Trang chủNewsThời sựTháo gỡ về phương thức tiếp cận đất đai để thực hiện...

Tháo gỡ về phương thức tiếp cận đất đai để thực hiện dự án nhà ở thương mại

(TN&MT) – Sáng 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Sau khi nghe các ý kiến phát biểu của các ĐBQH, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đã giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu.

z6054076232486_81d1a8845f81f5013bb5271496b59bd8.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Phát biểu trước Quốc hội, thay mặt cơ quan soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cảm ơn các ý kiến góp ý tâm huyết, trách nhiệm của các ĐBQH và cho biết sẽ tiếp thu tối đa, đồng thời có báo cáo giải trình cụ thể đối với các nội dung đại biểu góp ý đối với dự thảo Nghị quyết.

Giải trình thêm về mục đích ban hành Nghị quyết, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, bản chất của dự thảo Nghị quyết là để bổ sung phương thức tiếp cận đất đai trong thực hiện các dự án nhà ở thương mại. Trước đây, theo quy định của Luật Đất đai 2003 và Luật Nhà ở 2005, đối với việc thực hiện dự án nhà ở thương mại, có hai cơ chế dịch chuyển quyền sử dụng đất là cơ chế dịch chuyển bắt buộc và cơ chế dịch chuyển tự nguyện.

z6054065757317_6a9ebf1c113d878cfb9cdead10e1059d.jpg
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy phát biểu tại Quốc hội sáng 21/11

Cụ thể, cơ chế dịch chuyển bắt buộc là Nhà nước thu hồi đất để giao cho nhà đầu tư thông qua việc đấu giá tiền sử dụng đất hoặc là đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Cơ chế dịch chuyển tự nguyện là nhà đầu tư thỏa thuận với người đang có quyền sử dụng đất để có quỹ đất thực hiện dự án nhà thương mại, hoặc nhà đầu tư đang có quyền sử dụng đất thì đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án nhà thương mại. Như vậy, có hai cơ chế dịch chuyển thông qua bốn hình thức tiếp cận đất đai.

Tiếp đó, đến Luật Nhà ở năm 2010, Luật Đất đai năm 2013 tiếp tục cho phép duy trì cả 4 hình thức tiếp cận đất đai để thực hiện dự án nhà thương mại như Luật Đất đai 2003 và Luật Nhà ở 2005. Tuy nhiên, đến khi Quốc hội thông qua Luật Nhà ở 2014 thì hạn chế hình thức nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất. Trong đó, Luật Nhà ở 2014 quy định trường hợp nhận chuyển nhượng thì chỉ được nhận chuyển nhượng đối với đất ở; còn trường hợp đang có quyền sử dụng đất mà đề nghị Nhà nước cho chuyển mục đích dụng đất thì ở trong diện tích ấy phải có một phần diện tích đất ở. “Như vậy là hạn chế các trường hợp tiếp cận đất đai theo hình thức nhận chuyển quyền sử dụng đất cũng như đang có quyền sử dụng đất so với Luật Đất đai 2003 và Luật Nhà ở 2005”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

z6054076243713_099364588388fe5be439460e735cd3eb.jpg
Thay mặt cơ quan soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Đỗ Đức Duy cảm ơn các ý kiến góp ý tâm huyết, trách nhiệm của các ĐBQH và cho biết sẽ tiếp thu tối đa, đồng thời có báo cáo giải trình cụ thể đối với các nội dung đại biểu góp ý đối với dự thảo Nghị quyết.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy phân tích thêm, đến Luật Đất đai 2024 kế thừa quan điểm này của Luật Đất đai 2014, không những thế còn quy định chặt chẽ hơn. Cụ thể, khoản 27, Điều 79 Luật Đất đai 2024 quy định các dự án Nhà nước thu hồi đất để thực hiện đấu giá, đấu thầu thì phải là các dự án đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở.

Theo pháp luật về đô thị hiện nay, quy mô dự án thường từ 20 ha trở lên, còn các trường hợp quy mô diện tích nhỏ hơn và không bảo đảm yếu tố đô thị đồng bộ thì Nhà nước không thực hiện thu hồi đất. Như vậy, sẽ không thực hiện theo phương thức Nhà nước thu hồi đất để giao cho nhà đầu tư.

bt-do-duc-duy-1.jpg
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy trao đổi với các đại biểu Quốc hội bên hành lang sáng ngày 21/11

Đồng thời, quy định về trường hợp Nhà nước cho phép nhà đầu tư nhận quyền sử dụng đất hay nhà đầu tư đang có quyền dụng đất thì cũng khống chế, cũng bị thu hẹp như Luật Nhà ở 2014. Tức là chỉ áp dụng với trường hợp nếu nhận quyền sử dụng đất là 100% diện tích nhận quyền phải là đất ở hoặc nếu đang có quyền sử dụng đất thì phải có một phần đất ở.

Điều này dẫn đến việc các dự án quy mô dưới 20ha và nếu đất đó không phải là đất ở thì không có phương thức tiếp cận đất đai, vì không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất và cũng không thuộc trường hợp Nhà nước cho phép nhận quyền sử dụng đất, hoặc đang có quyền sử dụng đất mà chuyển mục đích sử dụng đất. Dẫn đến khó khăn đối với các địa phương có ít số lượng dự án quy mô lớn.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, hiện nay vướng mắc này xảy ra tại tất cả các địa phương trên cả nước, nhất là ở các địa phương nhỏ, thị trường bất động sản quy mô không lớn, không có nhiều dự án quy mô đô thị lớn hơn 20 ha. “Chính vì vậy, Nghị quyết thí điểm này trình Quốc hội ban hành nhằm mục đích tháo gỡ những khó khăn đó, giải quyết nút thắt về phương thức tiếp cận đất đai để thực hiện các dự án nhà ở thương mại”, Bộ trưởng cho biết.

Về phạm vi điều chỉnh, do vướng mắc xảy ra trên phạm vi cả nước nên cần cho thực hiện trên phạm vi cả nước mới đảm bảo công bằng. Mặt khác, các phương thức tiếp cận đất đai khác để thực hiện dự án nhà ở thương mại theo Luật Đất đai hiện nay cũng được thực hiện tại tất cả các địa phương trong cả nước. Nên nếu chỉ cho thực hiện thí điểm tại một số địa phương sẽ không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa các địa phương. Việc thực hiện trên phạm vi cả nước cũng giúp khắc phục được cơ chế xin – cho, như ý kiến đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp có nêu.

bt-do-duc-duy-2.jpg
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy trao đổi với các đại biểu bên hành lang sáng ngày 21/11

Đối với quy định khống chế phạm vi thí điểm trong dự thảo Nghị quyết, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết đã được đưa ra trong các tiêu chí quy định tại Điều 2, Điều 3 đó là thực hiện tại khu vực đô thị và khu vực phát triển đô thị, khống chế về quy mô diện tích, khống chế về thời gian thực hiện và phải nằm trong danh mục mà HĐND tỉnh cho phép thực hiện theo cơ chế này.

Về điều kiện thực hiện dự án thí điểm, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, Điều 3 dự thảo Nghị quyết đã quy định rất cụ thể là các dự án phải có 5 điều kiện: phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, phù hợp với chương trình phát triển nhà ở; khu đất thực hiện dự án phải nằm trong danh mục được HĐND cấp tỉnh cho phép thực hiện…; đối với diện tích đất quốc phòng, an ninh phải có văn bản chấp thuận của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện đúng theo quy định tại khoản 1, Điều 84 như đại biểu Trịnh Xuân An – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai có phát biểu…

Đối với vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, duy trì ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng bình quân cả nước 42%, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng, vấn đề này đã được thực hiện và được kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia, cấp tỉnh, rồi quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng. Khi lập quy hoạch, chúng ta đã phải xác định bao nhiêu đất nông nghiệp được chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, bao nhiêu diện tích đất ở được thực hiện trong kỳ quy hoạch để vẫn phải bảo đảm duy trì ổn định diện tích đất trồng lúa là 3,5 triệu ha và duy trì ổn định độ che phủ rừng 42%. Còn bước này là bước chúng ta thực hiện quy hoạch, là trong diện tích được quy hoạch cho phát triển nhà ở thương mại thì diện tích nào sẽ thực hiện phương thức Nhà nước thu hồi đất và diện tích nào thì thực hiện phương thức là nhà đầu tư nhận chuyển quyền sử dụng đất. Nhưng cũng chỉ nằm trong diện tích quy hoạch đã được phê duyệt.

z6054076315475_af7aa2d4fd7456e278400efab98b3fd3.jpg
Toàn cảnh phiên thảo luận sáng 21/11

Liên quan đến diện tích đất quốc phòng, đất an ninh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, trong dự thảo thiết kế theo hướng đã quy hoạch đưa ra khỏi đất quốc phòng, đất an ninh, phù hợp với quy hoạch để phát triển nhà ở mà chưa bàn giao cho địa phương thì ưu tiên giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thực hiện các dự án nhà ở thương mại để bán cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng, đây là quy định được thiết kế nhằm tạo điều kiện nhanh chóng đưa các diện tích đất quốc phòng, đất an ninh chuyển thành đất ở theo đúng quy hoạch, tạo điều kiện giải quyết nhu cầu nhà ở cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Nghị quyết thiết kế theo hướng giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án. Khi lựa chọn được chủ đầu tư rồi thì chủ đầu tư sẽ phải thực hiện tất cả các quy trình, thủ tục, điều kiện tương tự các dự án khác.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thao-go-ve-phuong-thuc-tiep-can-dat-dai-de-thuc-hien-du-an-nha-o-thuong-mai-383453.html

Cùng chủ đề

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ. Tại Nghị quyết số 1112/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn ông Triệu Thế Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khóa XV. Ông Triệu Thế...

Không để phát sinh “giấy phép con” trong thi hành pháp luật

Sáng 7/3, tại Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, 19 luật, nghị quyết được thông qua quy định những nội dung rất quan trọng. Khái quát những nội dung mới, nổi bật của 9 luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng,...

Thống nhất tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ

Theo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) vừa được thông qua, Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo sức bật mới để Đà Nẵng phát triển

(TN&MT) - Năm 2024, kinh tế TP. Đà Nẵng có nhiều khởi sắc với GRDP ước tăng 7,51% so cùng kỳ, xếp vị trí thứ 2/5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 2024 cũng ghi dấu, Đà Nẵng lần thứ 5 liên tiếp nhận giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam và 3 giải thưởng chuyên đề gồm: Thành phố Điều hành, quản lý thông minh; Thành phố Hấp dẫn đổi mới sáng tạo; Thành phố...

Mục tiêu lớn, quyết tâm cao

(TN&MT) - Năm 2024, ngành Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Quảng Ngãi đã rất nỗ lực, quyết liệt trong giải quyết công việc, bảo đảm các hoạt động quản lý nhà nước của ngành được nhịp nhàng, thông suốt, đặc biệt trong bối cảnh khối lượng công việc lớn, nhiều nhiệm vụ phức tạp. Qua đó, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước nói chung và tỉnh...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà các gia đình chính sách tại thành phố Cần Thơ

Chiều 26/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến thăm, chúc Tết Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ; thăm, chúc Tết và tặng quà cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình chính sách tiêu biểu, công nhân lao động và các hộ nghèo trên địa bàn thành phố; thăm, chúc Tết Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ,...

Thanh Hóa phấn đấu là cực tăng trưởng của miền Bắc và cả nước

Trong không khí cả nước mừng Đảng, mừng Xuân, hân hoan đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, sáng 26/1 (tức 27 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ

Ngày 25/1, trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Hà Vĩ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đề...

Bài đọc nhiều

Top địa phương tăng trưởng mạnh nhất nước: Nhiều nơi lập kỷ lục

(Dân trí) - Bà Rịa - Vũng Tàu, Lai Châu có tăng trưởng kinh tế cao nhất trong vòng một thập kỷ, Hải Phòng lần đầu lọt top 5 có GRDP cao nhất. Trong khi đó, Bắc Giang vẫn dẫn đầu nhưng có tín hiệu giảm tốc. Bắc Giang: 13,85% Theo Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, năm 2024, ngoài động lực tăng trưởng chính là công nghiệp chế biến chế tạo thì các yếu tố bất lợi đồng loạt xuất...

Sớm chuẩn bị lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong triển khai chính sách

Chiều 23/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp về kết quả công tác quản lý điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024. Phó Thủ tướng Lê...

Hàng hóa dồi dào, khách rộn ràng sắm tết

Không khí tết “tràn” vào chợ, siêu thị… Ghi nhận vào hai ngày nghỉ cuối tuần, số lượng người dân, du khách “đổ” về các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TPHCM tiếp tục tăng đáng kể so với ngày bình thường. Trong đó, các mặt hàng mứt tết, bánh kẹo, trái cây sấy, giỏ quà tết… được quan tâm và chọn mua nhiều. Năm nay, một số...

Cơ quan nào sẽ được kiểm tra đột xuất trung tâm đăng kiểm?

Tăng cường phân cấp gắn với thanh tra, kiểm soát hoạt động kiểm địnhTheo...

Đảng Cộng hòa có thể phá vỡ ‘Bức tường xanh’?

(CLO) Cựu Tổng thống Donald Trump thuộc Đảng Cộng hòa phải phá bỏ một phần "Bức tường xanh" của Đảng Dân chủ để giành lại Nhà Trắng. ...

Cùng chuyên mục

Drone hỏa thuật rơi xuống bãi đất trống làm cháy đám cỏ khô

(NLĐO)- Trong chương trình tổng duyệt nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025", một số drone hỏa thuật đã rơi xuống bãi đất trống, làm cháy đám cỏ khô ...

Israel ngăn chặn người dân trở về ở Gaza và Lebanon

(CLO) Hôm Chủ nhật, hàng chục nghìn người Palestine ở phía bắc Gaza và người dân ở phía nam Lebanon đã bày tỏ sự thất vọng sau khi Israel từ chối mở các chốt chặn để họ về nhà theo thỏa thuận ngừng bắn. ...

Ước mong của một thế hệ

Năm 2025 là năm có nhiều ngày kỷ niệm lớn của đất nước. ...

Tạo sức bật mới để Đà Nẵng phát triển

(TN&MT) - Năm 2024, kinh tế TP. Đà Nẵng có nhiều khởi sắc với GRDP ước tăng 7,51% so cùng kỳ, xếp vị trí thứ 2/5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 2024 cũng ghi dấu, Đà Nẵng lần thứ 5 liên tiếp nhận giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam và 3 giải thưởng chuyên đề gồm: Thành phố Điều hành, quản lý thông minh; Thành phố Hấp dẫn đổi mới sáng tạo; Thành phố...

Mục tiêu lớn, quyết tâm cao

(TN&MT) - Năm 2024, ngành Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Quảng Ngãi đã rất nỗ lực, quyết liệt trong giải quyết công việc, bảo đảm các hoạt động quản lý nhà nước của ngành được nhịp nhàng, thông suốt, đặc biệt trong bối cảnh khối lượng công việc lớn, nhiều nhiệm vụ phức tạp. Qua đó, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước nói chung và tỉnh...

Mới nhất

Cùng con gìn giữ những giá trị của Tết xưa

Là người yêu Tết, luôn mong các con cảm nhận được những giá trị, ý nghĩa mà Tết...

Trực cấp cứu 24/24, chăm lo cho hàng nghìn bệnh nhân nội trú

NDO - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện E duy trì đội cấp cứu ngoại viện; các bệnh viện đều chăm lo cho hàng nghìn bệnh nhân ở lại viện ăn Tết với những món quà 0 đồng tại hội chợ xuân. Duy trì cấp cứu ngoại viện Trong dịp Tết nguyên đán Ất...

Quất dát vàng, quất tạo hình đầu rồng giá tiền triệu xuất hiện tại Hà Nội ngày cận Tết

Những cây quất được tiểu thương dát vàng công nghiệp 24k và tạo hình đầu rồng độc đáo đang thu hút sự chú ý đặc biệt của người dân Thủ đô trên thị trường cây cảnh Tết Ất Tỵ...

Tiêu dùng trong tuần (20/1-26/1/2025): Dưa hấu, bưởi, chuối xanh,… giá ”nhảy múa” dịp Tết 2025

Tiêu dùng trong tuần từ ngày 20/1-26/1/2025, dưa hấu, bưởi, chuối xanh,... giá nhảy múa dịp Tết 2025. Ở chiều ngược lại, sầu riêng giá giảm sâu. ...

Mỹ nhân Engfa Waraha và dàn sao Thái Lan khoe dáng với áo dài

(Dân trí) - Dàn mỹ nhân nổi tiếng của Thái Lan gồm Engfa Waraha, Charlotte, Mailin, Meena vừa có chuyến sang Việt Nam để quảng bá cho dự án phim "Petrichor the series". Chuyến đi diễn ra vào dịp cận kề Tết Nguyên đán, chính vì thế, dàn diễn viên đã khéo léo lựa chọn những thiết kế áo dài...

Mới nhất