Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcThí sinh tề tựu trước thềm trao giải Sáng kiến Khoa học...

Thí sinh tề tựu trước thềm trao giải Sáng kiến Khoa học 2023


Các tác giả tham gia Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2023 đã hội tụ tại Hà Nội để tham dự Hội nghị nhà khoa học trẻ và Lễ trao giải diễn ra sáng mai (17/5).

Buổi lễ vinh danh các chủ nhân giải thưởng Sáng kiến Khoa học 2023 do VnExpress tổ chức thu hút sự chú ý đông đảo của các nhà khoa học, sinh viên, học sinh khắp cả nước. Khoảng 16h ngày 16/5, trước thềm Lễ trao giải, đại diện các đội thi từ các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tề tựu về Hà Nội.





Nhóm nhà khoa học, tác giả dự thi hội tụ tại Hà Nội trước thềm Lễ trao giải. Ảnh: NQ

Nhóm tác giả dự thi hội tụ tại Hà Nội trước thềm Lễ trao giải. Ảnh: NQ

Trong không khí háo hức trước “giờ G”, nhiều tác giả cho biết họ rất hồi hộp khi nhận được lời mời của Ban tổ chức để ra Hà Nội dự lễ trao giải.

Tranh tài trong cuộc thi với TIR lens mới, công nghệ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đèn LED, TS Nguyễn Đoàn Quốc Anh (Biên Hòa, Đồng Nai) chia sẻ vừa háo hức, hồi hộp và thêm chút tự hào. Là nhà khoa học tại trường ĐH Tôn Đức Thắng, TS Quốc Anh chia sẻ niềm vui khi tham gia cuộc thi, công nghệ TIR lens mới được truyền thông, lan toả tới nhiều người.





TS Nguyễn Đoàn Quốc Anh, tác giả dự án TIR lens mới cho đèn LED có mặt tại Hà Nội. Ảnh: NQ

TS Nguyễn Đoàn Quốc Anh, tác giả dự án TIR lens mới cho đèn LED có mặt tại Hà Nội. Ảnh: NQ

Có chung cảm xúc với nhóm nhà khoa học, Đinh Văn Trung, học sinh lớp 12 Trường THPT Diễn Châu 2, Nghệ An, tác giả dự án thiết bị phun thuốc bảo vệ thực vật bằng cáp treo, nói vừa vui và hồi hộp. “Đây là lần đầu tiên em được ra Hà Nội, nơi em khao khát được đặt chân tới và mong đợi công bố giải của chương trình”.

Trung hội ngộ cùng các tác giả trước ngày trao giải, trong đó có nhà khoa học khiến em cảm nhận rõ hơn được nhiệt huyết, đam mê và khát vọng của những người yêu khoa học. “Đây có lẽ là cảm xúc vô cùng đáng nhớ đối với em khi tới thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến”, Trung nói.

Còn anh Lương Văn Trường (34 tuổi) đầy háo hức khi từ huyện Nghĩa Hưng, Nam Định lên Hà Nội. Anh vô cùng đón đợi phần chia sẻ từ các diễn giả, nhà khoa học tại Hội nghị các nhà khoa học trẻ.

Với anh Trường, việc được góp mặt trong chương trình lớn vinh danh các sáng kiến khoa học giúp ích cho xã hội là một niềm tự hào, anh kỳ vọng sẽ được kết nối, giao lưu học hỏi với nhiều tác giả, các nhà khoa học.





Tác giả Lương Văn Trường đến từ huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Ảnh: NQ

Tác giả Lương Văn Trường đến từ huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Ảnh: NQ

Là một trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất, Trần Thị Quỳnh (18 tuổi) THPT Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên cùng cô giáo Nguyễn Thị Cẩm Nhung đến Hà Nội sớm một ngày để kịp giờ. Cô trò tỉnh Điện Biên háo hức đợi kết quả, cảm ơn ban tổ chức đã “tạo điều kiện để tham gia một sự kiện thật sự ý nghĩa”.

Tại điểm cầu Hà Nội, các thành viên Trung tâm công nghệ 3D trong Y học, Đại học VinUni cho biết, nhóm đang rất nóng lòng trước ngày Hội nghị các nhà khoa học trẻ. Đây là năm thứ hai BSCK II Phạm Trung Hiếu và các cộng sự tại nhóm Lab 3D VinUni tham gia chương trình. Anh cho biết sự kiện là nơi gặp gỡ kết nối, nghe những chia sẻ hay, sáng kiến mới, ý tưởng độc đáo trong năm vừa qua.

“Đây là cơ hội Trung tâm công nghệ 3D trong Y học đóng góp những kết quả trong một năm vừa qua, cùng kết hợp với các ý tưởng khác để đưa nền khoa học nước nhà sáng ngang với các cường quốc khoa học công nghệ trên thế giới”, bác sĩ Hiếu nói và cho biết thêm nhóm cũng mang theo sản phẩm để trung bày tại không gian sự kiện để mong lan tỏa tới nhiều người.





Cô giáo Nguyễn Thị Cẩm Nhung cùng học trò Trần Thị Quỳnh, đến từ THPT Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Ảnh: NQ

Cô giáo Nguyễn Thị Cẩm Nhung cùng học trò Trần Thị Quỳnh, đến từ THPT Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Ảnh: NQ

Các tác giả đều bày tỏ muốn thông qua chương trình, các nhà sản xuất và tiêu dùng sẽ biết đến nhiều hơn sản phẩm công nghệ do các nhóm nghiên cứu, phát triển. TS Nguyễn Đoàn Quốc Anh chia sẻ, những gì đem đến cuộc thi vẫn còn khiêm tốn so với hàng trăm sáng kiến, ý tưởng, và sản phẩm đến từ khắp cả nước song anh tin tưởng cuộc thi sẽ ngày một thu hút hơn bởi uy tín và ý nghĩa đặc biệt sâu sắc.

Phỏng vấn các tác giả sáng khiến Khoa học

Lễ trao giải cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2023 sẽ diễn ra vào sáng 17/5 tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ. Đây là năm thứ hai, VnExpress tổ chức một sân chơi dành cho các nhà khoa học chuyên và không chuyên với kỳ vọng truyền cảm hứng sáng tạo và thúc đẩy các nghiên cứu ứng dụng vào thực tế.

Năm nay giải thưởng được nâng lên 300 triệu đồng. Toàn bộ tiền giải thưởng do Quỹ Hy vọng (Hope Foundation) tài trợ. Đây là quỹ xã hội – từ thiện hoạt động vì cộng đồng, không lợi nhuận, được vận hành bởi Báo VnExpress và Công ty cổ phần FPT. Quỹ theo đuổi hai mục tiêu: hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn và tạo động lực phát triển. Một trong các hoạt động của quỹ là thúc đẩy ứng dụng công nghệ, trang bị công cụ phát triển bền vững cho các cá nhân và cộng đồng, đặc biệt là trang bị tri thức thông qua giáo dục.

Chương trình diễn ra cùng với Hội nghị các nhà khoa học trẻ (Young Scientist Summit) chủ đề “Vì mục tiêu phát triển bền vững” với phiên chính và phiên toạ đàm. Lễ trao giải và Hội nghị sẽ được VnExpress tường thuật trực tuyến và livestream trên fanpage cùng các nền tảng khác của VnExpress.





Thí sinh tề tựu trước thềm trao giải Sáng kiến Khoa học 2023 - 4

Như Quỳnh



Source link

Cùng chủ đề

Grammy lần thứ 67- 2025: Beyoncé lập kỳ tích, The Beatles tái xuất ngoạn mục

Lễ trao giải Grammy lần thứ 67-2025 diễn ra sáng 3-2 (giờ Việt Nam) tại Crypto.com Arena (Los Angeles - Mỹ) ...

Nhà khoa học trẻ được săn đón với mức lương 35 tỷ/năm

Là nhà khoa học trẻ đứng sau các dá»± án thành công của Alibaba và DeepSeek, La Phúc Nhài được chiêu mộ với mức lÆ°Æ¡ng 10 triệu NDT/năm (khoảng 34,9 tá»· đồng). Nhà khoa học La Phúc Nhài được mệnh danh là nữ thiên tài trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc - người đứng sau các dự án thành công của Alibaba và DeepSeek. Cô sinh năm 1995 ở Tứ Xuyên, tốt nghiệp cử nhân ngành Khoa học Máy...

Tiềm năng gián robot khổng lồ tìm kiếm và cứu hộ

(NLĐO) - Nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu và xây dựng côn trùng kết hợp máy móc - như loài gián hay bọ cánh cứng bóng tối - để ứng dụng trong tìm kiếm cứu hộ. ...

Báo Nhà báo & Công luận đoạt Giải tập thể xuất sắc tại Giải Búa Liềm Vàng lần thứ lần thứ IX

(CLO) Với những đóng góp tích cực, báo Nhà báo & Công luận đã vinh dự đoạt Giải Tập thể xuất sắc tại Lễ trao giải Búa liềm vàng lần thứ IX - năm 2024, diễn ra vào tối 20/1 tại Hà Nội. ...

Trung Quốc vượt Mỹ về số nhà khoa học hàng đầu?

Số lượng các nhà khoa học hàng đầu ở Mỹ đang giảm, trong khi số lượng tương ứng ở Trung Quốc tăng lên, theo dữ liệu mới từ một công ty Trung Quốc. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Thúc đẩy công nghệ cơ khí và tự động hóa

Hiện nay, công nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của cả nước. Do đó, việc tìm “đòn bẩy” khoa học và công nghệ nhằm phát triển lĩnh vực chủ lực này đang được Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương triển khai. Xác định rõ những khó khăn cần tìm giải pháp tối ưu, Ban Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và công nghệ cấp quốc...

Phát hiện cấu trúc “quái vật” có thể chứa 30 dải Ngân Hà

(NLĐO) - Kính thiên văn vô tuyến MeerKAT ở Nam Phi vừa tìm ra Inkathazo, đại diện của một nhóm "quái vật vũ trụ" cực kỳ to lớn nhưng khó nắm bắt. ...

ChatGPT thêm công cụ Deep Research, cạnh tranh DeepSeek

OpenAI khẳng định với công cụ Deep Research mới nhất, ChatGPT có thể 'hoàn thành trong vài chục phút những việc mà con người phải mất đến nhiều giờ'. Theo AFP ngày 3-2, gã khổng lồ công nghệ Mỹ OpenAI công bố một công...

AI thua chuột khi nhận diện vật thể bị che khuất

Các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến đã có thể tạo ra mã máy tính và giúp khám phá các loại dược phẩm mới. Nhưng khi nói đến việc nhận diện các vật thể đơn giản, chúng vẫn còn phải học hỏi từ những chú chuột nhỏ bé. ...

Mẫu vật ngoài Trái Đất tàu Mỹ đem về chứa 19 yếu tố sự sống

(NLĐO) - Các "khối xây dựng sự sống" từ mẫu vật tàu vũ trụ OSIRIS-REx đem về Trái Đất hứa hẹn viết lại lịch sử hệ Mặt Trời. ...

Cùng chuyên mục

“Quái thú sa mạc” dài 15 m lộ dấu vết ở Mông Cổ

(NLĐO) - Hóa thạch đáng sợ giữa sa mạc Gobi đã tiết lộ một loài quái thú khổng lồ tồn tại 70 triệu năm về trước. ...

Vệ tinh dẫn đường NVS-02 của Ấn Độ gặp sự cố kỹ thuật khi nâng quỹ đạo

Vệ tinh dẫn đường NVS-02 đã gặp sự cố kỹ thuật trong quá trình nâng quỹ đạo, nguyên nhân là do các van tiếp nhận chất oxy hóa để kích hoạt động cơ đẩy đã bị hỏng và không thể mở được. Ngày 3/2, Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) cho biết vệ tinh dẫn đường NVS-02 đã gặp sự cố kỹ thuật trong quá trình nâng quỹ đạo xảy ra trước đó 1...

Những điểm du xuân đẹp nhất Tây Bắc ngay lúc này

TPO - Sau Tết Nguyên đán 2025, các điểm đến nổi tiếng ở vùng Tây Bắc của Việt Nam ngập tràn sắc trắng của hoa mận, màu hồng từ hoa đào hay những cánh đồng cải vàng bên sườn đồi... khiến du khách không khỏi mê mẩn. 04/02/2025 | 08:32 ...

Mặt Trăng của Trái Đất “sống dậy” gần đây?

(NLĐO) - Điều mà các nhà khoa học luôn mong đợi ở các thế giới ngoài hành tinh xa xôi có thể tồn tại ngay tại Mặt Trăng, nơi đã khiến họ "lạc lối". ...

DeepSeek nêu cách Trung Quốc có thể phản ứng với thuế quan của Mỹ

Trí tuệ nhân tạo DeepSeek của Trung Quốc đưa ra phương án áp thuế với các ngành công nghiệp hay tạo rào cản không thể vượt qua với Mỹ trong ngành xe điện. Theo Hãng tin Reuters, giáo sư luật Wang Jiangyu từ Đại...

Mới nhất

Một ông nông dân Tiền Giang trồng xen canh sầu riêng với cây ổi kiểu gì mà hễ có trái là ra tiền tỷ?

Nhờ chịu khó học hỏi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà mỗi năm gia đình ông Trần Văn Ôi ở ấp Hữu Lợi, xã...

thu gần 1.000 tỷ đồng từ du lịch trong dịp Tết

Kinhtedothi - Theo Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, tỉnh đón 700.490 lượt khách du lịch, ước tính thu về gần 1.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với dịp Tết 2024.  Công suất sử dụng phòng lưu trú đạt từ 80-85%. Ninh Bình giữ vững vị trí top đầu các điểm đến...

Một nông dân vào vai nhà vua đi cày ruộng

(NLĐO)- Một nông dân 75 tuổi đeo mặt nạ, khoác long bào tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng đi cày tại lễ hội Tịch...

Cán bộ, công chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(NLĐO)- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong lễ hội xuân năm 2025 ...

Mới nhất