Trang chủNewsThời sựThập kỷ rối ren của Eximbank: 9 lần thay chủ tịch

Thập kỷ rối ren của Eximbank: 9 lần thay chủ tịch

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã chứng khoán: EIB) được thành lập vào ngày 24/5/1989 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/1990. Eximbank lúc đó là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.

Đây cũng là cái tên gắn với các tranh chấp thượng tầng suốt một thập kỷ trở lại đây. Những chia rẽ sâu sắc giữa các nhóm cổ đông khiến ngân hàng nhiều lần không thể tổ chức thành công đại hội để bầu Hội đồng quản trị (HĐQT).

Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) trở thành cổ đông chiến lược của Eximbank từ 2007, sau khi rót 225 triệu USD mua 15% cổ phần ngân hàng. Đây là thương vụ “mua rẻ” của SMBC khi chỉ phải mua mỗi cổ phiếu Eximbank trị giá 20.150 đồng, bằng 30% thị giá tại thời điểm đó.

Tập đoàn tài chính hàng đầu Nhật Bản từng cho rằng đây là “một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam”. Thực tế, Eximbank cũng góp mặt trong câu lạc bộ lợi nhuận nghìn tỷ đồng của hệ thống ngân hàng khi năm 2011 lợi nhuận lên tới hơn 4.000 tỷ đồng.

Sau khi SMBC trở thành “người nhà” của Eximbank, cổ phiếu “vua” rơi vào cảnh lao đao. Dù vậy, ngân hàng đến từ Nhật Bản vẫn được “an ủi” bằng tỷ lệ cổ tức lớn mà Eximbank dành cho cổ đông.

Trong năm đầu tiên, Eximbank trả cổ tức lên đến 82,55%, trong đó 12% bằng tiền mặt và 70,55% bằng cổ phiếu. Như vậy, SMBC được nhận gần 230 tỷ đồng tiền mặt và hơn 133 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 3.600 tỷ đồng.

4 năm sau đó, dù không duy trì tỷ lệ cao như 2008 nhưng Eximbank vẫn giữ được cổ tức ở mức tương đối, lần lượt là 12% (2009), 13,5% (2010), 19,3% (2011) và 13,5% (2012).

2013 là năm bản lề khi tỷ lệ chia cổ tức tại Eximbank lao dốc, chỉ còn 4%. Nhưng tới đây, rối ren mới thực sự bắt đầu khi lợi nhuận của ngân hàng cũng bắt đầu tụt dốc theo. Năm 2015, tình hình kinh doanh càng thêm sa sút.

10 năm: 9 lần thay chủ tịch

Biến động bắt đầu khi cựu Chủ tịch HĐQT Lê Hùng Dũng rút lui. Ông Dũng thay mặt HĐQT xin lỗi cổ đông vì kết quả kinh doanh không như kỳ vọng. Bản thân ông xin thôi nhiệm và không tiếp tục ứng cử nhiệm kỳ mới.

Ông Dũng rút lui, nhóm cổ đông nào cũng muốn “có chân” trong HĐQT và Ban kiểm soát nên nhà băng phải trì hoãn ĐHĐCĐ nhiều lần.

Sau 2 lần tổ chức không thành, đến giữa tháng 12/2015, Eximbank “chốt” được nhân sự tại đại hội cổ đông bất thường. Ông Lê Minh Quốc được bầu làm Chủ tịch HĐQT.

Đến đầu tháng 4/2016, một số lãnh đạo cấp cao tại Eximbank bất ngờ từ nhiệm khiến “cuộc chiến vương quyền” lại tiếp diễn. Vì các nhóm cổ đông chính không tìm được tiếng nói chung nên ĐHĐCĐ thường niên 2016 bị hủy nhiều lần, đồng thời là yêu cầu thay thế HĐQT đương nhiệm.

Sau 2 năm 2017 và năm 2018 ổn định, đến đầu năm 2019, mâu thuẫn nội bộ trong Eximbank lại bùng nổ. Khi ấy, bà Lương Thị Cẩm Tú, vốn là cựu Tổng giám đốc Nam A Bank, được bầu làm Chủ tịch HĐQT mới của ngân hàng, nhiệm kỳ 2015-2020.

Quyết định chưa ráo mực đã vấp phải những tranh cãi do ông Lê Minh Quốc – người bị bãi nhiệm Chủ tịch HĐQT – cho rằng cuộc họp trên được tiến hành trái quy định. 

Sau đó, Eximbank đã phát đi thông cáo phủ nhận cáo buộc của ông Lê Minh Quốc và khẳng định, việc HĐQT Eximbank tổ chức phiên họp ngày 22/3 để bổ nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú là theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và theo điều lệ Eximbank. 

Đến tháng 5/2019, ông Lê Minh Quốc lại xin rút yêu cầu khởi kiện và có đơn từ nhiệm khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT. Sau đó, ông Cao Xuân Ninh lên thay. Trước khi tham gia vào HĐQT Eximbank, ông Cao Xuân Ninh là Trưởng Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước tại TPHCM và có nhiều năm công tác tại Vietcombank.

Phiên họp thường niên cùng năm của Eximbank đã “dậy sóng” bởi tranh luận gay gắt giữa các nhóm cổ đông xoay quanh tính hợp pháp của nghị quyết bầu Chủ tịch HĐQT. Ông Ninh khẳng định chức danh Chủ tịch HĐQT của mình tại ngân hàng này hợp pháp, trong khi SMBC cho rằng mâu thuẫn nhân sự cấp cao cho thấy cổ đông không tin tưởng vào ông Ninh nên đề nghị bầu lại.

Và chỉ một năm sau, tháng 6/2020, Eximbank lại công bố vị tân Chủ tịch là ông Yasuhiro Saitoh, người trước đó giữ chức Phó chủ tịch ngân hàng. Đây cũng là lần đầu tiên Eximbank có chủ tịch HĐQT là người nước ngoài. Ông này từng là đại diện cổ đông chiến lược SMBC nắm 15% vốn ngân hàng.

Đến ngày 13/4/2021, sóng gió lại nổi trước thềm đại hội cổ đông thường niên 2020 lần 3 của EximBank khi HĐQT ngân hàng liên tục có những nghị quyết xoay vòng khó hiểu với 3 lần đổi “ghế nóng”, từ ông Yasuhiro Saitoh sang ông Nguyễn Quang Thông và quay trở lại Yasuhiro Saitoh. Đây là “vòng xoáy” chủ tịch, kỷ lục thay ghế nóng của một ngân hàng.

Tháng 7/2021, ĐHĐCĐ bất thường của Eximbank đã trình miễn nhiệm hàng loạt nhân sự. Kiến nghị của nhóm cổ đông gồm Công ty cổ phần Rồng Ngọc, Công ty cổ phần Đầu tư và dịch vụ Helios, Công ty cổ phần Thắng Phương, bà Thái Thị Mỹ Sang và bà Lưu Như Trân. Số lượng cổ phần của nhóm cổ đông này thời điểm đó chiếm 10,36% tổng số cổ phần phổ thông có quyền biểu quyết tại Eximbank trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng.

Cũng tại đây, bà Lương Thị Cẩm Tú tái đắc cử vị trí Chủ tịch Eximbank. Trong danh sách thành viên HĐQT, có 2 thành viên đáng chú ý là ông Đào Phong Trúc Đại và bà Lê Hồng Anh liên quan đến Tập đoàn Thành Công, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong các lĩnh vực công nghiệp ô tô, bất động sản, thương mại.

Thập kỷ rối ren của Eximbank: 9 lần thay chủ tịch - 1

Ông Đào Phong Trúc Đại (ngoài cùng bên trái), một trong 2 nhân sự đại diện nhóm Thành Công trong HĐQT Eximbank được bầu vào tháng 2 năm nay (Ảnh: VĐ).

Những tưởng tình hình tại Eximbank tạm ổn khi đã bầu được Chủ tịch và HĐQT nhiệm kỳ mới, thế nhưng theo sau đó là hàng loạt động thái rút vốn của các nhóm cổ đông.

Giữa tháng 9/2022, Eximbank cho biết ông Võ Quang Hiển không còn là thành viên HĐQT của Eximbank do ông Hiển không còn làm người đại diện theo ủy quyền của cổ đông SMBC. Đến tháng 1/2023, SMBC thông báo đã chính thức không còn là cổ đông lớn tại ngân hàng. Thực tế, sau nhiều năm chưa thể thu xếp ở dàn thượng tầng Eximbank, SMBC đã rút đại diện khỏi nhà băng từ cuối 2019. Tháng 2/2022, Eximbank chính thức dừng hợp tác liên minh chiến lược với SMBC theo đề nghị của quỹ ngoại này.

Đến tháng 10/2022, nhóm cổ đông liên quan đến Thành Công lần lượt thoái vốn tại Eximbank với các nhóm gồm Hợp tác xã cổ phần Thành Công, Công ty cổ phần Phúc Thịnh, bà Nguyễn Thị Hồng Ngọc.

Tháng 4/2023, trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2023, Eximbank nhận được đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Hiếu và ông Nguyễn Thanh Hùng đều với lý do cá nhân. Hai ông là thành viên HĐQT ngân hàng.

Ông Hùng được đề cử bởi nhóm cổ đông gồm Công ty cổ phần Thắng Phương, Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Helios, bà Lê Thị Mai Loan và ông Nguyễn Hồ Nam. Ông Nguyễn Hồ Nam là Chủ tịch Tập đoàn Bamboo Capital còn bà Lê Thị Mai Loan từng là nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp này.

Tối ngày 28/6/2023, thông tin miễn nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú thay thế bằng bà Đỗ Hà Phương bất ngờ được Eximbank công bố.

Nhưng chỉ 2 ngày sau, đại diện một nhóm cổ đông gửi tới HĐQT đề nghị rút đề cử, miễn nhiệm bà Đỗ Hà Phương. Trước đó, bà Phương do nhóm cổ đông này đề cử tham gia HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.

Thập kỷ rối ren của Eximbank: 9 lần thay chủ tịch - 2

Nữ cựu chủ tịch 8x Đỗ Hà Phương (Ảnh: Eximbank).

Đến tháng 4/2024, Eximbank lại một lần nữa thay chủ tịch là ông Nguyễn Cảnh Anh. Ông được bầu vào HĐQT nhà băng này trong phiên họp bất thường cuối năm 2023. Trước khi tham gia Eximbank, ông Cảnh Anh có nhiều năm làm việc tại các tập đoàn, định chế tài chính lớn như Techcombank, Viettel, Vingroup và gần nhất là EVN Finance.

Biến động Eximbank chưa kết thúc?

Thị trường mới đây lan truyền văn bản “kiến nghị và phản ánh khẩn cấp về rủi ro nghiêm trọng dẫn đến mất an toàn hoạt động và nguy cơ sụp đổ hệ thống Eximbank”. Một số phiên giao dịch sau đó ghi nhận hiện tượng nhà đầu tư xả hàng lượng lớn cổ phiếu EIB trên sàn chứng khoán.

Eximbank sau đó khẳng định tài liệu này không xuất phát từ ngân hàng và chưa được xác thực. Tuy nhiên, ngân hàng không có bất kỳ câu khẳng định nào về việc các thông tin đang lan truyền là sai sự thật.

Dự kiến cuối tháng 11, nhà băng này sẽ tổ chức cuộc họp cổ đông bất thường, nhằm thông qua việc thay đổi trụ sở chính. Đây là lần đầu ngân hàng này họp cổ đông bất thường tại Hà Nội, thay vì tại TPHCM như trước đây.

Eximbank đã ra đời và phát triển hơn 30 năm tại TPHCM. Phân bổ chi nhánh và phần đông nhân sự ngân hàng cũng sống và làm việc ở phía Nam. Theo báo cáo thường niên ngân hàng công bố, đến hết năm ngoái, ngân hàng có 16 chi nhánh ở TPHCM nhưng chỉ có 6 chi nhánh tại Hà Nội.

Tuy nhiên, khi nhìn vào cơ cấu cổ đông lớn của Eximbank sau thời gian biến động, sẽ thấy 2 đông lớn của Eximbank đang đặt trụ sở ở phía Bắc.

Cụ thể, theo danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ mới nhất, Tập đoàn Gelex là cổ đông lớn nhất của Eximbank với 174,7 triệu cổ phiếu, tương đương sở hữu 10% vốn. Gelex lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách cổ đông của Eximbank từ tháng 7 năm nay. Sau đó, doanh nghiệp này tăng tỷ lệ sở hữu, từ mức 4,9% lên 10%. Tập đoàn có trụ sở chính tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Tổng giám đốc Nguyễn Văn Tuấn Gelex là một trong số những cổ đông lớn nhất của Gelex. Ông từng nắm lượng lớn cổ phần tại Công ty cổ phần chứng khoán VIX song thoái toàn bộ vào năm 2022. Theo công bố của Eximbank, Chứng khoán VIX đang sở hữu hơn 62,3 triệu cổ phiếu, tương đương 3,58% vốn ngân hàng.

Thập kỷ rối ren của Eximbank: 9 lần thay chủ tịch - 3

Cơ cấu cổ đông Eximbank (Ảnh chụp màn hình).

Mới nhất, phía Gelex cho biết doanh nghiệp không đề cử bất kỳ đại diện vốn nào tham gia HĐQT hay Ban điều hành Eximbank.

Vietcombank là cổ đông lớn thứ 2 của Eximbank với tỷ lệ sở hữu 4,51%. Ngân hàng có trụ sở tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thực tế, Vietcombank đã sở hữu lượng lớn cổ phiếu của Eximbank hơn chục năm nay. Trước năm 2012, Vietcombank đã nắm hơn 8,19% vốn Eximbank, nhưng sau đó giảm tỷ lệ sở hữu xuống 4,5% theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước.

Hai cá nhân khác là bà Lương Thị Cẩm Tú (Phó chủ tịch Eximbank) và bà Lê Thị Mai Loan giữ lần lượt 1,12% và 1,03% vốn ngân hàng.



Nguồn: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/thap-ky-roi-ren-cua-eximbank-9-lan-thay-chu-tich-20241025141925447.htm

Cùng chủ đề

Vietcombank mở rộng quy mô và phạm vi triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Công văn hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản, trong thời gian qua, Vietcombank đã tích cực truyền thông, triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản cho các khách hàng trên toàn hệ thống Vietcombank. Tính đến hết tháng 02/2025, Vietcombank đã hoàn thành vượt mức...

Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng lại bứt phá, xuất hiện siêu cổ phiếu ngân hàng

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chứng khoán Việt Nam xuất hiện cái tên có hơn 8 tỷ cổ phiếu. Nhóm cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là trụ đỡ cho thị trường chứng khoán vững trên ngưỡng 1.330 điểm. Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) ghi nhận phiên giao dịch ngày 12/3 với nhiều điểm đáng chú ý. Đó là tình trạng "xanh vỏ, đỏ lòng" - số lượng mã cổ phiếu giảm áp...

Eximbank ra mắt dịch vụ chuyển tiền quốc tế Visa Direct, ưu đãi hấp dẫn

Ngày 25/2, Eximbank ra mắt Visa Direct - dịch vụ chuyển tiền quốc tế đến thẻ Visa phát hành tại ngân hàng nước ngoài dành cho khách hàng cá nhân. Trong một thế giới ngày càng kết nối, nhu cầu chuyển tiền quốc tế không chỉ dừng lại ở giao dịch tài chính mà còn là cầu nối cho gia đình, sự nghiệp và những cơ hội mới. Hiểu được điều đó, Eximbank tiên phong mang đến dịch vụ Visa...

Các tổng giám đốc 7x của ngân hàng

(Dân trí) - Một số ngân hàng Việt Nam có tổng giám đốc thuộc thế hệ 7x như Agribank, BIDV, Vietcombank, ACB, BVBank, MSB... Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) kiện toàn vị trí tổng giám đốc từ tháng 12/2022, với việc bổ nhiệm ông Phạm Toàn Vượng vào vị trí này.Trước khi lên nắm quyền điều hành nhà băng, ông Vượng được giới thiệu có gần 7 năm làm Phó tổng giám...

Hệ sinh thái thẻ tín dụng tiện ích nâng tầm trải nghiệm cho khách hàng Eximbank

Việc kết hợp linh hoạt các loại thẻ giúp khách hàng tối ưu hóa chi tiêu và tận dụng tối đa những ưu đãi tài chính. Nắm bắt xu hướng này, Eximbank liên tục mở rộng danh mục thẻ, mang đến nhiều lựa chọn phù hợp với từng phong cách tiêu dùng. Sử dụng kết hợp nhiều thẻ tín dụng, xu hướng tài chính hiện đại  Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khi nền kinh tế duy trì tốc độ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhan sắc cá tính và gu thời trang gợi cảm của tân Hoa hậu Hòa bình Thái Lan

Chiến thắng của người đẹp Sarunrat Puagpipat được đánh giá là xứng đáng nhờ màn thể hiện nổi bật của cô trong top 5 của đêm chung kết. Ngoài ra, cô cũng là người nhận nhiều giải thưởng phụ nhất.Tại cuộc thi năm nay, Sarunrat Puagpipat gây ấn tượng khi sở hữu kỹ năng trình diễn tốt và cũng là thí sinh mang lại khoản doanh thu lớn cho ban tổ chức khi giành chiến thắng áp đảo ở...

Ca sĩ Khánh An nhập viện trước khi lên sân khấu cùng Quang Lê

(Dân trí) - Ca sĩ Khánh An đã có màn trình diễn đầy cảm xúc trong đêm nhạc của ca sĩ Quang Lê dù trước đó cô phải nhập viện điều trị xuất huyết dạ dày. Tối 29/3 tại TPHCM, ca sĩ Quang Lê tổ chức minishow mang tên "Về đâu mái tóc người thương", thu hút đông đảo khán giả yêu nhạc trữ tình. Đêm nhạc có sự xuất hiện của giọng ca trẻ Khánh An - Á quân...

Vinhomes mở bán phân khu The Komorebi ở Vũ Yên

(Dân trí) - Phân khu The Komorebi - quần thể sống và nghỉ dưỡng theo chuẩn Nhật thuộc Vinhomes Royal Island vừa được mở bán. Thị trường bất động sản Hải Phòng thêm nhộn nhịp với nhiều ưu đãi. Sức hút của "Nhật Bản thu nhỏ" Ngày 29/3, Vinhomes mở bán phân khu chuẩn Nhật The Komorebi ở Vũ Yên. Hơn 1.000 nhà đầu tư và khách hàng từ Hải Phòng và các tỉnh, thành lân cận đã có mặt.Nơi đây...

Tư duy ngược giúp cô gái Việt chinh phục học bổng tiến sĩ 10 tỷ đồng

(Dân trí) - Với tư duy ngược "Liệu có lý do nào khiến họ không chọn mình"?, Nguyễn Vũ Thiên Trang thành công chinh phục học bổng tiến sĩ toàn phần tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) trị giá 10 tỷ đồng. "Máu nghiên cứu" và học bổng tiến sĩ 10 tỷ đồngNguyễn Vũ Thiên Trang (SN 2001, Hà Nội) tốt nghiệp ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo tại Đại học Bách khoa Hà Nội với...

Bức Tường tổ chức show ở TPHCM, gây xúc động với hình ảnh tri ân Trần Lập

(Dân trí) - Trong đêm nhạc "We are the wall" tại TPHCM, Bức Tường đưa khán giả trải qua nhiều khoảnh khắc xúc động. We are the wall là liveshow kỷ niệm 30 năm thành lập của Bức Tường. Tối 29/3, chương trình được tổ chức tại TPHCM, thu hút sự tham gia của nhiều khán giả. Thủ lĩnh Bức Tường bày tỏ, anh và các thành viên xúc động khi được trở lại TPHCM tổ chức liveshow."30 năm là quãng...

Bài đọc nhiều

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng quà Tết cho người nghèo

Đoàn công tác của Phó thủ tướng đã tặng 100 phần quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, công nhân, người lao động tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ...

Đóng góp cho sứ mệnh AIPA, tạo đột phá với Indonesia và Iran

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN (AIPA) Puan Maharani và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Baqer Qalibaf, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ dự Đại hội đồng AIPA lần thứ 44 (AIPA-44), thăm chính thức Cộng hòa Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran từ ngày 4-10/8.

Không để một xe bị quản lý bởi hai luật

Tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 24/11, nhiều đại biểu đề nghị cần rà soát các nội dung trong dự án Luật Đường bộ, tránh trùng lắp với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Không để một xe bị quản lý bởi hai luậtĐại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) tán thành xây dựng 2 Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đại...

Hà Nội tăng bậc trong danh sách các thành phố đáng sống

Tổ chức tư vấn quản lý nguồn nhân lực quốc tế ECA International công bố bảng xếp hạng hằng năm về các thành phố đáng sống nhất. Theo đó, Singapore tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng các thành phố đáng sống đối với người nước ngoài. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Singapore giữ ngôi đầu trong bảng xếp hạng của ECA về thành phố đáng sống. Trong khi đó, Tokyo và Osaka của Nhật Bản lần lượt...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

NOVAGROUP ĐỒNG HÀNH CÙNG THỂ THAO CÔNG AN NHÂN DÂN PHÁT TRIỂN CÁC BỘ MÔN THỂ THAO TRỌNG ĐIỂM, NÂNG CAO VỊ THẾ THỂ...

Lễ kết nạp Hội viên tổ chức và Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác có sự tham dự của: Giáo sư Tiến sỹ Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế; Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn – Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Bộ Công an, Cục trưởng Cục Công tác...

Tăng trưởng vượt bậc, vươn tầm quốc tế

Thị trường GPU dành cho trí tuệ nhân tạo (AI GPU) đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng vượt bậc, do nhu cầu triển khai khối lượng công việc AI tại các trung tâm dữ liệu ngày càng gia tăng. Theo dự báo của Gartner, doanh thu từ GPU AI toàn cầu sẽ tăng từ 13,1 tỷ USD...

Nỗ lực kết nối số quốc gia & phát triển AI vì người Việt

Năm 2024, thị trường công nghệ thông tin Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng, khi 78,8% dân số sử dụng Internet và 75,2% tham gia mạng xã hội, vượt xa mức trung bình toàn cầu 63,9%, theo báo cáo We Are Social 2025.  Trong bối cảnh này, Zalo tiếp tục giữ vững vị thế là công...

Tin tức doanh nghiệp-Chiến lược Phát triển Con người

Tại VNG, hành trình phát triển của đội ngũ luôn song hành với quá trình chuyển mình của doanh nghiệp. Bởi lẽ, câu chuyện của một công ty, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, chính là câu chuyện của những con người – nơi tài năng là động lực chính tạo nên đổi mới. Chúng tôi hướng...

Tin tức doanh nghiệp-VNG và Trách nhiệm xã hội

“Phát triển công nghệ và Con người, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn”Tại VNG, chúng tôi tin rằng công nghệ nên là lực đẩy tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và trao quyền cho cộng đồng. Là doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, VNG không dừng lại ở việc không ngừng đổi mới...

Mới nhất