Trang chủKinh tếNông nghiệpTháo gỡ khó khăn để phát huy công năng công trình thuỷ...

Tháo gỡ khó khăn để phát huy công năng công trình thuỷ nông Ia Mơ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ đầu tư 10 tuyến kênh xuyên rừng, dẫn nước thủy lợi Ia Mơr, huyện Chư Prông (Gia Lai) để tưới mát hơn 2.000 ha cây trồng, giúp cho người dân trong khu vực trồng lúa nước 2 – 3 vụ/năm. Đây là một tin vui đối với cho bà con, là “cú hích” cho vùng biên giới này đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân.Tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng với công việc ổn định ở Đà Nẵng, nhưng anh Huỳnh Viên Mãn (32 tuổi, xã Đại Lãnh, Đại Lộc, Quảng Nam) quyết định về quê để khởi nghiệp. Sau nhiều năm cố gắng, đến nay anh đã gây dựng cho mình trang trại chồn hương, thu nhập hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.Chiều 27/3, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 27/3 đến ngày 29/3, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ đầu tư 10 tuyến kênh xuyên rừng, dẫn nước thủy lợi Ia Mơr, huyện Chư Prông (Gia Lai) để tưới mát hơn 2.000 ha cây trồng, giúp cho người dân trong khu vực trồng lúa nước 2 – 3 vụ/năm. Đây là một tin vui đối với cho bà con, là “cú hích” cho vùng biên giới này đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân.Chiều 27/3, Đoàn công tác do ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với UBND huyện Phước Sơn, về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.Đồng bào dân tộc Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk có nền văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú với những lễ hội, phong tục, tập quán độc đáo. Trong đó, Lễ cúng sức khỏe là một nghi thức quan trọng, thể hiện sự tôn kính và hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Lễ cúng sức khỏe không chỉ là dịp để người Ê Đê bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên mà còn là cơ hội để các thành viên trong gia đình, cộng đồng tụ họp, thăm hỏi, chia sẻ niềm vui và cầu chúc cho nhau sức khỏe, hạnh phúc.Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển đăng bài viết về phản ứng của phụ huynh liên quan vụ “28 giáo viên, học sinh Trường Marie Curie Bình Dương nhập viện sau ăn cơm trưa”; bạn đọc đã nhắn tin yêu cầu tiếp tục làm sáng tỏ trách nhiệm của cơ quan chức năng.Trong suốt chiều dài lịch sử, tôn giáo luôn đồng hành cùng đất nước, dân tộc. Các giá trị đạo đức, văn hóa của tôn giáo đã góp phần quan trọng củng cố bản sắc dân tộc, duy trì đạo đức xã hội, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, chung tay xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 25/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Nam ban hành chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Thánh đường cổ kính của Việt Nam được thay ngói mới. Tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, nông dân vươn lên thành tỷ phú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núI.Tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng với công việc ổn định ở Đà Nẵng, nhưng anh Huỳnh Viên Mãn (32 tuổi, xã Đại Lãnh, Đại Lộc, Quảng Nam) quyết định về quê để khởi nghiệp. Sau nhiều năm cố gắng, đến nay anh đã gây dựng cho mình trang trại chồn hương, thu nhập hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông và đặc biệt là tuyến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Mộc Châu với kinh phí khoảng 33.000 tỷ đồng sẽ góp phần phá thế độc đạo của Quốc lộ 6, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của cả vùng Tây Bắc.Tỉnh đoàn Bình Dương vừa khai trương phòng trưng bày hơn 3.000 bức ảnh, hiện vật về quá trình hoạt động của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết giai đoạn 2006 – 2011. Sự kiện nhằm chào mừng Kỷ niệm 94 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2025), 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).Tháp Hùng Vương là 1 trong 6 nhóm dự án quan trọng trong Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng của tỉnh Phú Thọ đến năm 2025, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Công trình hồ thủy lợi Ia Mơr hoàn thành sẽ tạo nguồn cấp tưới cho hơn 18.000ha đất nông nghiệp của tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk
Công trình hồ thủy lợi Ia Mơr hoàn thành sẽ cấp nước tưới cho hơn 18.000ha đất nông nghiệp của tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk

Những cánh đồng lúa 2 vụ

Những ngày tháng 3, dưới nắng vàng như rót mật, trên nhiều cánh đồng ở biên giới xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, Gia Lai) đầy ắp tiếng cười của bà con thu hoạch lúa vụ Đông Xuân. Ít ai ngờ, những cánh đồng đất đai nứt nẻ vào mỗi mùa khô nay tràn ngập màu vàng óng ả của lúa, kênh mương bê tông nước chảy ngập tràn.

Có nước làm lúa nước 2 vụ/năm, gia đình ông Rmah Hinh phấn khởi với kết quả từ những vụ thu hoạch lúa
Có nước làm lúa nước 2 vụ/năm, gia đình ông Rmah Hinh phấn khởi với kết quả từ những vụ thu hoạch lúa

Vác từng bao lúa chất lên xe công nông, mồ hôi đầm đìa, ông Rmah Hinh (45 tuổi, làng Klã, xã Ia Mơ) phấn khởi nói: “Trước đây, mùa khô đất này chỉ bỏ hoang do không có nước. Hàng năm, bà con làm được một vụ lúa nhờ nước trời, năng suất không cao. Từ khi có kênh thủy lợi ra tới cánh đồng làng Klã, nhiều hộ dân đã biết trồng lúa 2 vụ. Mùa này nhà tôi trồng 3 sào lúa nước, thu được 29 bao lúa. Năm nay không còn lo đói nữa”.

Chia sẻ niềm vui vụ mùa, chị Siu Thoai (24 tuổi, làng Klã, xã Ia Mơ) cười nói: “Vụ này nhà mình trồng 5 sào lúa nước nên không còn lo thiếu gạo ăn khi mùa mưa tới. Nhờ có nguồn nước tưới, gần 2 năm nay nhà mình đã thoát nghèo, đã biết trồng lúa 2 vụ trong năm”.

Hoà cùng niềm vui được mùa lúa của bà con, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND xã Ia Mơ phấn khởi cho biết: Nhờ có công trình thủy lợi Ia Mơr mà đời sống của người dân nơi đây đã thay đổi rất nhiều. Toàn xã có tỷ lệ đồng bào DTTS hơn 84%. Trước đây tỉ lệ hộ nghèo chiếm 60%, nay còn khoảng 25%. 

Mặc dù bà con trồng được lúa 2 vụ/năm, nhưng do thiếu nước nên cuộc sống vẫn nhiều khó khăn. Bởi hiện nay, cánh đồng phụ thuộc vào nguồn nước tưới từ công trình hồ thủy lợi Ia Mơr.

Phát huy công năng thuỷ nông Ia Mơr

Xã Ia Mơ hiện có có 260 ha trồng được lúa 2 vụ/năm, trong khi diện tích tự nhiên trên 43 ngàn ha. Hiện nay vẫn còn có 6 thôn, làng trên địa bàn có nhiều cánh đồng vẫn chưa có kênh dẫn nước đến nơi. Khi có nước đầy đủ người dân chắc chắn sẽ chủ động phát triển mô hình kinh tế đa canh, góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo.

Nguồn nước dồi dào từ công trình thuỷ lợi Ia Mơr sẽ giúp người dân phát triển mô hình kinh tế đa canh, góp phần xóa đói giảm nghèo miền biên viễn Ia Mơ
Nguồn nước dồi dào từ công trình thuỷ lợi Ia Mơr sẽ giúp người dân phát triển mô hình kinh tế đa canh, góp phần xóa đói giảm nghèo miền biên viễn Ia Mơ

Đại công trình thủy nông Ia Mơr được xây dựng với vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng. Theo thiết kế, công trình hồ thủy lợi Ia Mơr có diện tích mặt nước hơn 2.800ha, là một trong những đại công trình thủy lợi của Tây Nguyên. Công trình thủy lợi này dự kiến sẽ tạo nguồn cấp tưới cho hơn 14.000ha đất nông nghiệp của tỉnh Gia Lai và 4.000ha đất nông nghiệp của huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.

Hiện tại, công trình thủy lợi Ia Mơr đã hoàn thành giai đoạn 2, với việc xây dựng các tuyến kênh chính Đông, chính Tây và đã triển khai xây dựng được khoảng 10,5km hệ thống kênh nhánh nhỏ, 6km hệ thống kênh bơm đưa nước về đến ruộng người dân. Tuy nhiên, một số đoạn chưa thể đầu tư xây dựng hệ thống kênh nhánh khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp của người dân vẫn “khát” khô.

Kênh dẫn nước chính tây - Thủy lợi Ia Mơr sẽ được tiếp tục xây dựng kênh nhánh dẫn nước xuyên rừng đến cánh đồng cho người dân
Kênh dẫn nước chính tây – Thủy lợi Ia Mơr sẽ được tiếp tục xây dựng kênh nhánh dẫn nước xuyên rừng đến cánh đồng cho người dân

Nói về nguyên nhân dự án thủy lợi Ia Mơr chưa phát huy được hết năng lực tưới, ông Hoàng Bình Yên, Phó trưởng Ban quản lý dự án thủy lợi Ia Mơ (thuộc Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng thủy lợi 8, Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết: Năm 2007, dự án công trình thủy lợi Ia Mơr có giá trị đầu tư hơn 3.000 tỉ đồng được khởi công xây dựng, đáp ứng tưới hơn 14.000 ha ở hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.

 Tuy nhiên, do vướng chuyển đổi đất rừng hơn 4.700 ha nên nhiều vùng tưới đến nay vẫn còn khô khát. Vừa qua, Ban Quản lý đã có kiến nghị và được UBND tỉnh tiếp thu, trình HĐND tỉnh Gia Lai thông qua nghị quyết chuyển đổi 4,57 ha rừng để thực hiện kênh nhánh xuyên rừng, dẫn nước đến các cánh đồng ở xã Ia Mơ. 

Tới đây, Ban quản lý sẽ sớm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Môi trường phê duyệt dự án xây dựng 10 tuyến kênh nhánh dẫn nước dài hơn 30 km, vốn khoảng 209 tỉ đồng. Dự kiến sẽ khởi công vào quý 3/2025 và hoàn thành cuối năm 2026, đảm bảo vùng tưới 2.105 ha.

Tại kỳ họp chuyên đề thứ 25 (ngày 1/3), HĐND tỉnh Gia Lai ban hành nghị quyết quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng 4,57 ha để xây dựng dự án hệ thống kênh nhánh công trình thuỷ lợi Ia Mơr, huyện Chư Prông. Quyết định hứa hẹn mang lại nhiều đổi thay cho người dân vùng biên giới. Ông Hoàng Bình Yên, Phó trưởng Ban quản lý dự án thủy lợi Ia Mơr bày tỏ: “Lâu nay do vướng đất rừng nên công trình vẫn chưa phát huy tối đa năng lực. Vì vậy, đây là một tín hiệu mừng cho bà con vùng biên giới Chư Prông, sớm có nước phục vụ nông nghiệp trồng lúa nước từ 2 – 3 vụ/năm, nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng cuộc sống”.

‘Siêu công trình’ thủy lợi chạy đua để về đích trước mùa khô hạn





Nguồn: https://baodantoc.vn/thao-go-kho-khan-de-phat-huy-cong-nang-cong-trinh-thuy-nong-ia-mo-1742785150011.htm

Cùng chủ đề

Tháo gỡ khó khăn để phát huy công năng công trình thuỷ nông Ia Mơr

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ đầu tư 10 tuyến kênh xuyên rừng, dẫn nước thủy lợi Ia Mơr, huyện Chư Prông (Gia Lai) để tưới mát hơn 2.000ha cây trồng, giúp cho người dân trong khu vực trồng lúa nước 2 - 3 vụ/năm. Đây là một tin vui đối với cho bà con, là “cú hích” cho vùng biên giới này đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời...

Ông Trump muốn đàm phán lại biên giới Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông không công nhận hiệp ước xác định biên giới giữa Mỹ và Canada, đồng thời bày tỏ ý định đàm phán lại thỏa thuận này. ...

Biên cương có anh!

Hiếm có một lực lượng nào mà bên cạnh nhiệm vụ chính của mình, thì lại tròn vai trong rất nhiều những phần việc khác đến vậy. Có lẽ vì thế mà ở đâu đó trên mỗi bản làng heo hút gió mây, chúng ta lại bắt gặp những người thầy thuốc quân hàm xanh tận tụy chữa bệnh cứu người, những thầy giáo quân hàm xanh miệt mài trên bục giảng, những thợ xây mang quân hàm xanh...

Quân đội Myanmar đụng độ với nhóm đối lập, hàng trăm người chạy sang Thái Lan?

Giới chức an ninh Thái Lan cho hay những cuộc đụng độ mới giữa quân đội Myanmar và nhóm đối lập Quân đội Giải phóng Dân tộc Karen (KNLA) đã gây ra một cuộc di cư hàng loạt từ Myanmar. ...

Thực hư tin Campuchia điều binh sĩ tới biên giới với Thái Lan sau vụ đối đầu

Quân đội Campuchia đã lên tiếng sau khi có thông tin rằng binh sĩ nước này và thiết bị quân sự đã được huy động để 'đối đầu vũ trang' dọc biên giới với Thái Lan, đặc biệt là gần đền Prasat Ta...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Gỡ thẻ vàng theo phương châm “5 rõ”

Hơn lúc nào hết, mỗi địa phương, mỗi ngư dân cần chung sức đồng lòng, nỗ lực hành động cụ thể để sớm đạt mục tiêu gỡ thẻ vàng IUU trong thời gian tới.Thời gian gần đây, đẩy mạnh công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), các địa phương miền Trung đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, xây dựng nội dung, kế...

Xuất khẩu lâm sản đặt mục tiêu 17,5 tỷ USD năm 2024

Năm 2024 ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu lâm sản đạt 17,5 tỷ USD, vượt 21% so với kết quả ước đạt của năm 2023 và vượt 3% kết quả năm 2022. Đặc biệt, lần đầu tiên tại Việt Nam trong lĩnh vực lâm nghiệp đã hoàn thành các thủ tục để chuyển nhượng thành công lượng giảm phát thải 10,3 triệu tấn carbon cho Quỹ Đối tác carbon trong Lâm nghiệp thông qua Ngân hàng Thế...

Cây bonsai cổ thụ hình thù kỳ lạ, có chậu như cây khô ở Hội hoa xuân Nha Trang–Khánh Hòa

Nhiều cây bonsai cổ thụ hình thù kỳ lạ và bộ rễ độc đáp được trưng bày tại Hội hoa xuân Nha Trang – Khánh Hòa 2025. ...

Ăn 5 loại cá này ngày Tết, giá bình dân mà chất lượng hạng sang, ăn xong cả năm phát tài phát lộc!

Trong số những thực phẩm không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết, cá luôn chiếm vị trí đặc biệt nhờ hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Dưới đây là 5 loại cá ngon, bổ, vừa túi tiền, dễ chế biến và mang ý nghĩa tốt lành. ...

Làng chài câu mực ở Quảng Ngãi vươn khơi

Câu mực khơi ở Quảng Ngãi là nghề lênh đênh trên biển nhiều ngày nhất. Một năm, các ngư dân bám biển 9 tháng và chỉ về đất liền có 3 tháng. Những ngày cuối tháng Giêng, các ngư dân lại tất bật chuẩn bị vươn khơi, bám biển.Hiện nay, dung tích các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ đạt trên 50% công suất thiết kế. Để bảo đảm nước tưới tiêu, các địa...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Hồ Tràm sẽ là trung tâm của khu du lịch Long Hải – Bình Châu

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ vừa chủ trì cuộc họp nghe Sở Tài chính báo cáo nội dung điều chỉnh “Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” (Quy hoạch tỉnh). Tham dự họp có lãnh đạo các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện,...

Diễn viên Quang Trung: “Tôi mong Mái ấm gia đình Việt sẽ có hơn 1.000 tập được sản xuất”

Hình ảnh người anh 23 tuổi gánh vác cả mọi việc, thay cha mẹ...

Bà Rịa-Vũng Tàu phát triển mạnh nhờ mô hình KCN gắn cảng biển

(TBTCO) – Sự kết hợp giữa khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng giao thông quanh cảng Cái Mép – Thị Vải đã giúp lưu lượng container qua cảng tăng mạnh trong năm 2024, cho thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình cảng biển – khu công nghiệp, tạo cơ hội lớn cho sự phát triển bền...

GIẢI BÓNG ĐÁ 7 NGƯỜI VĐQG BSG DRAGON CUP 2025 KHỞI ĐỘNG VỚI QUY MÔ LỚN NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY

Hà Nội, ngày 15 tháng Năm năm 2025 – Tiếp nối thành công vang dội của những mùa giải trước, đặc biệt trong 3 mùa giải gần đây với sự đồng hành chiến lược của Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) thông qua thương hiệu Bia Saigon và các...

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá

VHO - Trải qua hơn 600 năm phong sương và biến thiên lịch sử, những khối đá xanh khổng lồ ở Thành nhà Hồ vẫn lặng lẽ gìn giữ dấu ấn một kinh đô vương triều. Từ lòng đất Vĩnh Lộc, hàng loạt phát hiện khảo cổ học trong những năm gần đây đang góp phần phác họa...

Mới nhất