Trang chủNewsThời sựTháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Tháo gỡ “điểm nghẽn” thể chế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Kinhtedothi – Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 được kỳ vọng tạo hành lang pháp lý, tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế, chính sách, nhằm thực hiện được ngay các quan điểm chỉ đạo của Đảng về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương…

Phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền, ủy quyền

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 quy định 1 chương về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền địa phương các cấp với các điểm mới sau:

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 được kỳ vọng tạo hành lang pháp lý, tháo gỡ "điểm nghẽn" về thể chế, chính sách. Ảnh: Hồng Thái
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 được kỳ vọng tạo hành lang pháp lý, tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế, chính sách. Ảnh: Hồng Thái

 

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025. Luật gồm 7 chương, 50 điều, giảm 1 chương và 93 điều so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 được kỳ vọng tạo hành lang pháp lý để xử lý những vấn đề thực tiễn, tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế, chính sách nhằm thực hiện được ngay các quan điểm chỉ đạo của Đảng về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; “cấp nào giải quyết hiệu quả hơn thì giao nhiệm vụ, thẩm quyền cho cấp đó”.

(1) Về nguyên tắc phân định thẩm quyền (Điều 11): Luật quy định 7 nguyên tắc phân định thẩm quyền (khoản 2 Điều 11), trong đó có những nội dung mới như: (i) Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả; (ii) Bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan và giữa chính quyền địa phương các cấp; (iii) Phù hợp khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương các cấp; cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; (iv) Bảo đảm kiểm soát quyền lực; trách nhiệm giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên; (v) Đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số,… Đồng thời, để khuyến khích tinh thần chủ động, sáng tạo của địa phương, Luật bổ sung quy định “Chính quyền địa phương được chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc phân quyền, phân cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng và điều kiện thực tiễn của địa phương” (khoản 3 Điều 11)

(2) Về phân quyền (Điều 12): Luật quy định rõ các yêu cầu, điều kiện của việc phân quyền như: (i) Việc phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp phải được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội; (ii) Chính quyền địa phương tự chủ trong việc ra quyết định, tổ chức thi hành và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền; (iii) Cơ quan nhà nước cấp trên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát về tính hợp hiến, hợp pháp trong việc chính quyền địa phương các cấp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền.

(3) Về phân cấp (Điều 13) : Luật quy định một số điểm mới như: (i) Quy định rõ chủ thể phân cấp và chủ thể nhận phân cấp; (ii) Quy định trách nhiệm của cơ quan phân cấp trong việc bảo đảm các điều kiện để thực hiện việc phân cấp; (iii) Cơ quan nhận phân cấp chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan phân cấp về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp; (iv) Không được phân cấp tiếp nhiệm vụ, quyền hạn mà mình nhận phân cấp; (v) Quy định về việc điều chỉnh thủ tục hành chính trong trường hợp thực hiện phân cấp.

(4) Về ủy quyền (Điều 14): So với Luật năm 2015, Luật có các điểm mới sau: (i) Làm rõ và mở rộng phạm vi chủ thể ủy quyền và chủ thể nhận ủy quyền; (ii) Quy định rõ yêu cầu của việc ủy quyền (ủy quyền phải bằng văn bản của cơ quan ủy quyền; văn bản phải quy định rõ nội dung, phạm vi, thời hạn ủy quyền); (iii) Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong việc ủy quyền và thực hiện nhiệm vụ ủy quyền; (iv) Quy định việc sử dụng con dấu và hình thức văn bản khi thực hiện nhiệm vụ ủy quyền, việc điều chỉnh thủ tục hành chính trong trường hợp thực hiện ủy quyền.

“Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm”

Thực hiện nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm” và tránh quy định chồng chéo, trùng lặp nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền địa phương và giữa các cơ quan của chính quyền địa phương, Luật quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND ở mỗi đơn vị hành chính theo hướng: (1) Phân định nhiệm vụ, quyền hạn  giữa các cấp chính quyền địa phương và giữa  HĐND và UBND cùng cấp; (ii) Phân định nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể UBND và cá nhân Chủ tịch UBND nơi tổ chức cấp chính quyền địa phương theo hướng tăng nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm cho cá nhân Chủ tịch UBND; (iii) Quy định nhiệm vụ, quyền hạn theo hướng khái quát, tập trung vào các lĩnh vực về tài chính ngân sách, tổ chức bộ máy, biên chế, hoạt động kiểm tra, giám sát… bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc phân định thẩm quyền tại Điều 11 của Luật và bảo đảm tính ổn định lâu dài của luật.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 quy định khái quát hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND... 
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 quy định khái quát hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND… 

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 quy định theo hướng: (1) Giữ nguyên nội dung về cơ cấu tổ chức của HĐND nhưng gộp chung 1 điều (Luật năm 2015 đưa vào từng điều riêng của từng loại hình đơn vị hành chính); (2) Quy định khái quát hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, nhiệm vụ, quyền hạn của Đại biểu HĐND (các nội dung chi tiết về triệu tập, chủ trì phiên họp, khách mời, tài liệu, cung cấp thông tin về kỳ họp HĐND, tổ chức và hoạt động của các ban, tổ đại biểu HĐND,… sẽ hướng dẫn tại Quy chế hoạt động mẫu); (3) Sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật như: không quy định Chủ tịch UBND đầu nhiệm kỳ là đại biểu HĐND; bổ sung quy định về trường hợp khuyết Chủ tịch HĐND, khuyết Thường trực HĐND; bổ sung quy định về tạm đình chỉ chức vụ Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng, phó Ban của HĐND,…

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 quy định theo hướng: (1) Quy định khái quát cơ cấu tổ chức của UBND gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên; giao Chính phủ quy định cụ thể; (2) Khái quát các nội dung và hoạt động của UBND (các nội dung chi tiết về triệu tập, chủ trì cuộc họp, khách mời, tài liệu, cung cấp thông tin về cuộc họp của UBND, trách nhiệm của Phó Chủ tịch và ủy viên UBND,… sẽ hướng dẫn tại Quy chế hoạt động mẫu); (3) Quy định rõ các nội dung UBND phải thảo luận và quyết nghị, những nội dung UBND có thể ủy quyền cho Chủ tịch UBND quyết định.  

Thành lập, giải thể, nhập chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 đã đổi tên chương và thứ tự của Chương II tổ chức đơn vị hành chính, thành lập, giải thể, nhập chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính để bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Luật đã quy định một số nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính, điều kiện thành lập, giải thể, nhập chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.

So với Luật năm 2015, Luật đã quy định theo hướng khái quát về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và giao Chính phủ quy định cụ thể về việc xây dựng, lấy ý kiến cử tri, khảo sát, thẩm định đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, bảo đảm tính linh hoạt và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Kế thừa quy định của Luật năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 tiếp tục quy định “Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, các cơ quan của chính quyền địa phương tại các văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với quy định tại Luật này, bảo đảm quyền lực nhà nước được kiểm soát hiệu quả” (Điều 11).

Tuy nhiên, trong bối cảnh hệ thống pháp luật đang tồn tại nhiều vướng mắc, không bảo đảm tính thống nhất với các nguyên tắc về tại Luật này, Luật đã quy định về điều khoản chuyển tiếp theo hướng: (i) Đối với các luật chuyên ngành chưa phù hợp  với các nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân cấp, ủy quyền tại Luật này, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, phải tiến hành rà soát và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; (ii) Để kịp thời đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho chính quyền địa phương trong một số lĩnh vực ưu tiên, cấp bách, giao Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương và điều chỉnh các quy định khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương để thống nhất áp dụng trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và định kỳ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trường hợp liên quan đến luật, nghị quyết của Quốc hội thì báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/thao-go-diem-nghen-the-che-day-manh-phan-cap-phan-quyen.html

Cùng chủ đề

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy …

Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các Phó Bí thư Đảng uỷ Chính phủ; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.Theo chương trình, tại phiên họp, Chính phủ xem xét, thảo luận về: Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); Luật Cấp thoát nước; Luật Quản lý, phát triển đô thị; Luật Khoa học công nghệ và đổi...

Bỏ đề xuất không tổ chức HĐND tại các xã ở đô thị

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương chỉnh lý theo hướng giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như luật hiện hành; tức là bỏ đề xuất không tổ chức HĐND tại các xã ở đô thị. Chiều 12/2, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Nội vụ Phạm...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Bàn việc thành lập một số bộ và số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ mới

(Dân trí) - Dự án Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số bộ của Chính phủ khóa XV… đang được Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Ngày 7/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết chuẩn bị trình...

Hội nghị giao ban công tác tháng 10 và triển khai nhiệm vụ công tác tháng 11 năm 2024

(Moha.gov.vn)-Sáng ngày 02/11/2024, tại trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng 10 và triển khai nhiệm vụ công tác tháng 11 năm 2024. Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì Hội nghị. Bộ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Wi-Fi 7 có thể phổ biến tại Việt Nam hay không?

Với nhiều ưu điểm vượt trội, Wi-Fi 7 có thể sẽ thay đổi trải nghiệm mạng tại Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua. Wi-Fi 7, còn được biết đến với tên gọi 802.11be, là chuẩn công nghệ mạng không dây mới nhất với nhiều cải tiến vượt trội về tốc độ và hiệu suất. Công nghệ này hứa hẹn mang lại trải nghiệm mạng mượt mà hơn, đặc biệt cho các ứng dụng yêu cầu...

Bộ trưởng Bộ GTVT: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Bộ trưởng Trần Hồng Minh yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu quyết tâm cao nhất đưa dự án về đích vượt tiến độ. ...

Không để một xe bị quản lý bởi hai luật

Tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 24/11, nhiều đại biểu đề nghị cần rà soát các nội dung trong dự án Luật Đường bộ, tránh trùng lắp với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Không để một xe bị quản lý bởi hai luậtĐại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) tán thành xây dựng 2 Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đại...

Thủ tướng: Thí điểm Khu thương mại tự do là việc mới, khó nhưng phải làm

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, Đà Nẵng sẽ còn nhiều việc khó khăn, phức tạp khi thực hiện Nghị quyết 136 của Quốc hội, trong đó có việc thành lập Khu thương mại tự do. Song nhìn cơ chế đã có, nhận thức đã rõ, nhiệm vụ rất cụ thể. Chiều 31.8, phát biểu tại hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết 136 (ngày 26.6.2024) của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số...

An ninh thắt chặt tại phiên tòa vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

(Dân trí) - Sáng 19/9, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm. An ninh khu vực tòa án được thắt chặt. Xe chở phạm nhân vụ Vạn Thịnh Phát được đưa đến tòa từ sớm (Video: Cao Bách) Khoảng 5h30 sáng 19/9, lực lượng công an đã có mặt tại TAND TPHCM để chuẩn bị an ninh cho phiên tòa xét xử bị cáo Trương...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Tin tức doanh nghiệp-VNG cùng Quỹ Kiến Tạo Ước mơ mang nước sạch cho học trò vùng cao

Quỹ Kiến tạo Ước mơ (DMF), dưới sự bảo trợ của VNG, vừa hoàn thành công trình khoan giếng, cải tạo hệ thống nước sạch tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học số 2 Sá Tổng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Trường PTDTBT Tiểu học số 2 Sá Tổng nằm tại một trong những...

Tăng trưởng lợi nhuận lên 185 tỷ đồng, đẩy mạnh AI và chuyển đổi số

(TP. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 5 năm 2025) - Công ty Cổ phần VNG (VNG) công bố Báo cáo tài chính Quý 1/2025, ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.232 tỷ đồng và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh tăng mạnh, đạt 185 tỷ đồng. Trong ba tháng đầu năm, VNG...

20 năm phát triển công nghệ, hướng tới cộng đồng

Báo cáo thường niên 2024 của VNG ghi dấu một năm bản lề trên hành trình 20 năm trưởng thành, tiên phong về công nghệ, đổi mới sáng tạo và từng bước hiện thực hóa chiến lược “Go Global”. Với doanh thu 9.273 tỷ đồng và 3.324 nhân sự làm việc tại 9 thành phố trên khắp Việt Nam...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động quý 1 năm 2025

Báo cáo VNG Snapshot Q1/2025 tóm lược các chỉ số tài chính, hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG và các mảng sản phẩm tính đến ngày 31/03/2025. Nội dung bao gồm kết quả tài chính, hiệu suất kinh doanh trên thị trường quốc tế, chiến lược AI và những đóng góp của VNG cho...

TP.HCM SẼ LÀM ĐƯỜNG TỐC ĐỘ NHANH 8 LÀN NỐI KHU NAM VỚI SÂN BAY LONG THÀNH

TP.HCM và tỉnh Đồng Nai dự kiến làm đường tốc độ nhanh kết nối từ khu Nam TP đến sân bay Long Thành với tổng vốn 21.484 tỉ đồng. Tuyến đường tốc độ nhanh cầu đường Phú Mỹ 2 kết nối sân bay Long Thành trong tổng thể mạng lưới giao thông TP - Ảnh: Sở GTCC TP.HCM Theo nghiên...

Mới nhất