Trang chủKinh tếNông nghiệpthay đổi bộ mặt nhiều làng quê từ chương trình nông thôn...

thay đổi bộ mặt nhiều làng quê từ chương trình nông thôn mới


Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2015, xã Nam Thượng (huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) tập trung mọi nguồn lực và phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm nâng chất các tiêu chí để đạt xã NTM nâng cao. Đến nay, Nam Thượng đã “cán đích” như mục tiêu đề ra, đạt 19/19 tiêu chí xây dựng NTM nâng cao.

Theo ông Bùi Văn Toán, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Thượng, để giúp người dân nâng cao thu nhập, xã tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng NTM. Xã xây dựng vùng trồng rau sạch các loại gắn với tiêu thụ theo chuỗi liên kết; từ đó góp phần giảm chi phí, tạo ra sản phẩm chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế.

Đến nay, trên địa bàn xã đã thành lập một hợp tác xã nông nghiệp. Hợp tác xã phát huy tốt vai trò hình thành các mô hình liên kết sản xuất, tổ chức các khâu dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nông dân…, giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Việc hỗ trợ vốn, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được quan tâm thực hiện. Từ những mô hình làm ăn có hiệu quả, những chính sách hỗ trợ kịp thời đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.

Hết năm 2024, toàn tỉnh Hòa Bình có thêm 3 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 2 xã NTM kiểu mẫu.
Hết năm 2024, toàn tỉnh Hòa Bình có thêm 3 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 2 xã NTM kiểu mẫu.

Là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cuối năm 2023, xã Đa Phúc được công nhận đạt chuẩn NTM. Theo lãnh đạo xã Đa Phúc, từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc đã khoác lên mình “chiếc áo” mới, cơ sở hạ tầng khang trang hơn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới.

Kết thúc năm 2024, xã Đa Phúc đạt và vượt 16 chỉ tiêu về phát triển kinh tế – xã hội. Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành thực hiện 288,40 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 7,4% so với cùng kỳ. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 51,3 triệu đồng/năm, đạt 114% kế hoạch, tăng 20,2% so với cùng kỳ. Tổng nguồn vốn đầu tư các chương trình mục tiêu 2.545 triệu đồng.

Xã đã triển khai thực hiện 4 dự án, 3 tiểu dự án, bao gồm các dự án về chuyển đổi nghề; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đa dạng hóa sinh kế phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý; phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn…, từ đó góp phần giữ vững và nâng cao chất lượng 19/19 tiêu chí NTM.

Xã Gia Mô (huyện Tân Lạc) là xã vùng sâu đặc biệt khó khăn, bắt tay vào xây dựng NTM với xuất phát điểm thấp. Năm 2021, Gia Mô được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Từ đó đến nay, các hạ tầng thiết yếu trên địa bàn được quan tâm đầu tư. Bên cạnh đường giao thông, nhà văn hoá ở các xóm trên địa bàn xã Gia Mô cũng đang được đầu tư hoàn thiện, phục vụ tốt nhu cầu của bà con.

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong năm 2024, huyện đã huy động trên 7,6 tỷ đồng thực hiện chương trình xây dựng NTM. Nguồn vốn được tập trung đầu tư xây dựng các hạ tầng thiết yếu, nhờ đó bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện có sự chuyển mình rõ rệt. Đến hết năm 2024, toàn huyện có 10 xã đạt 19 tiêu chí, 5 xã đạt từ 10 – 14 tiêu chí, bình quân đạt 16,5 tiêu chí/xã. Năm 2025, huyện phấn đấu có thêm 1 xã đạt chuẩn NTM, 3 xã nông thôn mới nâng cao, bình quân tiêu chí NTM đạt 16,93 tiêu chí/xã.

Năm 2024, các địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã huy động trên 8.894 tỷ đồng thực hiện chương trình xây dựng NTM; toàn tỉnh có thêm 3 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 2 xã NTM kiểu mẫu.

Trọng tâm của chương trình NTM tiếp tục đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế và các công trình văn hóa. Đến nay, toàn tỉnh có 96/129 xã đạt tiêu chí về giao thông, 121/129 xã đạt tiêu chí thủy lợi và phòng, chống thiên tai, 129/129 xã có hệ thống điện đảm bảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Bên cạnh đó, các công trình trường học, trạm y tế được đầu tư khang trang, hiện đại; Hệ thống cơ sở vật chất văn hóa được nâng cấp, với 107/129 xã đạt tiêu chí này.

Năm 2025, tỉnh Hòa Bình phấn đấu có thêm 9 xã đạt chuẩn NTM, 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và 2 huyện đạt chuẩn NTM; bình quân tiêu chí NTM toàn tỉnh đạt 17 tiêu chí/xã.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/hoa-binh-thay-doi-bo-mat-nhieu-lang-que-tu-chuong-trinh-nong-thon-moi.html

Cùng chủ đề

Xây dựng trung tâm tài chính phải có bản sắc riêng

Việc xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là một mục tiêu kinh tế, mà còn là bước tiến quan trọng để nâng tầm vị thế của Việt Nam trên bản đồ tài chính toàn cầu. Cần chính sách quy...

Thủ tướng Canada tuyên bố đối đầu thương mại với Mỹ

(CLO) Thủ tướng Canada Mark Carney tuyên bố rằng mối quan hệ kinh tế và an ninh lâu đời giữa Canada và Mỹ "đã kết thúc", đồng thời khẳng định Canada sẽ phải tái thiết nền kinh tế để giảm sự phụ thuộc vào Washington. ...

11 tỉnh thành được đề xuất giữ nguyên, bức tranh kinh tế ra sao?

Bức tranh kinh tế của các địa phương được đề xuất giữ nguyên đơn vị hành chính cấp tỉnh có sự chênh lệch đáng kể giữa miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc...

Lãnh đạo Bộ Tài chính và UBND TP HCM nói gì về xây dựng trung tâm tài chính tại TP HCM?

(NLĐO)- Việt Nam kỳ vọng xây dựng thành công một trung tâm tài chính hiện đại, đẳng cấp quốc tế. ...

linh hoạt trong chỉ đạo, vượt qua thách thức để phát triển kinh tế

Kinhtedothi- Ngày 27/3, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Lào Cai năm 2025 và công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường chủ trì cuộc họp. Báo cáo kết quả triển khai 10 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, ông Đinh Văn Đăng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm phù hợp với công việc của từng cục, vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông...

Phú Yên: Đồng bào DTTS giữ rừng ở thượng nguồn sông Kỳ Lộ

Không còn phá rừng làm rẫy, 906 hộ đồng bào dân tộc Chăm, Ba Na ở xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã nhận trách nhiệm quản lý, bảo vệ hơn 25.000 ha rừng tự nhiên ở vùng thượng nguồn sông Kỳ Lộ. Không chỉ được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mà nhiều hộ được giao đất rừng sản xuất để phát triển kinh tế.Ngày 1/11, Trung tâm Xúc tiến đầu...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tham dự Tết trồng cây đầu xuân Ất Tỵ của tỉnh Quảng Ninh

Sáng ngày 7/2/2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025 tại khu vực Hồ Yên Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. ...

Xử phạt hơn 900 cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Theo Bộ NN&PTNT, thời gian qua, đơn vị đã chỉ đạo tổ chức triển khai tương đối hiệu quả 2 đề án về “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021 - 2030”, và “Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025”, nhằm xây dựng và phát triển chuỗi giá trị...

Một huyện ở Kon Tum xuất hiện ổ dịch bệnh lở mồm long móng

63 con bò và 10 con trâu của 33 hộ dân tại 2 xã Đăk Nhoong và xã Xốp (huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) mắc các triệu chứng như đi lại không bình thường, mệt mỏi, chảy nước dãi, bỏ ăn,... ...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Giám khảo “áp lực” trước dàn thí sinh bước vào chung kết Dalat Best Dance Crew 2025

Giám khảo Viết Thành và Việt Max bất ngờ trước chất lượng thí sinh...

Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu di sản khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

VHO - Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di...

Xây dựng hồ sơ Cảng Quy Nhơn – Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc là di tích quốc gia

VHO - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 2778/ UBND-NCVX gửi các Sở VHTTDL và Tài chính về chủ trương xây dựng hồ sơ khoa học di tích Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc để xếp hạng di tích quốc gia.  Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh này đồng...

Mới nhất