Tháo túi ngực là điều không phụ nữ nào mong muốn khi phẫu thuật thẩm mỹ. Mọi người thường nhìn thấy mặt tốt đẹp của thẩm mỹ, nhưng sự thật có rất nhiều ca biến chứng muộn liên quan đến phẫu thuật nâng ngực cần phải tháo túi sớm nhất có thể.
Hiện nay rất nhiều chị em đã nâng ngực trên 5 năm mong muốn tháo túi ngực, đặc biệt là khách Việt Kiều vì nhiều nguyên nhân như: vỡ túi, bao xơ, tụt túi, cứng túi, túi nhám (túi sản xuất theo cơ chế đông muối) có nguy cơ gây ung thư, túi nước biển, thông khe, lộ túi, túi chảy về phía xương vai, túi ngực quá lớn so với cơ thể.
Dưới đây là chia sẻ của Ths.Bs Hồ Cao Vũ, hiện đang công tác tại bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ về một số trường hợp cần tháo túi ngực phụ nữ cần biết để tự đánh giá tình trạng hiện của mình và đến các bác sĩ chuyên khoa thăm khám.
Quy trình tháo túi ngực sử dụng dao siêu âm
Bước 1: Chụp MRI chuyên sâu về nhũ kiểm tra tình trạng bệnh lý tuyến vú, túi ngực, pocket và các bệnh lý liên quan đến túi ngực.
Bước 2: Tầm soát nguy cơ ung thư có thể xảy ra và các tổn thương liên quan đến túi.
Bước 3: Khám lâm sàng lên phương án phẫu thuật tháo túi ngực, xử lý các biến chứng kèm theo như vỡ túi, bao xơ, tụt túi, thông khe…. Và chỉ định có nên đặt lại túi mới.
Bước 4: Kiểm tra sức khỏe, chị em cần thực hiện các xét nghiệm trước khi phẫu thuật tháo túi ngực tại bệnh viện đa khoa chuyên sâu. Với những ca tháo túi ngực thông thường chỉ từ 30-45 phút nhưng với những ca tháo túi ngực khó, tạo lại khoang đặt túi, bóc bao xơ, vỡ túi… thời gian gây mê sẽ dài hơn.
Bước 5: Phẫu thuật tháo túi ngực, bác sĩ sẽ rạch da tầm 3cm – 3.5cm tại vị trí đường quầng vú hoặc chân ngực (với trường hợp không có bất thường) và dùng dao siêu âm Harmonic hoặc Innolcon, Enseal, Ligasure cắt mô đi vào bên trong lấy túi ngực cũ. Kiểm tra thương hiệu túi, kích thước, size túi và độ nhô.
Bước 6: Vệ sinh khoang đặt túi, với những trường hợp túi ngực vỡ, có dịch bất thường ekip phải vệ sinh khoang đặt túi, cấy dịch và làm kháng sinh đồ khi dịch có màu đục.
Bước 7: Bóc bao xơ (nếu có) và lấy mô xơ làm giải phẫu bệnh kiểm tra mô xơ lành tính hay ác tính. Chuẩn bị phương án sinh thiết lạnh nếu là ác tính.
Bước 8: Tạo hình lại khoang đặt túi (trường hợp đặt lại túi mới nếu có chỉ định) sửa khoang cải thiện tình trạng thông khe, tụt túi, khoang quá rộng hoặc quá hẹp.
Bước 9: Mặc áo định hình sau phẫu thuật. Với những trường hợp tháo túi và đăt lại thông thường khách hàng không dẫn lưu về trong ngày. Với trường hợp tháo túi có bất thường, tổn thương nhiều bên trong cần dẫn lưu và nghĩ tại bệnh viện 1 đêm sau đó xuất viện.
Những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tháo túi ngực
Tháo túi ngực là phẫu thuật cần gây mê toàn thân cũng như các ca phẫu thuật khác những rủi ro bao gồm: nhiễm trùng, chảy máu, tụ máu, tụ dịch, sẹo… Cần thực hiện tháo túi ngực tại bệnh viện đa khoa chuyên sâu, do bác sĩ có chuyên môn về bệnh lý và thẩm mỹ thực hiện đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Thời gian nghỉ dưỡng sau khi tháo túi ngực
Sau khi tháo túi ngực và đặt lại túi mới nếu không có bất thường, khi sử dụng dao siêu âm thay vì dao đốt điện, chị em giảm đau và lành thương nhanh, không cần uống thuốc giảm đau hay kháng sinh sau mổ, về ngay trong ngày.
Một số dao siêu âm được sử dụng trong phẫu thuật tháo túi ngực như Harmonic hoặc Innolcon, Enseal, Ligasure, dao hoạt động theo cơ chế “đốt – hàn – cắt”, sử dụng sóng siêu âm và hệ thống cảnh báo tự động tạo ra nhiệt lượng ổn định hạn chế tối đa gây phỏng và tổn thương mô, không tiết dịch, không chảy máu nên không làm tăng hiện tượng viêm bình thường sau phẫu thuật.
Ưu điểm khi tháo túi ngực sử dụng dao siêu âm
Ths.BS Hồ Cao Vũ có hơn 10 năm sử dụng dao siêu âm trong phẫu thuật bệnh lý và thẩm mỹ chia sẻ: tháo túi ngực và đặt lại túi mới khi sử dụng dao siêu âm tương tự khi nâng ngực mới với các ưu điểm như không chảy máu, không đau, lành thương nhanh, không sẹo xơ cứng kéo dài, không nghỉ dưỡng, không uống thuốc giảm đau hay kháng sinh và có thể về ngay trong ngày không cần ở lại bệnh viện.
Cần lưu ý chi phí đặt 1 máy siêu âm rất cao nên đa phần chỉ những bệnh viện lớn mới có hệ thống máy phục vụ cho cả bệnh lý và thẩm mỹ. Không nên dùng chung tay dao cho nhiều phẫu thuật để đảm bảo vô trùng tuyệt đối, chất lượng của dao trong từng ca phẫu thuật ngực – thẩm mỹ.
Dưới đây là trường hợp một khách hàng về từ Úc cao 1m57, nặng 53kg đã 2 lần phẫu thuật nâng ngực cách đây hơn 13 năm. Lần 1, đặt túi Mentor có kích thước 300cc nhưng bên phải bị bao xơ túi bị co rút và cứng.
Lần 2, chị quyết định tháo túi bên phải, bóc bao xơ và được đặt lại túi nhám Allergan 290cc, bên trái giữ nguyên túi Mentor 300cc. Hiện tại, ngực có thay đổi form bất thường và chị được các bác sĩ ở Úc chỉ định chụp MRI chuyên sâu về nhũ phát hiện túi ngực bị rò rỉ, chị quyết định về nước tháo túi ngực không đặt lại.
Trước phẫu thuật, bác sĩ Vũ ghi nhận hình ảnh trên fim MRI có dấu hiệu vỡ túi và pocket bị dày lên ở một vài vị trí.
Trong lúc phẫu thuật tháo túi ngực, Ths.BS Hồ Cao Vũ nhận thấy bên trái đặt túi Mentor vị trí từ 3-5g mặt trong pocket màu vàng, mô viêm dày dạng mãn tính không có các sợi xơ trong thành pocket (là phản ứng của vị trí pocket khi tiếp xúc với gel túi ngực rò rỉ qua thời gian tạo nên màu vàng).
Bên phải đặt túi nhám Allergan, mặt trong pocket có những sợi xơ cứng, viền bên vị trí từ 7g – 10g thành pocket dày có màu trắng, không ghi nhận hiện tượng tăng sinh mặt máu (là tình trạng viêm dày mãn tính).
Bác sĩ sử dụng dao siêu âm lấy bỏ hai túi ngực rò rỉ, cắt lọc mô xô, kiểm ra rửa sạch bằng nước muối rửa Natri Clorid 0,9%, khâu phục hồi từng lớp, dán đóng da bằng keo dán Dermabond. Chị về ngay trong ngày sau khi ra phòng hồi sức.
Bảo Anh