Trang chủNewsThế giớiThế giới 2025, năm của những dịch chuyển đan xen, đa chiều,...

Thế giới 2025, năm của những dịch chuyển đan xen, đa chiều, lo âu và hy vọng

Dự báo tình hình thế giới năm 2025 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, trái chiều, đan xen giữa hy vọng và lo âu, quanh các tâm điểm, trên nhiều lĩnh vực. Ẩn sau bề nổi đa chiều đó là gì?

2025, năm của những dịch chuyển đan xen, đa chiều, lo âu và hy vọng
Thế giới năm 2025 vẫn ngổn ngang những mối lo âu xen lẫn hy vọng. (Nguồn: Getty Images)

Nơi hạ nhiệt, nơi nóng lên

Điểm nóng Ukraine, Trung Đông chưa thấy lối thoát rõ ràng nhưng có dấu hiệu hạ nhiệt. Xung đột đã khá dài, các bên tham chiến đều thấm mệt hoặc ưu thế dần nghiêng về một phía. Áp lực quốc tế tăng cao, cả với bên trong và bên ngoài. Các nước lớn, đặc biệt là Mỹ điều chỉnh chiến lược trước cục diện mới. Đồng thời, chính họ là nhân tố tác động lớn đến cục diện.

Bóng đen tiếp tục phủ bóng chính trường Hàn Quốc với những đòn đấu khó đoán định, có sự can dự của cơ quan pháp luật với một bộ phận lực lượng quân sự, lôi kéo nhiều người dân tham gia. Eo biển Đài Loan, Biển Đông, châu Phi… vẫn tiềm ẩn bất ổn.

Kênh đào Panama dậy sóng, vùng đất băng giá Greenland có nguy cơ “tan băng” sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump. Thứ gì cũng có thể mua bằng rất nhiều tiền và bằng sức ép cực lớn! “Mua” Greenland không chỉ nhằm vào kho tài nguyên chìm mà còn là hình thức sở hữu lãnh thổ mới bằng “sức mạnh mềm và cứng”, mở đường kiểm soát Bắc cực.

Các điểm nóng mới khó có nguy cơ bùng phát thành xung đột quân sự, cuộc chiến khu vực, nhưng có nguy cơ nóng lên. Đặc biệt là tạo ra tiền lệ mới rất nguy hiểm, vẽ lại bản đồ chính trị thế giới!

Phân mảnh và liên kết, hợp tác kinh tế

Cạnh tranh ngôi vị số một giữa Mỹ và Trung Quốc, được cho là tất yếu khi tham vọng cường quốc lớn mà chưa có một cơ chế đủ sức kiểm soát. Lệnh trừng phạt kinh tế giữa Mỹ với Trung Quốc, phương Tây và Nga tiếp tục tăng cả về lượng và chất. Sự phân mảnh chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu sâu sắc hơn.

Ở chiều ngược lại, liên kết, hợp tác kinh tế giữa BRICS với các đối tác, giữa Trung Quốc với châu Phi, trong khu vực Nam bán cầu, tiểu khu vực ASEAN… sôi động, hiệu quả, là điểm sáng toàn cầu. Nếu sự phân mảnh thế giới chủ yếu do tham vọng, chính trị hóa, vũ khí hóa kinh tế của một số nước lớn thì xu hướng liên kết, hợp tác khu vực, tiểu khu vực là nhu cầu tất yếu của phát triển, nhằm tìm kiếm sự cân bằng, giảm bớt phụ thuộc. Hai xu hướng này tiếp tục tồn tại.

Bùng nổ công nghệ, đan xen cơ hội và thách thức

Công nghệ mới bùng nổ, nhất là trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ số, công nghệ lượng tử, công nghệ vũ trụ…, và sự tích hợp của chúng trở thành động lực phát triển, tạo ra những thành tựu chưa từng có. Các cường quốc chiếm hữu, biến nó thành bảo bối chi phối, tăng cường bảo hộ, cạnh tranh gay gắt, làm phân mảnh nguồn lực, địa bàn, gia tăng sự bất bình đẳng về hưởng thụ thành tựu khoa học công nghệ của nhân loại.

AI nâng khả năng của con người lên tầm cao mới nhưng cũng có thể làm trầm trọng thêm căn bệnh thất nghiệp, khiến một bộ phận phụ thuộc vào công nghệ. Đặc biệt, để AI lấn át việc ra quyết định trong lĩnh vực quân sự, thiếu cơ chế giám sát có nguy cơ dẫn đến hậu quả thảm khốc cho con người.

Thế giới 2025, năm của những dịch chuyển đan xen, đa chiều, lo âu và hy vọng
Ô tô bị mắc kẹt trong nước lũ khi cơn bão nhiệt đới Helene tấn côngBoone, Bắc Carolina, Mỹ vào ngày 27/9/2024. (Nguồn: Reuters)

Thiên tai, thảm họa làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng

Năm 2025, tiếp tục xu hướng dị thường của biến đổi khí hậu với những kỷ lục không mong muốn. Dòng người di tản vì thiên tai, nhân tai vô định. Không một quốc gia nào có thể sống trong ốc đảo, đứng ngoài mọi thiên tai, thảm họa. Ở các quốc gia chậm phát triển, tác động của thiên tai, thảm họa càng khốc liệt bội phận. Năng lượng sạch, kinh tế xanh, thỏa thuận đóng góp thêm cho ứng phó biến đổi khí hậu tại COP29 chưa đủ khỏa lấp “lỗ hổng”.

Lẽ ra, thách thức càng lớn, càng phải quyết tâm, chung sức, đồng lòng, dồn lực toàn cầu đối phó. Nhưng một số nước giàu, hưởng lợi từ tài nguyên, tác nhân chính gây khí nhà kính, lại đóng góp không tương xứng, thậm chí đơn phương rút khỏi cơ chế chung. Sự phân tán, phân mảnh nguồn lực càng làm trầm trọng tác động khốc liệt của thiên tai, thảm họa và sự bất bình đẳng trong “ngôi nhà chung”.

Đa cực, đa phương và hy vọng khởi đầu

Chuyển dịch đan xen, trái chiều quanh các tâm điểm, trên nhiều lĩnh vực là những biểu hiện cụ thể cho sự cọ xát giữa đơn cực và xu thế đa cực, đơn phương và đa phương. Sự đối đầu địa chính trị, cạnh tranh quyền lực, vai trò chi phối và lợi ích chiến lược giữa các nước lớn là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.

Vết rạn lợi ích giữa Mỹ với đồng minh châu Âu sẽ càng rõ hơn sau ngày 20/1. Xuất hiện nguy cơ va đập mới giữa Washington với Copenhagen và Ottawa, mà ở đó chủ nghĩa đơn phương, sức mạnh, sức ép, lợi ích nước lớn đè lên luật pháp quốc tế. Trong khi đó, các liên minh liên quan, đồng minh có vẻ “im hơi lặng tiếng”.

Trật tự thế giới cũ được một số nước lớn cố duy trì, trong khi trật tự mới chưa đủ hình hài nhưng vẫn là xu thế không thể đảo ngược. Theo thông báo ngày 7/1 của nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), Indonesia trở thành thành viên thứ 10. Cùng với đó là 8 quốc gia đối tác và hàng chục nước trên các châu lục mong muốn tham gia BRICS. Sự thay đổi về lượng chuyển hóa thành chất mới.

Vai trò, ảnh hưởng của G7 suy giảm, G20 khó đồng thuận vì sự khác biệt giữa các nhóm thành viên. Đối lại, BRICS không ngừng lớn mạnh, ngày càng thể hiện là một tập hợp lực lượng mới đủ sức tham gia cuộc chơi chính trị, kinh tế, thương mại toàn cầu. Cùng với đó, tiếng nói của các quốc gia Nam bán cầu càng thống nhất, có trọng lượng hơn trong nhiều vấn đề quốc tế.

Sự củng cố khối Nam bán cầu, sức hút của BRICS không đồng nhất với chọn phe, lật đổ sự thống trị của USD mà nhằm giảm sự phụ thuộc, tìm kiếm công bằng, dựa trên nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Đó là những biểu hiện sinh động của xu thế đa cực, đa phương ngày càng rõ. Khác với quy luật tự nhiên, sự vận động xã hội phải thông qua hoạt động của con người. Cuộc đấu tranh phức tạp, thậm chí có khúc quanh, nhưng sẽ hiện thực hóa.

Năm 2025 được kỳ vọng là một khởi đầu mới của liên kết, hợp tác, cho xu thế đa cực hóa. Niềm tin được thể hiện qua thông điệp của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonyo Guteress, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới và ngay trong sự dịch chuyển đan xen, đa chiều.





Nguồn: https://baoquocte.vn/the-gioi-2025-nam-cua-nhung-dich-chuyen-dan-xen-da-chieu-lo-au-va-hy-vong-300743.html

Cùng chủ đề

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Giải thể Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1694/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 về việc giải thể Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu được thành lập tại Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 và được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 13/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ. * Theo Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 09/01/2012, Ủy...

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tại Hội thảo Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức, ông Hoàng Văn Tâm đã nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương. Sáng 25/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’. Tại hội thảo, ông Hoàng Văn Tâm, Trưởng nhóm Biến đổi khí hậu, Vụ Tiết kiệm Năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đã trình...

Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’. Triển khai các chủ trương phát triển kinh tế xanh, bền vững cũng như thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 theo Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm chủ động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ dễ bị...

Agribank tham gia hai dự án tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 19/12/2024, đại diện Agribank tham gia Lễ khởi động 2 dự án nhằm tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) cho chính quyền và người dân tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận tài chính toàn diện. Sẵn sàng khởi động hai dự án lớn Lễ khởi động do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Cơ quan Hợp tác phát triển Luxembourg (LuxDev) tổ chức. Sau một thời...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tổng thống Trump đã trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ sẽ lại bùng nổ?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Miền thương miền nhớ” và sự kết nối giá trị liên văn hóa

Sách “Australia - Miền thương miền nhớ” của tác giả Hồng Chi là những trang viết thể hiện góc nhìn, trải nghiệm liên văn hóa sống động, sâu sắc dưới con mắt của một cựu du học sinh người Việt Nam tại Australia được phát hành rộng rãi tại Việt Nam và toàn cầu. Chỉ sau một tuần được giới thiệu trên nền tảng Amazon, sách đã được sự đón nhận của đông đảo độc giả người Việt trên khắp thế giới.

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Cảnh báo nguy cơ xung đột giữa các cường quốc sở hữu vũ khí nóng, Nga tuyên bố mở rộng ô hạt nhân

Ngày 24/1, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang giữa các cường quốc hạt nhân đang gia tăng.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Công tố viên Hàn Quốc yêu cầu tăng thời hạn tạm giam tổng thống bị luận tội

Cơ quan công tố Hàn Quốc đã đệ đơn yêu cầu tòa án kéo dài thời hạn tạm giam Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol trong lúc đẩy nhanh cuộc điều tra để tiến hành truy tố. ...

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Cảnh báo nguy cơ xung đột giữa các cường quốc sở hữu vũ khí nóng, Nga tuyên bố mở rộng ô hạt nhân

Ngày 24/1, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang giữa các cường quốc hạt nhân đang gia tăng.

Bầu không khí khác lạ ở Iran và niềm tin về một ông Trump “rất khác”

Thay vì lo lắng và ấp ủ những chiến lược lớn để đối phó với chính sách "gây áp lực tối đa' của chính quyền Tổng thống Donald Trump, Iran đang tỏ ra lạc quan về một tương lai mới trong quan hệ với Mỹ.

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm một cách thân thiện với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, và nếu có thể ông không muốn...

Mới nhất

Phải ghép gan giữ tính mạng sau khi lạm dụng thuốc Nam

Một người đàn ông 43 tuổi đã phải trải qua ca ghép gan cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau khi tự ý sử dụng thuốc Nam không rõ nguồn gốc. Một người đàn ông 43 tuổi đã phải trải qua ca ghép gan cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau khi...

Ấn tượng khai mạc Hội Hoa Xuân TP HCM lần 45 -2025

(NLĐO) - Tối 24-1 (tức 25 tháng Chạp), Hội hoa xuân Tao Đàn TP HCM Tết Ất Tỵ 2025 chính thức khai mạc ...

Đi xem Hà Nội FC đấu HAGL, HLV Kim Sang-sik nhận ngay nửa tỷ đồng

Huấn luyện viên Kim Sang-sik được vinh danh ở sân vận động Hàng Đẫy trước trận đấu giữa Hà Nội FC và Hoàng Anh Gia Lai ở vòng 11 V.League 2024-2025. Nhà cầm quân người Hàn Quốc nhận 500 triệu đồng từ doanh nghiệp của ông bầu Đỗ Quang Hiển. Ban huấn luyện đội tuyển Việt Nam cũng...

Mới nhất