Trang chủChính trịNgoại giao‘Thiên đường’ du lịch châu Âu

‘Thiên đường’ du lịch châu Âu

Nhiều điểm du lịch ở châu Âu đang mong đợi những con số kỷ lục trong mùa Hè này, trong khi người dân địa phương ngày càng gặp khó khăn. Họ muốn giá thuê nhà thấp hơn và phân phối nguồn lực công bằng hơn.

‘Thiên đường’ du lịch châu Âu - khi tăng trưởng không còn là một lựa chọn
Người dân Barcelona biểu tình phản đối khách du lịch. (Nguồn: AP)

Một số thành phố châu Âu đặc biệt nổi tiếng với khách du lịch đã chứng kiến ​​sự phản đối của người dân địa phương. Ở Venice, người biểu tình cho rằng, thành phố đang bị ảnh hưởng bởi ngành du lịch, khiến người dân địa phương không có điều kiện tiếp cận nhà với giá cả phải chăng.

Khoảng 49.000 người sống ở trung tâm thành phố lịch sử Venice của Italy. Theo ước tính, hơn 20 triệu khách du lịch đến thăm thành phố này mỗi năm. Và vì vậy, cuộc sống hằng ngày của một số người trở thành “phông nền” cho những kỷ niệm về kỳ nghỉ của những người khác.

Châu Âu là lục địa thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất thế giới. Và Venice không phải là thành phố duy nhất tại đây chịu tác động của du lịch đại chúng.

Ngày càng có nhiều báo cáo về các cuộc biểu tình phản đối du lịch ở Barcelona và các thành phố khác của Tây Ban Nha. Và tại thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha, Prague của Czech, cũng như thành phố Amsterdam của Hà Lan, các báo cáo về căng thẳng giữa du khách và người dân địa phương ngày càng chồng chất.

Ở mỗi thành phố, những lý do dẫn đến những căng thẳng ngày càng gia tăng này đều giống nhau: giá thuê nhà tăng, giá bất động sản tăng cao và tranh luận xung quanh câu hỏi ai được phép sử dụng nguồn tài nguyên nào.

Nguồn thu từ du lịch thường không đủ

Du lịch thường là nguồn thu nhập số một của các thành phố và khu vực trên khắp lục địa già. Theo ước tính của Liên minh châu Âu (EU), du lịch chiếm khoảng 10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khối, với khoảng 12,3 triệu người làm việc trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, “đây là những con số trừu tượng”, Sebastian Zenker, chuyên gia về du lịch và tiếp thị tại Trường Kinh doanh Copenhagen (Đan Mạch), cho biết.

Ông giải thích rằng, người dân địa phương không thu được gì từ khoản doanh thu này. Nếu giá thuê nhà tăng thì cùng với đó, bất động sản trở nên quá đắt hoặc các nhà hàng tính giá mà chỉ khách du lịch mới có thể trả được. Theo ông, để hạn chế điều này, người dân địa phương cần có cảm giác rằng mọi thứ đã được cân bằng.

Chuyên gia này nói, mặc dù nhiều người đã có thu nhập từ du lịch nhưng chỉ một số ít có thể kiếm được nhiều tiền chứ chưa nói đến đủ sống vì hầu hết tiền lương đều quá thấp.

Ở Bồ Đào Nha, mức lương tối thiểu là 4,85 Euro (5,25 USD) mỗi giờ. Ở Tây Ban Nha, con số này vào khoảng 6,87 Euro. Trong khi đó, tại Italy, không có quy định về mức lương tối thiểu.

Vậy tiền thu từ du lịch đi đâu?

Câu hỏi đặt ra là, số tiền mà du khách đến các nước Địa Trung Hải chi tiêu đi đâu? Theo Paul Peeters, nhà nghiên cứu về du lịch và vận tải bền vững tại Đại học Khoa học ứng dụng Breda ở Hà Lan, phần lớn trong số đó thuộc về các hãng hàng không, chuỗi khách sạn lớn, các công ty quốc tế và ngành du lịch biển.

Khi tính toán dòng tiền du lịch, phương thức vận chuyển có thể là yếu tố quyết định. Mọi người trên du thuyền thường ngủ và ăn trên tàu. Những người mua các gói kỳ nghỉ và đặt chuyến bay, khách sạn và bữa ăn thông qua các nhà cung cấp lớn hiếm khi chi nhiều tiền cho các dịch vụ trên mặt đất.

Trong khi đó, các hoạt động này lại góp phần gây ô nhiễm và tiêu thụ các nguồn tài nguyên có giá trị như nước, làm tăng thêm gánh nặng cho người dân địa phương, có thể làm trầm trọng thêm cảm giác bất bình đẳng và gây căng thẳng giữa du khách và người dân.

Chuyên gia Zenker nói: “Tất cả các bên tham gia đều biết rằng họ muốn du lịch. Nhưng câu hỏi được đặt ra ở đây là ‘làm thế nào?’ và ‘loại hình gì?'”.

Tiếp thị lại, đặt quy tắc và lệnh cấm

Ở nhiều nơi, các chính trị gia đã bắt đầu hành động. Ví dụ, tại Amsterdam, chính quyền đã cấm việc xây dựng khách sạn mới. Thành phố cũng đã cố gắng giải quyết vấn đề du lịch tiệc tùng và ma túy bằng các chiến dịch tiếp thị có mục tiêu.

‘Thiên đường’ du lịch châu Âu - khi tăng trưởng không còn là một lựa chọn
Dự kiến, các tàu du lịch lớn sẽ không được phép cập cảng Amsterdam kể từ năm 2026. (Nguồn: ZUMA)

Ở Lisbon và Palma de Mallorca (Tây Ban Nha), thị trường cho thuê từ lâu đã vượt xa nhu cầu của người dân và nền kinh tế thực. Các nhà chức trách hiện đang cố gắng kiềm chế sự phát triển này.

Ví dụ: Không cấp giấy phép mới cho hoạt động cho thuê bất động sản thông qua các nền tảng trực tuyến như Airbnb. Palma de Mallorca cũng đang áp đặt giới hạn thời gian cho khách du lịch thuê bất động sản.

Trong khi đó, Barcelona đang thực hiện một cách tiếp cận quyết liệt hơn: Thành phố xứ Catalan này thông báo, giấy phép cho thuê khoảng 10.000 căn hộ nghỉ dưỡng sẽ hết hạn vào năm 2028, với mục tiêu giảm bớt áp lực lên thị trường nhà đất ở một nơi giá thuê đã tăng hơn 60% trong 10 năm qua.

Các tàu du lịch cũng đang phải đối mặt với nhiều hạn chế hơn và mức phí cao hơn. Các tàu lớn đã không được phép cập bến trung tâm Venice kể từ năm 2021 và Amsterdam đang có kế hoạch đưa ra các hạn chế tương tự vào năm 2026. Điều này nhằm không chỉ hạn chế số lượng khách du lịch vào thành phố mà còn giảm ô nhiễm không khí.

Quảng bá du lịch “chất lượng cao”

Giống như Amsterdam, Mallorca cũng đang cố gắng rũ bỏ hình ảnh là một điểm đến tiệc tùng. Nhìn chung, hòn đảo muốn thu hút ít khách du lịch hơn nhưng lại ưu tiên những người sẵn sàng chi tiền. Nhưng việc thúc đẩy cái gọi là “du lịch chất lượng cao” có thực sự là giải pháp?

“Không”, Macia Blázquez-Salom, Giáo sư địa lý và nhà hoạt động ở Palma de Mallorca, nói. Bà cho rằng, việc tập trung vào du lịch xa xỉ sẽ chỉ làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng.

Bà giải thích: “Du lịch nghỉ dưỡng bãi biển và tiệc tùng chỉ giới hạn ở những địa điểm cụ thể, về cơ bản nó hoạt động giống như một nhà máy. Điều đó có nghĩa là tác động trực tiếp của những chuyến du lịch này chỉ giới hạn ở một phần nhỏ các đô thị trên đảo”.

Theo bà, những khách du lịch khá giả có kỳ vọng cao hơn, uống nhiều nước hơn, có xu hướng thực hiện nhiều chuyến đi ngắn hơn và cũng có thể mua bất động sản nếu cần thiết.

Chuyên gia giải thích rằng, điều này đã thúc đẩy “quá trình đô thị hóa và đầu cơ bất động sản”, có tác động trực tiếp hơn nhiều đến cuộc sống của người dân địa phương.

Vậy giải pháp khả thi là gì?

Phần lớn ngành du lịch chỉ nghĩ đến việc tiếp tục tăng trưởng. Số lượng khách kỷ lục được chào đón đến các điểm nóng du lịch hằng năm. Nhưng đối với nhiều người dân địa phương ở Barcelona, ​​​​Venice và Palma, tăng trưởng nhiều hơn không còn là một lựa chọn.

Chuyên gia Peeters nói, một cách tiếp cận khả quan là giữ số lượng khách du lịch ở mức mà các thành phố và đô thị vẫn có thể đáp ứng được. Ông cho rằng các yếu tố sinh thái và xã hội sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc này.

Tuy nhiên, điều này sẽ đòi hỏi những thỏa thuận tương ứng với các hãng hàng không và chính quyền địa phương, những nơi có mô hình tài chính chủ yếu hướng đến tình trạng dư thừa công suất và do đó sẽ tiếp tục tăng trưởng.





Nguồn: https://baoquocte.vn/thien-duong-du-lich-chau-au-khi-tang-truong-khong-con-la-mot-lua-chon-278487.html

Cùng chủ đề

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ, Lam Kinh ngày Tết

(NLĐO)- Di sản thế giới Thành nhà Hồ và di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thanh Hóa) sẽ miễn phí vé cho du khách khi tới tham quan dịp Tết Ất Tỵ 2025 ...

Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào

Đại diện kiều bào bày tỏ niềm hạnh phúc khi được về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền; được chứng kiến nhiều thành tựu phát triển. Nhân dịp đón xuân mới Ất Tỵ 2025, tối 24/2, tại TP Nam...

Khu Di tích Lam Kinh, Thành nhà Hồ miễn phí tham quan Tết Ất Tỵ 2025

(CLO) Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh và di sản Thành nhà Hồ vừa thông báo sẽ miễn phí tham quan cho du khách vào dịp Tết Ất Tỵ 2025. ...

Dự án AI trị giá 500 tỷ USD của Mỹ: Thách thức lớn cho châu Âu

Mỹ đã chính thức khởi động một cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI) với quy mô đầu tư khổng lồ, tạo áp lực lớn lên châu Âu trong việc duy trì vị thế cạnh tranh. ...

Chùm ảnh: Yên bình giữa “Thủ đô Praha

Thủ đô Praha của Cộng hòa Czech được biết đến như là 'Thành phố của Một trăm Ngọn tháp' với những công trình kiến trúc cổ kính, lâu đời hàng trăm năm... Praha là Thủ đô đồng thời là thành phố lớn nhất của Cộng hòa Czech nằm trên dòng sông Vltava ở giữa vùng Bohemia. Để có được hình dạng như ngày hôm nay Praha đã phát triển từ thế kỷ 11. Hiện nay Praha...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhà lãnh đạo thân Nga vào “cuộc đua bầu cử” lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?

Các cử tri Belarus đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 26/1 để chọn ra người đứng đầu đất nước trong số 5 ứng cử viên.

Công nghệ chip di động, gaming và AI

Các hãng sản xuất sẽ tiếp tục cải tiến thiết kế, nâng cấp công nghệ phần cứng và phần mềm, trong khi người dùng cũng kỳ vọng vào những trải nghiệm sử dụng mượt mà và mạnh mẽ hơn. Dưới đây là những xu hướng chính sẽ định hình thị trường laptop trong năm 2025.

Người Việt rộn ràng sắm Tết trên các sàn thương mại điện tử

Từ những món ăn truyền thống, trang phục mới, tới đồ trang trí nhà cửa, người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đang rộn ràng, tất bật trong mùa mua sắm cuối năm.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị truy tố về tội kích động nổi loạn

Các công tố viên đã truy tố Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang bị tạm giam về tội lãnh đạo một cuộc nổi loạn thông qua việc áp đặt thiết quân luật ngắn ngủi hồi tháng trước.

Quyết tâm bám biển, bám tàu, bám đảo bảo vệ vùng biển của Tổ quốc

Nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ, Đại tá Vũ Anh Tuấn, Chủ nhiệm Chính trị Hải quân đã trả lời phỏng vấn báo chí về công tác trực sẵn sàng chiến đấu dịp Tết.

Bài đọc nhiều

Giá ổn định; Dịch tả heo châu Phi lan rộng, người chăn nuôi tìm giải pháp tình thế

Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay ổn định tại cả ba miền. Hiện tại, cả nước đang giao dịch trong khoảng 58.000-64.000 đồng/kg. Dịch tả heo châu Phi lan rộng, người chăn nuôi tìm giải pháp tình thế bán heo khi chưa đủ tuổi.

Những điểm sáng trong ngoại giao văn hóa Việt Nam – Trung Quốc

Ngoại giao văn hóa là một trong những ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm qua. Thông qua kết nối kinh tế văn hóa, đẩy mạnh truyền thông văn hóa và tăng cường hợp tác giáo dục văn hóa góp phần gia tăng chiều sâu mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia láng giềng. Giao lưu sân khấu truyền thống Việt Nam-Trung Quốc năm 2018....

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Giá vàng thế giới sẽ bật tăng, vàng “chiến thắng” trong cuộc đua bầu cử Mỹ 2024?

Giá vàng hôm nay 3/7/2024, ghi nhận biến động của giá vàng nhẫn theo đà tăng của thị trường thế giới. Giá vàng thế giới được cho vẫn trong xu hướng tăng mạnh khi mức giá chung vẫn duy trì ở mức hỗ trợ trên 2.300 USD/ounce.

Dự báo sự khó lường của thị trường dầu thế giới nửa cuối năm 2024

Trong nửa cuối năm 2024, thị trường dầu thế giới diễn biến khó lường, chịu tác động của nhiều yếu tố như việc điều chỉnh kế hoạch sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước sản xuất dầu đồng minh (OPEC+), các dự báo trái chiều về nhu cầu dầu hay căng thẳng tại Trung Đông.

Cùng chuyên mục

Người Việt rộn ràng sắm Tết trên các sàn thương mại điện tử

Từ những món ăn truyền thống, trang phục mới, tới đồ trang trí nhà cửa, người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đang rộn ràng, tất bật trong mùa mua sắm cuối năm.

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào “hành trình xanh”

Baoquocte.vn. Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.

Giá xăng dầu hôm nay 26/1: Tuần giảm giá

Giá xăng dầu hôm nay 26/1, tuần này, giá dầu Brent đã giảm 2,8%, giá dầu WTI giảm 4,1%. Giá dầu chính thức khép lại chuỗi 4 tuần tăng liên tiếp và xác lập tuần giảm đầu tiên trong vòng 5 tuần qua.

Đồng NDT tăng tốc trong thương mại quốc tế, tiền Trung Quốc hiện giữ vững vị trí này trong rổ tiền tệ?

Theo SWIFT, tỷ trọng của đồng NDT trong thanh toán quốc tế giảm nhẹ từ 3,89% trong tháng 11, khi đồng NDT lấy lại vị trí của mình từ đồng Yen.

Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Thị trường carbon tại Việt Nam sẽ được triển khai thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028 và giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029.

Mới nhất

Khách du lịch đến Nha Trang dịp Tết Nguyên đán 2025 dự kiến tăng cao

Kinhtedothi-Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh dự kiến đưa đón khoảng 181.889 hành khách. Nhiều khách sạn, resort tại Nha Trang - Khánh Hòa gần như kín phòng trong những ngày Xuân. Du khách dự kiến tăng mạnh Ngày 26/1, ông Nguyễn Minh Khôi - Phó Giám đốc Cảng hàng không quốc tế...

Mưa gió quật tơi tả chợ hoa, tiểu thương lo ‘mất Tết’

Tiểu thương buôn bán hoa, cây cảnh ở Nghệ An như ngồi trên đống lửa khi thời tiết mưa gió ngày cận Tết Ất Tỵ 2025. ...

Tiểu thương Đà Lạt đốt lửa sưởi ấm chờ khách mua cây cảnh, hoa chưng Tết Nguyên đán 2025

Mặc dù trời lạnh, sương xuống vào ban đêm nhưng tiểu thương Đà Lạt (Lâm Đồng) bán cây cảnh, hoa vẫn kiên trì đốt lửa sưởi ấm chờ khách đến mua về chưng Tết Âm lịch 2025. ...

Cháy dữ dội, ngọn lửa bao trùm lên nhiều ki-ốt tại chợ Yên Minh

(NLĐO) - Nhiều ki-ốt bán quần áo, hàng tạp hóa, giày dép trong chợ Yên Minh bị lửa thiêu rụi vào chiều 27 Tết (26-1 dương lịch) ...

Mới nhất