Trang chủNewsKinh tếThay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Với tư duy mới, cải cách môi trường kinh doanh sẽ là lực đẩy không giới hạn cho các kế hoạch đầu tư – kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh năm 2025: Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Với tư duy mới, cải cách môi trường kinh doanh sẽ là lực đẩy không giới hạn cho các kế hoạch đầu tư – kinh doanh của doanh nghiệp.





Trong bối cảnh cải cách môi trường kinh doanh có dấu hiệu chậm lại, tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2024 cũng chậm hơn so với các năm trước. Ảnh: Đức Thanh

Những bước chuyển từ tư duy

Nguyên tắc “từ bỏ tư duy không quản được thì cấm” sẽ có mặt trong Nghị quyết 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025.

Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – CIEM) hào hứng chia sẻ về những nét chính của Dự thảo Nghị quyết mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Chính phủ vào cuối tuần trước.

Là người đã đi cùng với các phiên bản Nghị quyết 02 từ những năm đầu tiên (Nghị quyết số 19/NQ-CP các năm 2014-2018; Nghị quyết số 02/NQ-CP các năm 2019-2022 và năm 2024), nên bà Thảo hình dung được ngay những tác động rất lớn từ nguyên tắc này trong hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật.

“Lâu nay, cứ mỗi lần làm việc về cắt giảm điều kiện kinh doanh, cải cách công tác quản lý chuyên ngành, chúng tôi thường nhận được phản biện ‘cắt rồi, đơn giản rồi, thì quản lý nhà nước thế nào’. Hệ quả là có những nhiệm vụ, yêu cầu trong Nghị quyết nhiều năm vẫn chưa thực hiện được, nhiều rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh dù đã được chỉ ra, nhưng chưa được tháo gỡ. Thậm chí, có tình trạng chuyển sang các dạng thức khác, khiến nhiều cải cách trở nên hình thức… Nhưng với tư duy mới, được xác định ngay trong Nghị quyết, tôi tin việc thực thi sẽ có bước thay đổi lớn”, bà Thảo tin tưởng.

Có thể hình dung khá rõ những bước thay đổi này qua 4 quan điểm chính mà Dự thảo Nghị quyết nhấn mạnh.

Một là, mở rộng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp theo đúng quy định của Hiến pháp 2013. Kịp thời tạo lập và hoàn thiện thể chế, chính sách để tháo bỏ rào cản đối với doanh nghiệp, khơi thông đầu tư tư nhân; đồng thời khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo, các mô hình kinh doanh mới, phù hợp và thích ứng linh hoạt với xu thế phát triển.

Hai là, nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, pháp luật; thực hiện nghiêm yêu cầu về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật, từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Cải cách thủ tục hành chính, giảm gánh nặng tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng thực thi văn bản pháp luật; giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo đúng thời hạn và không được đặt thêm các yêu cầu, điều kiện đối với doanh nghiệp.

Ba là, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; theo dõi, chấn chỉnh công tác thực thi, giải quyết thủ tục hành chính.

Bốn là, duy trì và nhân rộng các kinh nghiệm chính sách tốt, tiên tiến về quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.




Sự trông đợi của doanh nghiệp

Điểm thứ tư trong quan điểm chỉ đạo tại Dự thảo Nghị quyết 02 là điều Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng như nhiều hiệp hội doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thực phẩm trông chờ hơn cả.

Ngay phần góp ý cho Dự thảo Nghị quyết, VCCI đã thay mặt các doanh nghiệp bày tỏ sự ủng hộ. “Chỉ đạo này từ Dự thảo Nghị quyết sẽ đảm bảo cơ chế quản lý hiệu quả hiện nay tiếp tục được chuyển hóa trong các sửa đổi trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm thời gian tới. Cộng đồng doanh nghiệp rất hoan nghênh và ủng hộ tinh thần quyết liệt và tiến bộ này”, VCCI gửi gắm.

Thậm chí, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, đã có ngay văn bản gửi Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính và cả CIEM để làm rõ những quan ngại liên quan đến Dự thảo Luật An toàn thực phẩm sửa đổi.

Trong đề xuất sửa đổi Luật An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã đưa ra định hướng về nhóm chính sách “Quản lý nhà nước đối với các sản phẩm thực phẩm, trong đó tập trung vào các vấn đề về đăng ký và công bố sản phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm, kiểm tra nhà nước và quản lý các sản phẩm phải kiểm soát đặc biệt”. Theo đó, dự kiến xóa bỏ các biện pháp quản lý đã được Chính phủ đánh giá là “rất tiên tiến, thay đổi căn bản trong cách thức quản lý an toàn thực phẩm” của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, để quay lại các biện pháp tiền kiểm của Nghị định 38/2012/NĐ-CP đã bị bãi bỏ.

“Chúng tôi đã kiến nghị Bộ Y tế và Ban Soạn thảo xem xét không đưa vào Dự thảo Luật An toàn thực phẩm sửa đổi các quy định tiền kiểm đã bị loại bỏ và trái với Nghị quyết của Chính phủ như đăng ký 100%, kiểm tra nhập khẩu 100% không theo quản lý rủi ro, kiểm tra định kỳ. Cùng với đó, sửa đổi theo hướng đưa các quy định tiên tiến của Nghị định 15/2018/NĐ-CP vào Dự thảo, cụ thể là các quy định về đăng ký bản công bố và tự công bố; kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quản lý rủi ro 3 mức độ là chặt, thông thường và giảm”, ông Nam cho biết.

Sẽ không chỉ là “được làm những gì pháp luật không cấm”

Một cách thẳng thắn, khi đánh giá những bước cải thiện môi trường kinh doanh năm 2024, các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Chính phủ đều nhận diện sự chậm lại của cải cách môi trường kinh doanh.

Cụ thể, công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ít chuyển biến; thủ tục hành chính vẫn còn nặng nề, phức tạp và rườm rà; dịch vụ công trực tuyến mặc dù đã được cải thiện, nhưng chưa thuận tiện và chưa thông suốt, nhiều thủ tục trực tuyến triển khai còn mang tính hình thức…

Trong bối cảnh đó, tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2024 chậm hơn so với các năm trước. Tỷ lệ doanh nghiệp gia nhập thị trường so với doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, quy mô vốn và lao động trung bình trong doanh nghiệp đều thấp hơn so với các năm trước. Phát triển doanh nghiệp chưa đạt được mục tiêu Chính phủ đề ra.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã nhắc đến điều này khi nhìn nhận về những yêu cầu tới trong cải cách môi trường kinh doanh.

“Những năm dịch bệnh và sau đó, chúng ta nhìn nhận tỷ lệ doanh nghiệp rút lui cao là do nhu cầu tái cơ cấu của doanh nghiệp. Nhưng tình hình này kéo dài đến giờ thì cần phải đánh giá kỹ. Khó khăn của doanh nghiệp còn lớn, còn bất định, dù cơ hội thị trường có, quyết tâm tháo gỡ nút thắt thể chế rất quyết liệt. Lúc này, các giải pháp cải cách môi trường kinh doanh cần phải được thực thi thực chất”, ông Hiếu nói.

Đặt yêu cầu về thực thi là điều ông Hiếu luôn nhấn mạnh khi trao đổi về cải cách môi trường kinh doanh. Cụ thể, mục tiêu đó phải là giảm chi phí tuân thủ, thúc đẩy tinh thần kinh doanh, củng cố niềm tin cho doanh nghiệp. Lần này, ông có kỳ vọng cao hơn.

“Có lẽ chúng ta cần hiểu sâu sắc hơn nguyên tắc từ bỏ tư duy không quản được thì cấm. Với tư duy này, cơ chế, chính sách sẽ không chỉ thay đổi theo hướng là người dân, doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm, mà rộng hơn là được làm nhưng gì pháp luật chưa quy định”, ông Hiếu bày tỏ quan điểm.

Cơ hội để các mô hình, những thử nghiệm kinh doanh mới bùng nổ cùng với xu hướng của thị trường. Nhưng ông Hiếu cũng chia sẻ, điều này đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ, thực chất và quyết liệt hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương. Trước tiên, sau khi Nghị quyết được ban hành, các chương trình, kế hoạch hành động, văn bản cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết sẽ phải được ban hành đúng thời điểm, dự kiến là trước ngày 30/1/2025.

Năm nhóm vấn đề và nội dung trọng tâm cải cách trong năm 2025

– Tháo gỡ bất cập về pháp lý và thực thi trong thực hiện dự án đầu tư.

– Nâng cao chất lượng danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.

– Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia.

– Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính.

– Nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh.

Nguồn: Dự thảo Nghị quyết 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025





Nguồn: https://baodautu.vn/moi-truong-kinh-doanh-nam-2025-thay-doi-lon-khi-bo-tu-duy-khong-quan-duoc-thi-cam-d232542.html

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một”

Việt Nam đang được dự báo sẽ vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á trong năm 2025, top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới trước năm 2030. Cộng đồng kinh doanh Việt Nam đang thay đổi để không vắng mặt trong thời điểm bước ngoặt này. Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một”Việt Nam đang được dự báo sẽ vào top...

Kỳ vọng từ những thay đổi tích cực

Những nỗ lực không ngừng của Chính phủ, sự linh hoạt trong điều hành chính sách và sự đóng góp của các doanh nghiệp đã giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng kể, được cộng đồng quốc tế ghi nhận qua các bảng xếp hạng uy tín. Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc vào cuối năm Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD năm 2024 ...

Hỗ trợ doanh nghiệp sẽ rất khác

“Tận dụng cơ hội kinh doanh năm 2025 thế nào” đang là chủ đề của hàng loạt cuộc trao đổi, tọa đàm trong nội bộ của rất nhiều hiệp hội doanh nghiệp. “Tận dụng cơ hội kinh doanh năm 2025 thế nào” đang là chủ đề của hàng loạt cuộc trao đổi, tọa đàm trong nội bộ của rất nhiều hiệp hội doanh nghiệp. Mặc dù những...

Quỹ ngoại muốn rót vốn lớn vào doanh nghiệp Việt ‘giỏi và ngoan’

Nhiều doanh nghiệp Việt chỉ chăm chăm vào phát triển tài chính và gom lợi nhuận, mà lơ là về ESG (môi trường - xã hội - quản trị). Để hút vốn, đặc biệt được lòng nhà đầu tư ngoại, bên cạnh 'giỏi' kiếm tiền, doanh nghiệp cũng cần phải 'ngoan'. ...

Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triển

Con số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 10 tháng tiếp tục cao. Hàng loạt khó khăn của doanh nghiệp vẫn đang đợi được giải quyết. Yêu cầu gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp không chỉ bức bách về thời gian, mà cả về cách tư duy. Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp: Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triểnCon số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 10 tháng tiếp tục cao. Hàng loạt khó khăn của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc...

Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải PhòngPhó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa...

Kon Tum quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô để tách thành dự án độc lập

Kon Tum quy định, đối với các dự án có quy mô từ 200.000 m2 trở lên, diện tích đất do cơ quan, tổ chức Nhà nước quản lý chiếm từ 15% trở lên trong tổng diện tích khu đất thực hiện dự án. Kon Tum quy định, đối với các dự án có quy mô từ 200.000 m2 trở lên, diện tích đất do cơ quan, tổ chức Nhà nước quản lý chiếm từ 15% trở lên trong tổng...

Thủ tướng chỉ đạo xử lý thông tin nhà máy xi măng thua lỗ

Thủ tướng Chính phủ giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu nội dung về các nhà máy xi măng thua lỗ, nguy cơ dừng sản xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/01/2025. Thủ tướng Chính phủ giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu nội dung về các nhà máy xi măng thua lỗ, nguy cơ dừng sản xuất, báo...

Sôi động huy động vốn đầu năm 2025

Chỉ trong nửa đầu tháng 1/2025, nhiều thương vụ huy động vốn trên thị trường chứng khoán qua kênh phát hành cổ phiếu và trái phiếu đã có tín hiệu đáng chú ý. Chỉ trong nửa đầu tháng 1/2025, nhiều thương vụ huy động vốn trên thị trường chứng khoán qua kênh phát hành cổ phiếu và trái phiếu đã có tín hiệu đáng chú ý. Nhiều...

Bài đọc nhiều

Giá vàng ngày 19/1/2025: Đồng loạt giảm mạnh

DNVN - Vào ngày 19/1/2025, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự điều chỉnh giảm mạnh đồng loạt. ...

Việt Nam được gọi tên là “người chiến thắng” trong lĩnh vực khuấy đảo toàn cầu

Động thái của các tập đoàn Mỹ đã cho thấy vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực đang tạo nên "cơn sốt lớn" trên thế giới. 'Đại bàng Mỹ' mạnh tay rót vốn Trong nhiều năm qua, Mỹ đã tích cực rót vốn đầu tư vào Việt Nam. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư , trong năm 2022, Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 748,17 triệu USD với 91...

Triển vọng ngành nhôm dưới góc nhìn ‘xanh hoá’

Tìm hướng phát triển cho ngành nhôm Việt Nam Thông tin cảnh báo sớm, “tài sản” đặc biệt cho phòng vệ thương mại ngành nhôm Tuy nhiên, xét về triển vọng dài hạn, ngành công nghiệp sản xuất nhôm sẽ rất hứa hẹn nếu các doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội và đầu tư theo xu hướng “xanh hoá”. Giá nhôm thế giới tăng trở lại từ đáy 3 năm...

USD hồi phục, vàng suy giảm

Giá vàng thế giới hôm nay niêm yết trên Kitco ở mức 2.059 USD/ounce, giảm 7 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua. Giá vàng giảm nhẹ khi chịu áp lực từ sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD. Tuy nhiên, đà giảm của kim loại quý này được hạn chế nhờ kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ và lo ngại tình hình sẽ leo thang ở...

Cùng chuyên mục

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh bứt phá với lợi nhuận trước thuế hơn 11.543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và vượt...

Bưu điện Việt Nam làm việc đến trưa 29 Tết để trả đơn người nhận

Chậm nhất là đến 12h trưa ngày 28/1 (29 Tết), toàn bộ hàng hóa sẽ được Bưu điện Việt Nam chuyển phát đến tận tay người nhận. Theo Bưu điện Việt Nam, từ đầu tháng 1/2025 đến nay, sản lượng hàng hóa gửi qua bưu điện tăng 25% so với trước đó. Có thời điểm lên tới hơn 900.000 bưu gửi/ngày. Hàng hóa được gửi trong dịp này chủ yếu là thực phẩm, quần áo, hóa...

Kon Tum quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô để tách thành dự án độc lập

Kon Tum quy định, đối với các dự án có quy mô từ 200.000 m2 trở lên, diện tích đất do cơ quan, tổ chức Nhà nước quản lý chiếm từ 15% trở lên trong tổng diện tích khu đất thực hiện dự án. Kon Tum quy định, đối với các dự án có quy mô từ 200.000 m2 trở lên, diện tích đất do cơ quan, tổ chức Nhà nước quản lý chiếm từ 15% trở lên trong tổng...

Thủ tướng chỉ đạo xử lý thông tin nhà máy xi măng thua lỗ

Thủ tướng Chính phủ giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu nội dung về các nhà máy xi măng thua lỗ, nguy cơ dừng sản xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/01/2025. Thủ tướng Chính phủ giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu nội dung về các nhà máy xi măng thua lỗ, nguy cơ dừng sản xuất, báo...

Sầu riêng Việt Nam sẽ soán ngôi Thái Lan tại Trung Quốc?

Theo South China Morning Post, sầu riêng Việt Nam và Malaysia đang trong cuộc chạy đua 'khốc liệt' để soán "ngôi vua" của Thái Lan tại thị trường Trung Quốc. Tờ South China Morning Post đưa tin, sầu riêng từ Việt Nam và Malaysia có thể soán "ngôi vua" của Thái Lan tại Trung Quốc, trong bối cảnh quốc gia này đã nhập khẩu sầu riêng với số lượng ‘kỷ lục’ trong năm 2024. ...

Mới nhất

Công nhân háo hức lên chuyến xe Công đoàn về ăn Tết cùng gia đình

9 chuyến xe Công đoàn xuất phát từ Bình Phước đưa hàng trăm công nhân ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc đón Tết, sum họp cùng gia đình. ...

Tọa đàm Đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

(MPI) - Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trưa 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và...

Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng bởi sương mù ở Nghệ An, Thanh Hóa

Có 7 chuyến bay đến sân bay Vinh, sân bay Thọ Xuân phải chuyển hướng đến sân bay Nội Bài và nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng dây chuyển bởi sương mù trong ngày 24-1. ...

GELEX cán mốc lợi nhuận 3.616 tỉ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng trong năm 2024. ...

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt...

Mới nhất