Trang chủDestinationsThanh Hóa“Thổi hồn” để sản phẩm nông thôn vươn xa

“Thổi hồn” để sản phẩm nông thôn vươn xa


Cùng là những sản phẩm truyền thống ở các làng quê, nhưng sản phẩm không được quảng bá hoặc truyền thông chưa sáng tạo sẽ không nhiều người biết đến. Thời gian gần đây, nhiều chủ thể sản xuất đã khéo léo “thổi hồn” vào sản phẩm với nhiều câu chuyện khơi gợi được sự tò mò, khám phá. Từ đó, chủ thể không những tạo thêm những giá trị về mặt văn hóa, tinh thần kết tinh vào sản phẩm mà còn giúp sản phẩm của mình ngày càng vươn xa, thậm chí thâm nhập thị trường quốc tế.

“Thổi hồn” để sản phẩm nông thôn vươn xaNước mắm truyền thống Lê Gia xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) phát triển thị trường rộng mở nhờ cách quảng bá sáng tạo.

Từ nguyên liệu moi, cá biển và muối hạt, cộng với kinh nghiệm muối ủ, nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã cho ra đời các sản phẩm mắm và nước mắm truyền thống. Trong số đó, Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia ở xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) đã sớm đăng ký nhãn mác, thực hiện các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và quảng bá sản phẩm. Với thông điệp “Mắm Lê Gia – tinh túy từ biển mẹ” được in trên nhãn mác như một sự dẫn dắt người tiêu dùng tìm hiểu chất lượng và quy trình sản xuất. “Biển mẹ” gợi sự gần gũi, rộng lớn mà hàm chứa những giá trị ngàn đời với người dân miền biển. Còn sự “tinh túy” trong sản phẩm dễ khơi gợi người dùng tìm hiểu qua chất lượng sản phẩm bằng cách mua thử, dùng thử. Để rồi, qua các thông tin in trên nhãn mác và vỏ hộp sản phẩm, khách hàng tiếp tục được giới thiệu bằng những hình ảnh trực quan và thông tin về phương pháp nén gài, rồi công nghệ muối mắm nhà thùng được học từ Phú Quốc và Phan Thiết. Cùng với đó là tràn ngập các thông tin phong phú và khơi gợi tìm hiểu được lan tỏa rộng rãi trên nền tảng internet. Từ đó, ngày càng nhiều khách hàng thấy được quy trình sản xuất sạch, sự “chăm bẵm” để cho ra đời những giọt nước mắm màu hổ phách, hậu vị thanh và mùi thơm dịu, hoàn toàn tự nhiên.

Theo ông Lê Ngọc Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia: “Là thương hiệu được phát triển từ gia đình có nghề làm mắm truyền thống lâu đời vùng biển huyện Hoằng Hóa, Lê Gia luôn đặt mình là một trong thành tố của quê hương, vùng miền và mắm truyền thống. Sứ mệnh của chúng tôi là gìn giữ phát triển nghề mắm truyền thống cha ông, phát huy tài nguyên bản địa gắn với việc cải tiến, nâng tầm một sản vật được ví như quốc hồn quốc túy là mắm truyền thống. Một trong những thành công trong phát triển thương hiệu và thị trường chính là việc “thổi hồn” để tạo ra những giá trị vô hình, nâng tầm sản phẩm”.

Sau gần 6 năm khởi nghiệp, mắm Lê Gia đã có mặt trên các siêu thị hệ thống lớn trên toàn quốc như VinMart, Big C, Aeon, Mega Market, Co.op Mart… Đây là điều mà chưa một nhãn hiệu mắm và nước mắm của Thanh Hóa nào làm được. Đặc biệt, thời điểm cuối năm 2023, công ty đã xuất khẩu thành công các lô mắm tôm đến 2 thị trường khó tính nhất thế giới là Nhật Bản và Hoa Kỳ, trở thành sản phẩm mắm tôm đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch đến 2 nước có những tiêu chí về thực phầm rất khắt khe này.

Tại huyện Thọ Xuân, sản phẩm bưởi Luận Văn đã trở nên nổi tiếng khắp trong và ngoài tỉnh. Những vụ thu hoạch giáp tết những năm gần đây, nhiều thương lái thu gom đưa đi tiêu thụ tại thị trường nhiều tỉnh, thậm chí các tỉnh phía Nam, thị trường Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… Nhưng trở lại câu chuyện hơn 10 năm về trước, giống bưởi quý này ở tình trạng trước nguy cơ tuyệt chủng. Bởi lẽ, tại làng Luận Văn, xã Thọ Xương – nguồn gốc của giống bưởi này chỉ còn đếm trên đầu ngón tay số cây đầu dòng thuần chủng và không nhiều những cây bưởi lai tạp. Khi Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đề án khôi phục, chính người dân và huyện Thọ Xuân đã có những kế hoạch quảng bá khá sáng tạo cho sản phẩm trồng trọt đặc hữu này. Được định danh bởi “bưởi tiến vua” đã giúp cho bưởi Luận Văn từ sản phẩm ít người biết đến thành nổi tiếng. Những trái bưởi được gắn với những huyền tích liên quan tới vua Lê Lợi, những triều vua thời Hậu Lê sau đó. Ngoài màu sắc đỏ gấc khi chín rất đẹp mắt, chắc chắn nhiều người phải tò mò, rồi muốn thử xem chất lượng của một sản phẩm được các vị vua ngày xưa tin dùng sẽ như thế nào. Từ đó tiếng lành đồn xa, báo chí đồng hành vào cuộc, thị trường cho sản phẩm ngày càng vươn xa.

Tương tự bưởi Luận Văn là việc phát triển sản phẩm sâm Báo của huyện Vĩnh Lộc. Những cụm từ “Đại Việt đệ nhất danh sâm”, rồi “sản phẩm dâng vua tiến chúa” được gắn cho sản phẩm dược liệu trên núi Báo thuộc xã Vĩnh Hùng. Từ đó, vùng nguyên liệu sâm ngày càng mở rộng, thị trường cũng lớn dần. Nhận thấy tiềm năng phát triển của sản phẩm, gần đây đã có các doanh nghiệp vào cuộc chế biến sâu sản phẩm, tổ chức trồng và phát triển vùng nguyên liệu sâm Báo. Rõ ràng, những câu chuyện dung dị, gắn với tích cũ truyện xưa khi được “thổi hồn” sẽ giúp nhiều sản phẩm nông nghiệp nông thôn có thêm sức sống mới, tạo dựng thêm những giá trị mới. Trên thực tế, cả sản phẩm bưởi Luận Văn và các sản phẩm tinh chế từ sâm Báo đều đã trở thành sản phẩm OCOP có doanh số bán hàng thuộc hàng lớn của tỉnh.

Có thể kể ra câu chuyện phát triển thị trường thành công từ hàng loạt ví dụ khác về các loại sản phẩm nông thôn nhờ được gắn thêm những câu chuyện. Sản phẩm trống đồng xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) như gắn thêm sứ mệnh mang theo tiếng trống 4.000 năm của lịch sử dân tộc. Những cây cói trên đồng đất chua mặn huyện Nga Sơn được thổi hồn để thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đi khắp cả nước, xuất khẩu tận Hoa Kỳ. Sản phẩm bánh lá răng bừa xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn được gắn với câu chuyện Bà Triệu dùng để khao quân và làm lương thực đem theo những trận đánh… Hiện nay, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cũng yêu cầu các chủ thể sản xuất phải có “câu chuyện sản phẩm” thành một tiêu chí thẩm định. Đó chính là điều kiện để những sản phẩm nông thôn xứ Thanh tích hợp đa giá trị: sự kết tinh tài nguyên bản địa với các kỹ thuật, công nghệ chế biến tiên tiến và cả những bản sắc văn hóa – xã hội, tạo thành thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Những chai mắm, hạt lúa, trái bưởi, con vịt… không chỉ là sản phẩm hữu hình mà còn chứa đựng chiều sâu văn hóa, câu chuyện lịch sử… mà chúng ta nếu biết khai thác sẽ mang lại giá trị gia tăng nhiều hơn.

Bài và ảnh: Lê Đồng



Nguồn

Cùng chủ đề

Kết nối kinh doanh, thúc đẩy hợp tác và phát triển thị trường

Hội chợ Thương mại quốc tế Việt Nam lần thứ 22 tại TP. Hồ Chí Minh (Vietnam Expo 2024 HCMC) với chủ đề “Giải pháp cho cuộc sống hiện đại” sẽ diễn ra từ 5-7/12 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh.

Tọa đàm về giải pháp marketing để thu hút và phát triển thị trường khách du lịch

Đây là một trong những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng phục vụ ngành du lịch thành phố Đà Nẵng cho các doanh nghiệp du lịch đã được đề ra tại Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng...

Phát triển thị trường bền vững, tăng khả năng tiếp cận của bệnh nhân

Phát triển thị trường bền vững, tăng khả năng tiếp cận của bệnh nhânCông ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu Viatris đang mở rộng phạm vi hoạt động, củng cố hơn nữa cam kết của mình với sự phát triển bền vững, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Bà Radhika Bhalla, Tổng giám đốc Viatris Việt Nam và các thị trường liên minh châu Á, chia...

Nông, lâm, thủy sản Việt Nam xuất khẩu tới hơn 190 quốc gia, vùng lãnh thổ

Nông lâm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 190 quốc gia, vùng lãnh thổ. Số sản phẩm, doanh nghiệp được xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao về an toàn thực phẩm...

Gần 2,7 triệu lượt khách quốc tế đến TP.HCM trong 6 tháng đầu năm 2024

Sáu tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu du lịch TP.HCM ước đạt 92.643 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 48,8% so với kế hoạch năm 2024. Khách du lịch nội địa đến TP.HCM ước đạt 17.135.045 lượt, tăng 4,4% so cùng kỳ năm 2023,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đàn tế Nam Giao: Quần thể kiến trúc đặc trưng của Vương triều Hồ

Đàn tế Nam Giao Vương triều Hồ, thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc) là một trong số ít các công trình thuộc Di sản thế giới Thành nhà Hồ còn lưu giữ gần như nguyên vẹn đến ngày nay.   Đàn tế Nam Giao Thành nhà Hồ được Vương triều Hồ xây dựng vào năm 1402, cách Thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam, và có diện tích hơn 2ha, lưng tựa Đốn Sơn (núi Đún), tiền án...

Cuộc thi “Rực rỡ Cố đô” – Lan tỏa tình yêu Di sản tại Thành Nhà Hồ

Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Trường THCS Tây Đô tổ chức cuộc thi video ảnh mùa hè với chủ đề “Rực rỡ Cố đô”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Giáo dục Di sản, nhằm kết nối thế hệ trẻ với các giá trị văn hóa, lịch sử thông qua các hình thức sáng tạo và...

Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) thăm Thành Nhà Hồ

 Sáng 7/8, Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) do Thống đốc Hanazumi Hideyo làm Trưởng đoàn và các cộng sự đến thăm Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc). Thống đốc Hanazumi Hideyo tỉnh Niigata (Nhật Bản) cùng đoàn công tác tham quan Nhà trưng bày hiện vật được khai quật qua các đợt tại khu vực Thành Nhà Hồ. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Thành Nhà Hồ – hành trình 10 năm trở thành di sản văn hóa thế giới: Giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho...

Thành Nhà Hồ - với những giá trị văn hóa tự thân có tính đại diện cho nhân loại - là niềm tự hào của mỗi người dân xứ Thanh và con dân đất Việt. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu hỏi về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời... Hướng dẫn viên giới thiệu giá trị di sản văn hóa thế giới...

Bài đọc nhiều

Mỗi điển hình tiên tiến lan tỏa tinh thần, đạo đức, ý thức trách nhiệm và sự cống hiến

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023), sáng 11/6, tại Hà Nội, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương long trọng tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc.Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc. Ảnh: Dương Giang-TTXVNỦy viên Bộ Chính trị,...

Thông báo ngừng cung cấp điện ngày 19

Thực hiện kế hoạch tiết giảm phụ tải của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, ngày 19-6-2023, Công ty Điện lực Thanh Hóa dự kiến ngừng cung cấp điện tại các khu vực sau:Ảnh minh hoạ.Điện lực khu vực Bỉm Sơn - Hà Trung:- Lộ 473 E9.23: Thời gian mất điện từ 07:00 - 12:00 (Một phần P.Ba Đình, P.Lam Sơn, P.Đông Sơn, xã Hà Vinh và một phần xã Hoạt Giang)- Đường dây sau CDPĐ 471-7A/RMU2...

Thanh Hóa tiếp tục nắng nóng trong vài ngày tới

Dự báo hôm nay (22-6), khu vực Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ, các tỉnh Trung Bộ tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt hơn 39 độ C. Từ ngày 23-6 nắng nóng ở Bắc Bộ giảm dần, ở khu vực Trung Bộ nắng nóng còn kéo dài đến ngày 24-6.Ảnh minh họa.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 22-6, khu vực trung du...

Đoàn thanh niên Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn ra quân kiểm tra, bảo dưỡng trạm cảnh báo khẩn cấp EPP

Vừa qua, Đoàn thành niên Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) đã tổ chức lễ ra quân kiểm tra, bảo dưỡng trạm cảnh báo khẩn cấp EPP để chuẩn bị sẵn sàng cho mùa lũ năm 2023.Trạm cảnh báo khẩn cấp EPP.Hệ thống trạm cảnh báo khẩn cấp EPP được TSHPCo xây dựng và vận hành gồm 15 trạm cảnh báo lũ bằng còi hụ (từ hạ du đập về đến huyện Cẩm Thủy, bình...

Thành lập các tổ công tác chuyên đề tuần tra kiểm soát, xử lý gần 10 nghìn vi phạm về trật tự, ATGT đường...

Thực hiện Kế hoạch số 227 của Giám đốc Công an tỉnh về huy động lực lượng thành lập các tổ công tác chuyên đề tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự, ATGT đường bộ. Sau 1 tháng triển khai thực hiện, các đơn vị Công an trong tỉnh đã phối hợp thành lập các tổ chuyên đề xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo chuyên đề và các hành vi là...

Cùng chuyên mục

Bánh đa nướng – món quà quê xứ Thanh

Bánh đa nướng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Hóa, mang đậm hương vị quê hương. Với nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân địa phương, bánh đa nướng đã trở thành món quà ý nghĩa và được nhiều người yêu thích. Bánh đa nướng có nguồn gốc từ các làng nghề truyền thống ở Thanh Hóa, như làng Minh Châu (Thiệu Châu), làng Đắc Châu (Tân Châu),... Mỗi vùng...

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

Giàu vẫn ăn cắp vặt, thói quen hay bệnh lý?

Thực tế, nhiều người có hành vi ăn cắp vặt dù không thiếu thốn kinh tế hay ăn cắp không vì lợi ích tài chính. ...

Cơ bản những nội dung lớn của Luật Nhà giáo đã được thống nhất

Sáng 7/2, trong khuôn khổ phiên họp thứ 42, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XV đã thảo luận, cho ý kiến về báo cáp tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật...

Về Huế xem các đô vật nhí tranh tài tại lễ hội vật truyền thống Làng Sình

Hội vật Làng Sình là hội vật truyền thống của làng đã có lịch sử hơn 200 năm và phát triển cho đến nay. Hằng năm, hội vật được tổ chức với niềm mong ước dân khỏe, làng yên,...

Vì sao dạy nghề, tạo việc làm lại là cách làm quan trọng giảm nghèo ở Quảng Ngãi?

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động...

Lộ diện loài họ hàng chưa từng biết của con người

(NLĐO) - Một hàm răng kỳ lạ có niên đại lên tới 1,4 triệu năm đã giúp xác định một loài mới "gần với con người". ...

Mới nhất

Khe co giãn trên QL45