Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThi tốt nghiệp THPT không phó thác cho máy móc

Thi tốt nghiệp THPT không phó thác cho máy móc


Sáng nay 15.6, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Bộ trưởng GD-ĐT: Thi tốt nghiệp THPT không phó thác cho máy móc  - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị

Nhấn mạnh yêu cầu, đỏi hỏi rất cao của kỳ thi tốt nghiệp THPT, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, kỳ thi diễn ra trên toàn quốc, được xã hội quan tâm. Kết quả kỳ thi được sử dụng cho nhiều yêu cầu về chuyên môn và các mục đích khác nhau. Đặc biệt trong thời điểm này, khi chúng ta đang đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, trong đó có giáo dục phổ thông, sự quan tâm của xã hội càng lớn hơn nữa.

Kỳ thi năm nay, dù học sinh thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006, nhưng tinh thần đổi mới được thực hiện ở tất cả các khối lớp. Cùng với đó, quy chế thi có một vài điểm mới, điều chỉnh. Do đó, các yêu cầu với công tác tập huấn, quán triệt thực hiện phải được chuẩn bị rất chu đáo.

Chỉ còn hơn 1 tuần nữa sẽ diễn ra kỳ thi, ông Sơn yêu cầu công tác chuẩn bị, triển khai cần bám sát, bám chắc vào Chỉ thị 17 ngày 29.5 của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, bảo đảm thống nhất, thông suốt giữa hoạt động của các ban chỉ đạo cấp tỉnh với ban chỉ đạo cấp quốc gia.

Chia sẻ một số lưu ý trong công tác chuẩn bị cho kỳ thi, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh đến phương diện kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ kỳ thi, như bài học trong kỳ thi vào lớp 10 của một địa phương, chỉ in mờ đề cũng phát sinh nhiều vấn đề cần xử lý. Tuy nhiên, chuẩn bị trang thiết bị tốt nhất nhưng không phó thác hoàn toàn cho thiết bị mà cần có sự kiểm tra của con người. “Nếu thiên về con người mà trang thiết bị không tốt sẽ vất vả và căng thẳng, nếu phó thác cho trang thiết bị thì rủi ro cao”, ông Sơn nói.

Các công việc như in sao đề thi, vận chuyển đề thi, bảo quản, vận chuyển, giao nộp bài thi, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị các tỉnh/thành lên nhiều phương án, đề phòng trường hợp có thời tiết bất thường, thiên tai, đặc biệt thời điểm thời tiết cực đoan; quan tâm công tác phòng, chống cháy nổ, nhất là ở khu vực in sao đề thi, chấm thi; bảo đảm điện phục vụ cho kỳ thi.

4 nội dung quan trọng cần lưu ý

Báo cáo tại hội nghị, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết: đến thời điểm này, địa phương đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và chuẩn bị cơ sở vật chất chuẩn bị tổ chức kỳ thi theo đúng tiến độ. Dữ liệu thông tin của thí sinh cũng đã được hoàn thành, báo cáo vào hệ thống quản lý thi và gửi về Bộ GD-ĐT.

Bộ trưởng GD-ĐT: Thi tốt nghiệp THPT không phó thác cho máy móc  - Ảnh 2.

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương phát biểu tại hội nghị

Về một số công việc cần lưu ý triển khai trong thời gian tới, ông Huỳnh Văn Chương nhấn mạnh đến bố trí khu vực in sao đề thi, bảo quản, sử dụng đề thi và bảo quản bài thi tại điểm thi; công tác in sao đề thi; công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành địa phương và xây dựng các kịch bản dự phòng.

Cụ thể, địa phương cần bố trí khu vực in sao đề thi 3 vòng độc lập đáp ứng an toàn, bảo mật theo đúng quy định của quy chế thi. Đề thi và bài thi phải được bảo quản trong các tủ riêng biệt, đúng quy trình. Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có công an trực, bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày.

Với công tác in sao đề thi, địa phương lưu ý chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác in sao đề thi. Máy móc thiết bị tuyệt đối không có chức năng thu phát và không nối mạng internet, phải được công an kiểm tra niêm phong các cổng kết nối. Mọi phương tiện, vật tư, thiết bị trong khu vực in sao đề thi dù hư hỏng hay không dùng đến chỉ được đưa ra ngoài khu vực này khi thi xong bài thi/môn thi cuối cùng của bài thi.

Trong quá trình in sao cần in sao theo đúng số lượng được giao. Lưu ý in sao đề thi các bài thi/môn thi ngoại ngữ cho các phòng thi ghép; in sao từng mã đề thi cho mỗi đề thi của mỗi bài thi/môn thi trắc nghiệm. Phải có biện pháp cụ thể để phân biệt bì/túi đề thi của các bài thi/môn thi khác nhau.

Về công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành địa phương, ông Huỳnh Văn Chương đề nghị ban chỉ đạo cấp tỉnh các địa phương phân công nhiệm vụ các thành viên ban chỉ đạo là đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tại địa phương phối hợp chặt chẽ, đúng người, đúng việc, rõ trách nhiệm trong tất cả các khâu (đặc biệt bảo đảm an ninh, an toàn và thuận lợi cho thí sinh trong những ngày thi).

Địa phương cần chủ động xây dựng phương án dự phòng và các kịch bản để tổ chức kỳ thi khi có các tình huống bất thường về thiên tai, dịch bệnh hoặc các vấn đề khác thường phát sinh hoặc dự báo có thể phát sinh. 



Source link

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời kiến nghị thống nhất một bộ sách giáo khoa

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên về việc chỉ nên có một bộ sách giáo khoa thống nhất, tránh gây lãng phí khi thay đổi thường xuyên. ...

‘Trường đại học thành đại học không chỉ là thay tên gọi’

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, việc chuyển đổi trường đại học thành đại học không chỉ thay tên gọi mà cần thay đổi tầm nhìn để tự chủ đại học thực sự hiệu quả. ...

Cần thay đổi tầm nhìn để tự chủ đại học

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, việc chuyển đổi trường đại học thành đại học không chỉ thay tên gọi mà cần thay đổi tầm nhìn để tự chủ đại học thực sự hiệu quả. ...

Khi thấy mình tốt hơn ngày hôm qua, học sinh sẽ hạnh phúc

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói đến 'tinh thần tự do' mà người học cảm thấy đạt đến như một trong những yếu tố giúp tạo nên trạng thái hạnh phúc cho người học. ...

Bộ trưởng GD-ĐT nói về các yếu tố tạo nên hạnh phúc trong giáo dục

Tại hội thảo về hạnh phúc trong giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói đến 'tinh thần tự do' mà người học cảm thấy đạt đến như một trong những yếu tố giúp tạo nên trạng thái hạnh phúc cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Chiến thắng’ đầu tiên của Tổng thống Trump trong cuộc chiến trục xuất di dân lậu

Trưa 27.1 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng thông báo Mỹ ngừng tăng thuế quan và cấm vận sau khi Colombia đã nhượng bộ và cho phép các máy bay quân sự Mỹ chở di dân bất hợp pháp hạ cánh xuống nước này. ...

Rũ bỏ hình ảnh gợi cảm, Miss Grand Thái Lan hóa thân thành ‘nàng thơ’ với áo dài

Trong chuyến công tác nhằm quảng bá cho bộ phim Petrichor The Series tại Việt Nam, dàn diễn...

Chuyên gia chia sẻ mẹo hay giúp người bệnh thận ăn tết mà không lo lắng

Đối với người mắc bệnh thận mạn tính, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là rất cần để kiểm soát các triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. ...

Bài đọc nhiều

Tỉnh Hà Nam Ninh được sáp nhập từ những tỉnh nào?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-ha-nam-ninh-duoc-sap-nhap-tu-nhung-tinh-nao-ar911805.html

Hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong, THPT Gia Định và nhiều trường TP.HCM phải báo cáo, giải trình

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã ban hành kế hoạch tổ chức kiểm điểm theo thông báo số 613/TB-SGDĐT ngày 16-2-2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch này căn cứ thông báo số 613/TB-SGDĐT từ ngày 16-2-2023 của Sở...

Hơn 6.400 thí sinh thi học sinh giỏi quốc gia, lần đầu có môn tiếng Nhật

Năm nay là năm đầu tiên môn tiếng Nhật được đưa vào kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng phương thức vận chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ trên phạm vi toàn quốc. ...

Cùng chuyên mục

Bản thân em cũng gặp cám dỗ

Hoa khôi Trường Đại học Thương mại 2024 Trần Minh Thu rất giỏi giang và năng động. Song hành với việc học, cô tham gia các hoạt động, các sự kiện như một cách để tăng thêm trải nghiệm của bản thân. ...

Thưởng Tết cho giáo viên: Làm sao để nhà giáo ‘vui như Tết’?

Trải qua hơn 38 năm công tác, tôi chưa bao giờ biết tiền thưởng Tết là gì. Cũng có năm chúng tôi được phát tiền vào dịp Tết nhưng thực tế đó là tiền tiết kiệm chi trong ngân sách chi thường xuyên của các trường còn kết dư chia cho giáo viên. Tết Ất Tỵ 2025 lại đến. Những ngày này đến trường, nhiều thầy cô có cùng tâm sự: “Tết đến là thêm nhiều nỗi lo!". Có cô giáo...

Cùng con gìn giữ những giá trị của Tết xưa

Là người yêu Tết, luôn mong các con cảm nhận được những giá trị, ý nghĩa mà Tết mang lại, chị Lê Vân Anh (Hà Nội) luôn cố gắng giữ chút không khí Tết xưa cho các con...

Cảm động nghị lực của chàng trai trẻ bị mất một tay vẫn cố gắng mưu sinh

(NLĐO) - Hình ảnh chàng trai chỉ có một tay nhưng làm việc thoăn thoắt, tỉ mỉ lau chùi từng trái dưa hấu bất ngờ lan truyền trên mạng xã hội ...

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng chỉ tiêu ở 3 ngành

(NLĐO) - Năm 2025, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch sử dụng 6 phương thúc xét tuyển vào các ngành đào tạo của trường. ...

Mới nhất

Vì sao chuối tiêu tăng giá chóng mặt tới vài trăm ngàn mỗi nải?

Chuối tiêu là loại quả không thể thiếu trong ngày Tết để bày ngũ quả và thắp hương nên nhu cầu tiêu dùng tăng. Tuy nhiên, năm nay giá chuối tăng mạnh do nguồn cung khan hiếm ở miền Bắc. ...

Hơn 70.000 gia đình Việt cùng Nestlé “Cầu Tết chất lượng” trong tay

Sau một tháng triển khai, chương trình “Cùng Nestlé, Cầu Tết chất lượng trong tay” đã thu hút hơn 70.000 gia đình Việttham gia cùng khám phá Tết chất lượng muôn hình vạn vẻ trên khắp Việt Nam.

Tiện ích mua thuốc online trong ngày Tết

Mua thuốc online trong mùa Tết giúp người dân tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận thuốc khi bận rộn. Mua thuốc online trong mùa Tết giúp người dân tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận thuốc khi bận rộn. Tiện ích mùa...

‘Chiến thắng’ đầu tiên của Tổng thống Trump trong cuộc chiến trục xuất di dân lậu

Trưa 27.1 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng thông báo Mỹ ngừng tăng thuế quan và cấm vận sau khi Colombia đã nhượng bộ...

Bản thân em cũng gặp cám dỗ

Hoa khôi Trường Đại học Thương mại 2024 Trần Minh Thu rất giỏi giang và năng động. Song hành với việc học, cô tham gia các hoạt động, các sự kiện...

Mới nhất