Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThế hệ nhà khoa học nữ đi trên con đường ít người...

Thế hệ nhà khoa học nữ đi trên con đường ít người đi



Đối với những phụ nữ tạo nên đột phá trong khoa học, hành trình đến thành công thường không phải là đường thẳng. Nỗ lực của họ không chỉ thay đổi cuộc sống cá nhân mà còn mang lại lợi ích to lớn cho toàn xã hội thông qua các nghiên cứu tiên phong.

Trong quá khứ, định kiến giới và kỳ vọng của xã hội khiến các nghề nghiệp trong lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) trở nên phi truyền thống với phụ nữ. Dẫu vậy, ngày càng nhiều người phụ nữ vượt qua rào cản này, theo đuổi đam mê khám phá và chứng minh năng lực của mình trong lĩnh vực này.

TS Emily Roycroft, người đã tìm cách tái tạo môi trường sống tự nhiên tại Tasmania để bảo vệ các loài nguy cấp, cho biết: “Làm việc trong lĩnh vực khoa học là cơ hội để tạo dựng sự nghiệp từ sự tò mò về thế giới xung quanh. Bạn đặt ra những câu hỏi có thể chưa ai từng nghĩ đến. Đây là công việc giúp bạn làm những điều đáng kinh ngạc và trải nghiệm nhiều điều đa dạng, đồng thời đóng góp tích cực cho thế giới”.

Đồng tình với quan điểm này, TS Leah Smith từ Đại học Otago nhấn mạnh rằng khoa học không chỉ dành cho những đứa trẻ “thông minh” mà thực chất là lĩnh vực dành cho bất kỳ ai khao khát khám phá điều mới lạ về thế giới. 

Smith nói: “Đôi khi, phụ nữ và các bé gái bị ảnh hưởng bởi những quan niệm sai lầm, rằng não của chúng ta không đủ khả năng phân tích để thành công trong một số con đường sự nghiệp. Nhưng tính tò mò chính là chìa khóa. Kỹ năng và tự tin sẽ phát triển theo thời gian, vì thế đừng để nhận thức của người khác hoặc nghi ngờ bản thân kìm hãm mình”.

Smith và Roycroft là hai trong số năm nghiên cứu sinh được chọn trong Chương trình L’Oréal-Unesco Women in Science năm 2025. Cùng với TS Brittany Mitchell, TS Kaye Minkyung Kang và TS Mengyu Li, họ đã chứng minh rằng những rào cản không chỉ là thử thách mà còn có thể trở thành động lực.

Quyết tâm thành công

Muốn trở thành nhà khoa học và thực sự trở thành nhà khoa học là hai điều khác nhau. Việc định hướng con đường từ ước mơ đến hiện thực không hề dễ dàng. Là người đầu tiên trong gia đình học đại học, Smith từng phải tạm gác việc học suốt năm và làm hai công việc cùng lúc để đủ chi phí học đại học tại Mỹ. 

Từ trên xuống: TS Leah Smith, Đại học Otago, TS Kaye Minkyung Kang và TS Emily Roycroft

Dẫu vậy, tình yêu mãnh liệt dành cho khoa học luôn thôi thúc cô tiến về phía trước. Niềm cảm hứng đó đến từ loạt phim truyền hình khoa học viễn tưởng The X-Files (Hồ sơ tuyệt mật) những năm 90, đặc biệt là nhân vật đặc vụ Scully.

Hiện tại, Smith là nghiên cứu viên tại Đại học Otago, New Zealand, tập trung nghiên cứu thực khuẩn thể – những loại virus tiêu diệt vi khuẩn. Với tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, thực khuẩn thể là giải pháp tiềm năng cho các bệnh nhiễm trùng không thể chữa trị. “Tôi luôn bị cuốn hút bởi ý tưởng khám phá những điều mà chưa ai biết”, Smith chia sẻ.

Dám theo đuổi đam mê

TS Kaye Minkyung Kang, giảng viên tại Đại học Sydney, bắt đầu yêu thích khoa học từ niềm đam mê lặn biển. Là một giáo viên dạy lặn, cô bị mê hoặc bởi vẻ đẹp huyền bí của thế giới dưới lòng đại dương, đến mức thôi thúc cô tìm hiểu sâu hơn về nó. 

Tuy nhiên, con đường theo đuổi khoa học của cô không hề suôn sẻ khi không nhận được sự ủng hộ từ gia đình.

“Tôi đến từ Hàn Quốc, xuất thân từ một gia đình rất truyền thống, và họ cho rằng phụ nữ không nên làm khoa học. Họ tỏ ra vô cùng hoài nghi về quyết định học tiến sĩ của tôi. Nhưng tôi tin rằng quan trọng nhất là tin tưởng vào trực giác và dám theo đuổi đam mê của chính mình”, Kang nói.

Niềm đam mê ấy đã dẫn Kang đến những nghiên cứu đóng góp tích cực vào giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Cô tập trung phát triển quy trình chuyển đổi chất thải carbon thành hóa chất hữu ích cho ứng dụng nông nghiệp và công nghiệp. Cô cũng đang phát triển một quy trình chuyển đổi hiệu quả hơn sử dụng năng lượng mặt trời thay vì điện.

Kang khuyến khích các phụ nữ trẻ đừng ngần ngại theo đuổi đam mê của mình và đừng sợ mắc sai lầm. “Đừng để sự tiêu cực ngăn cản bạn, và hãy nhớ rằng khoa học phát triển từ thử nghiệm và sai sót. Thử thách là một phần của hành trình”, Kang chia sẻ.

Từ Ai Cập đến Tasmania

Hành trình của TS Emily Roycroft đến với khoa học bắt nguồn từ niềm đam mê với lịch sử cổ đại khi còn nhỏ, được truyền cảm hứng từ bộ truyện “Cairo Jim”. Ban đầu, cô theo học ngành khảo cổ học Ai Cập và di truyền học tiến hóa tại Đại học Monash, với dự định theo ngành y dược. 

Tuy nhiên, trong quá trình học, Roycroft nhận ra rằng nghiên cứu khoa học có thể là con đường để theo đuổi niềm đam mê thực sự của mình – tiến hóa và di truyền học.

Hiện tại, Roycroft tập trung vào việc bảo tồn các loài gặm nhấm bản địa của Úc. Cô nghiên cứu sức khỏe di truyền của các quần thể nhỏ còn sót lại trên các đảo ngoài khơi Tasmania, đánh giá khả năng thích nghi của chúng để tái du nhập vào các khu bảo tồn trên đất liền.

Cô nói: “Bảo tồn các loài này là điều cần thiết, không chỉ để duy trì đa dạng sinh học mà còn để khôi phục sự cân bằng trong hệ sinh thái của chúng ta”.

Nguồn: Guardian



Nguồn: https://pnvnweb.dev.cnnd.vn/the-he-nha-khoa-hoc-nu-di-tren-con-duong-it-nguoi-di-20250102154024884.htm

Cùng chủ đề

Trung Quốc vượt Mỹ về số nhà khoa học hàng đầu?

Số lượng các nhà khoa học hàng đầu ở Mỹ đang giảm, trong khi số lượng tương ứng ở Trung Quốc tăng lên, theo dữ liệu mới từ một công ty Trung Quốc. ...

Nghiên cứu sinh kiện Đại học Cambridge vì không đỗ tiến sĩ

(Dân trí) - Anh Jacob Meagher, nghiên cứu sinh ngành Luật vừa đệ đơn kiện Đại học Cambridge (Anh) lần thứ 2, vì cho rằng mình bị phân biệt đối xử trong quá trình thi cử. Nghiên cứu sinh Jacob Meagher cho rằng anh đã bị đánh trượt trong quá trình bảo vệ luận án tiến sĩ một cách không công bằng. Meagher khẳng định quyết định của nhà trường đã khiến anh gặp nhiều thiệt hại, không thể nhận...

Đột phá theo Nghị quyết 57: Để nhà khoa học thực sự ở vị trí trung tâm, then chốt

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã xác định nhà khoa học ở vị trí trung tâm, then chốt, đi cùng với đó là những cơ chế, chính sách đãi ngộ xứng đáng. Khoa học, công nghệ,...

Lan tỏa năng lượng tích cực

Với Thân Ngọc Hà Duyên (quê TP HCM), những thử thách trong chặng đường tuổi trẻ đều xứng đáng để đối diện, vượt qua và sẽ dẫn lối đến thành quả ...

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo, Chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân... là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh bứt phá với lợi nhuận trước thuế hơn 11.543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và vượt...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định số 73 của Chính phủ

Giáo viên làm việc tại các trường công lập của Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh Việt Nam

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh và cuối cùng là toàn bộ học sinh Việt Nam, Trần Tố Uyên (sinh năm 1997, đồng sáng lập, giám đốc quốc gia của STEAM for Vietnam) cùng...

“Cùng em bước tiếp” nối dài ước mơ học tập của các bạn nhỏ sau đại dịch COVID-19

Chiến dịch “Cùng em bước tiếp” được Saigon Children’s Charity (saigonchildren) chính thức khởi động, nhằm hỗ trợ cho những trẻ em mất người thân do đại dịch COVID-19. ...

Mang sức sống Việt vào bộ quà Tết 2025

Kiên cường, tỏa sáng nỗ lực của người Việt, vững vàng vượt qua khó khăn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - đó là thông điệp các nữ doanh nhân gửi gắm vào bộ quà Tết...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Cùng chuyên mục

8 nhóm ngành của Việt Nam xếp hạng tốt nhất thế giới, trường nào đứng đầu?

Việt Nam lần đầu có 9 ĐH được xếp hạng theo 8 nhóm ngành đào tạo, trong đó 3 lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên, kinh doanh và kinh tế có thứ hạng cao, ở nhóm 301-400. ...

Nguồn gốc số thuốc diệt chuột khiến 32 học sinh nhập viện

Đại diện Phòng GD-ĐT TP Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) vừa thông tin về diễn biến vụ ngộ độc thuốc diệt chuột khiến 32 học sinh Trường Tiểu học Phú Lâm nhập viện. Sáng 25/1, ông Nguyễn Việt Hải - Phó Trưởng phòng GD-ĐT TP Tuyên Quang thông tin, liên quan vụ 32 em học sinh Trường Tiểu học Phú Lâm bị ngộ độc, đến nay sức khỏe các em đã ổn định, không có trường hợp nguy kịch.  Theo ông...

Học sinh dùng AI tạo thiệp chúc tết

Thay vì phải dùng giấy, bút màu, hồ dán, kéo để làm thiệp chúc mừng năm mới trong dịp Tết Nguyên đán như trước đây, học trò ngày nay thỏa sức sáng tạo thiệp chúc tết chỉ bằng một chiếc điện thoại thông...

Nỗi niềm giáo viên mầm non

Dù bị bệnh hiểm nghèo hay chồng mất, làm mẹ đơn thân, nhưng các cô giáo mầm non vẫn nén lại nỗi buồn đau để đều đặn có mặt ở trường đúng 7 giờ sáng, nở nụ cười thật tươi đón trẻ. ...

5 dự án của học sinh Asian School đạt giải cấp thành phố

Học sinh Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) đạt hai giải Nhì và ba giải Ba tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp thành phố năm học 2024-2025, do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức. ...

Mới nhất

Gạo tương đối bình ổn

Giá lúa gạo hôm nay ngày 25/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều. Thị trường lượng ít, các mặt hàng lúa và gạo tương đối bình ổn. Giá lúa gạo hôm nay ngày 25/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động. Gạo các loại tương đối...

Bộ sưu tập ‘mâm cơm tài chính’ vừa khoa học vừa đủ chất, thiết thực hàng ngày

GĐXH - Chỉ với hơn 100.000 đồng, bạn đã có ngay một mâm cơm gia đình giàu chất dinh dưỡng, đa dạng món ăn theo xu hướng 2025. Hãy cùng...

Khai thác dầu khí có những biến động mới

Năm 2024, gia tăng trữ lượng dầu khí của Petrovietnam đã đạt 15,2 triệu tấn quy dầu, vượt 26,7% kế hoạch đề ra và tăng so với mức 13 triệu tấn quy dầu của năm 2023. Năm 2024, gia tăng trữ lượng dầu khí của Petrovietnam đã đạt 15,2 triệu tấn quy dầu, vượt 26,7% kế hoạch đề ra và...

Giá vàng SJC bất ngờ tiến sát 89 triệu đồng/lượng khi giá thế giới hướng đỉnh lịch sử

(NLĐO) – Giá vàng trong nước sáng nay (25-1) tiếp tục duy trì mốc cao tiến sát mốc 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong nhiều tuần...

Mới nhất