ kho hàng lớn nhất thế giới, Trung Quốc có thể tăng nhập khẩu

Giá tiêu hôm nay 3/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.200 đồng/kg.

Mới nhất

Nhặt được ví có hơn 400 triệu, người phụ nữ nộp công an trả lại cho chủ nhân

Người phụ nữ đang đi trên đường tình cờ nhặt được chiếc ví bên trong có tiền và vàng trị giá hơn 400 triệu đồng. Tài sản sau đó được trả lại cho chủ nhân ở Ninh Thuận. ...

Nhiều trường đại học cho sinh viên học online tuần đầu tiên sau Tết

Tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, nhiều trường đại học cho sinh viên học online nhằm giảm áp lực tàu xe, đi lại. ...

Lào Cai đón hơn 370 nghìn du khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Kinhtedothi - Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Lào Cai, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Lào Cai đón khoảng 370.806 lượt du khách. Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.342 tỷ đồng. Theo đó, trong 9 ngày nghỉ tết Nguyên đán 2025, tỉnh Lào Cai đón 343.107 lượt khách du...

Việt Nam công bố nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về thụ tinh ống nghiệm

Công trình nghiên cứu của Bệnh viện Mỹ Đức công bố hiệu quả của phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn không tiêm hormone kích thích buồng trứng, cho bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang. ...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi...

Mới nhất