Trang chủDestinationsKon Tum“Thôn thông minh”

“Thôn thông minh”



02/08/2023 13:02


Chỉ cần một điện thoại thông minh có kết nối wifi, hoặc cáp quang internet, một nông dân có thể tiếp cận được cả thế giới mà không cần rời khỏi nhà. Đó chỉ là một trong những ví dụ cụ thể về “thôn thông minh”.

Vậy thế nào là mô hình “thôn thông minh”?

“Thôn thông minh” được hiểu là mô hình cộng đồng thôn ở các vùng nông thôn sử dụng các nền tảng công nghệ, tận dụng các thế mạnh và cơ hội của chuyển đổi số để phát triển bền vững.

Với “thôn thông minh”, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị được khỏa lấp bằng một cú… click. Một nông dân có thể tiếp cận được cả thế giới mà không cần rời khỏi nhà.

Trên thực tế, trong thời gian qua, huyện Đăk Hà đã đi tiên phong trong việc thí điểm xây dựng khu dân cư thông minh với các tiêu chí cơ bản đáp ứng mô hình “thôn thông minh”.








Mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn giao thông. Ảnh: H.L

 

Đơn cử như ở tổ dân phố 7, thị trấn Đăk Hà, 100% hộ gia đình sử dụng internet, thông tin di động 3G/4G; thực hiện các dịch vụ thanh toán điện tử; 80% hộ gia đình sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 100% người dân cài đặt ứng dụng định danh điện tử VneID; thành lập nhóm Zalo để trao đổi thông tin, liên lạc giữa các hộ gia đình trong khu dân cư.

Mô hình này bước đầu đã mang lại một số kết quả khả quan, người dân được sử dụng nhiều tiện ích, dịch vụ thông minh, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công.

Mới đây, ngày 28/7, UBND tỉnh đã ban hành quy định tạm thời mô hình “thôn thông minh” giai đoạn 2021 – 2025.

Trong đó có những tiêu chí như, có hạ tầng Internet cố định (FTTH) hoặc di động (4G/5G) bao phủ đến hộ gia đình; có mạng wifi miễn phí tại điểm công cộng (tối thiểu 1 điểm).

Tối thiểu 70% người trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh trong thôn. Tối thiểu 40% người trưởng thành trong thôn có tài khoản thanh toán trực tuyến, có thể thanh toán được các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin, học phí.

Có ít nhất một mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực như an ninh trật tự, an toàn giao thông, sản xuất – kinh doanh, y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch, năng lượng, chiếu sáng, môi trường, phát triển kinh tế – xã hội, phát triển thương hiệu, thị trường, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, truyền thanh thôn.

Đây được đánh giá là việc làm cần thiết, bắt kịp và đáp ứng xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở nông nghiệp, nông thôn.

Tất nhiên, việc xây dựng mô hình “thôn thông minh” không phải là dễ dàng, có thể thực hiện trong một sớm một chiều, mà gặp không ít khó khăn.

Trong đó, đa số người dân khu vực nông thôn vẫn quen với các hoạt động lao động sản xuất, mua bán truyền thống. Dù hầu hết các hộ dân có điện thoại thông minh, nhiều hộ gia đình có kết nối internet, hoặc thôn có wifi miễn phí, nhưng việc cài đặt, ứng dụng các nền tảng số vào cuộc sống còn rất hạn chế.

Việc sử dụng mạng xã hội, các nền tảng số hầu như chỉ phục vụ mục đích vui chơi, giải trí, chưa ứng dụng nhiều vào giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch thương mại.

Chất lượng nguồn nhân lực nhiều khu vực nông thôn còn chưa đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ tiên tiến. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của người dân ở nhiều vùng còn hạn chế, trình độ học vấn còn thấp cho nên việc tiếp thu kiến thức công nghệ để áp dụng vào đời sống chưa đạt yêu cầu.








Hướng dẫn người dân cài ứng dụng VNeID. Ảnh: HL

 

Thuận lợi là sau nhiều năm triển khai xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu quốc gia khác, diện mạo nông thôn đã thay đổi, cơ sở hạ tầng được nâng cấp nhiều; hạ tầng viễn thông – công nghệ đã phục vụ tận thôn làng, có thể đáp ứng các hoạt động chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin.

Đơn cử như ở xã Đăk Hà (huyện Tu Mơ Rông), đến nay 9/9 thôn đã phủ sóng wifi miễn phí, còn trên toàn huyện Tu Mơ Rông, con số này là 60. Huyện đang phấn đấu trong năm nay sẽ phủ kín wifi miễn phí tại 86 thôn, làng, đạt 100%.

Trình độ dân trí trên địa bàn được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ dân cư có điện thoại thông minh ngày càng cao, khả năng tiếp cận, nắm bắt và sử dụng công nghệ được cải thiện.

100% số thôn đã thành lập tổ công nghệ số cộng đồng. Đây là điều kiện thuận lợi để tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện chuyển đổi số và nâng cao khả năng sử dụng công nghệ.

Các công ty, doanh nghiệp sử dụng lượng lớn lao động nông thôn, vì vậy nhiều hộ dân có người có tài khoản ngân hàng, thuận lợi cho việc đăng ký, thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền không dùng tiền mặt.

Mạng xã hội được nhân dân sử dụng nhiều, kỹ năng của nhân dân trong sử dụng các nền tảng công nghệ số để mua bán tốt, hầu như mỗi gia đình đều có người có thể thực hiện được.

Như vậy, để triển khai thành công mô hình “thôn thông minh”, có một số bài toán cần được giải quyết.

Khi thực hiện cần nghiên cứu kỹ thực trạng cơ sở hạ tầng; tư tưởng, tâm lý, khả năng ứng dụng công nghệ của người dân từ đó đề ra biện pháp, lộ trình và cách thức để thực hiện phù hợp.

Tiếp tục quan tâm đầu tư, cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng công nghệ, viễn thông, nhất là hạ tầng internet cố định (FTTH) hoặc di động (4G/5G).

Thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức và kiến thức của người dân, hình thành những “nông dân số” nòng cốt, từ đó tuyên truyền hướng dẫn, giúp người dân nhận thấy hiệu quả của ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, từ đó tích cực tham gia.

Ví dụ như để các hộ gia đình sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt, cần đẩy mạnh tuyên truyền tiện ích của ứng dụng này; hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản ngân hàng và đăng ký sử dụng tài khoản trên các ứng dụng; thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền giữa thôn với hộ dân thông qua thanh toán không dùng tiền mặt.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần hỗ trợ kinh phí cho các tổ công nghệ số công đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đồng thời bố trí cán bộ phụ trách quá trình triển khai mô hình. 

Hồng Lam





Source link

Cùng chủ đề

Vosco và kế hoạch đầu tư đầy toan tính giữa tâm bão thuế quan – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Vosco ‘ra khơi’ giữa bối cảnh đầy sóng gió Chưa đầy một tuần nữa, Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (Vosco) sẽ nhận bàn giao tàu rời Sunlight, được đóng tại Nhật Bản từ năm 2013, dưới sự đồng hành về vốn của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB). Trước đó, cuối tháng 1/2025, Vosco đã nhận bàn giao tàu cỡ Supramax là Starlight tại Nhật Bản. Tàu thực hiện chuyến hải trình đầu tiên vận...

Lễ ký kết Hợp đồng cấp Tín dụng để đầu tư phát triển Đội tàu giữa VOSCO và ngân hàng MSB – Tổng công...

Tiếp tục thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu theo chiến lược hoạt động của Công ty, ngày 18/4/2025, tại trụ sở chính VOSCO đã diễn ra Lễ ký kết Hợp đồng cấp tín dụng giữa Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) và VOSCO để tài trợ vốn cho các Dự án đầu tư tàu của VOSCO. Sau khi đầu tư tàu hàng rời Vosco Starlight, VOSCO tiếp tục đầu tư và sẽ nhận...

HỘI THI TÌM KIẾM TÀI NĂNG NGHỀ ẨM THỰC “HƯƠNG VỊ CỦA BIỂN”, LẦN THỨ V NĂM 2025

Ngày 19/4, Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex đã tài trợ và phối hợp cùng Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang tổ chức Hội thi Tìm kiếm tài năng nghề Ẩm thực “Hương Vị của Biển”, lần thứ V năm 2025Với kinh nghiệm tổ chức chuyên nghiệp, Hội thi “Hương vị của biển” lần V năm 2025 là một dấu ấn đặc biệt, hội tụ tài năng sáng tạo của 32 đội thi bao gồm 16...

Viglacera bế mạc Khóa huấn luyện về quản lý môi trường và phòng cháy chữa cháy – Tổng công ty Viglacera

Sáng ngày 18/4 đã diễn ra Lễ Bế mạc Khóa đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về công tác quản lý môi trường và phòng cháy chữa cháy (PCCC) dành cho cán bộ, chuyên viên phụ trách tại các đơn vị thành viên của TCT Viglacera do Viện Nghiên cứu và Phát triển Viglacera (Tổng công ty Viglacera - CTCP) tổ chức.  Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi xanh ngày càng mạnh mẽ,...

Khánh thành Dự án tu bổ, tôn tạo tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), ngày 19.4, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Lễ khánh thành công trình Dự án tu bổ, tôn tạo một số hạng mục, công trình thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Đây là dự án nhóm B, thuộc lĩnh vực văn hoá – lịch sử, với tổng mức đầu tư khoảng 65,8...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khi chủ thể hiểu rõ giá trị sản phẩm OCOP

Sau gần 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh ngày càng có sức lan tỏa rộng, góp phần khơi dậy tiềm năng của các địa phương. Hiểu rõ lợi ích thiết thực Chương trình OCOP mang lại, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã chủ động tham gia, tích cực đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để được công nhận mới...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong những biểu tượng kiến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất của Tây Nguyên. Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman và nhà sàn truyền thống của người Ba Na, ngôi nhà thờ này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Một ngày đi hết các điểm đến mới ở Măng Đen

KON TUM-Thanh Hằng gợi ý các địa điểm mới có khung cảnh thiên nhiên đẹp ở Măng Đen và lịch trình khám phá trong một ngày. Nguyễn Thanh Hằng, 24 tuổi, người Hà Nội, chuyển vào Măng Đen sinh sống và làm việc được 8 tháng. Thời gian ở đây, cô để dành những ngày cuối tuần, tách mình khỏi công việc, khám phá từng ngõ ngách của thị trấn nghỉ mát này. "Nhiều người nói Măng Đen buồn, ít chỗ chơi, quanh...

Mới nhất

ĐƯỜNG VÀO SÂN BAY PHAN THIẾT HOÀN THÀNH: BƯỚC TẠO ĐÀ CHO HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG PHÁT TRIỂN

Sau hơn 1 năm nỗ lực thi công, dự án đường vào sân bay Phan Thiết đã cơ bản hoàn thành. Đây là đường kết nối Cảng hàng không quốc tế Phan Thiết (sân bay Phan Thiết) với đường ven biển Võ Nguyên Giáp (dẫn ra Mũi Né - Bàu Trắng), kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy...

CẬN CẢNH 19,5KM CAO TỐC BIÊN HOÀ – VŨNG TÀU SẮP THÔNG XE KỸ THUẬT DỊP 30/4

Sau gần hai năm thi công, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thảm nhựa và chuẩn bị thông xe kỹ thuật gần 20km của dự án thành phần 3. Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 17.800 tỷ đồng, chiều dài 53...

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Mới nhất