Trang chủNewsThời sựTháo gỡ 'điểm nghẽn' của 'điểm nghẽn'

Tháo gỡ ‘điểm nghẽn’ của ‘điểm nghẽn’

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' của 'điểm nghẽn' ảnh 1

Hoàn thiện thể chế, đổi mới phương thức xây dựng pháp luật là vấn đề quan trọng, cấp thiết, luôn được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, chỉ đạo. Ngay tại phiên khai mạc Quốc hội kỳ họp thứ 8 – kỳ họp “kỷ lục” về số lượng dự án luật, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”.

Trong đó, Tổng Bí thư chỉ ra rằng, chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi. Ngoài ra, các quy định cũng chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, nhiều quy định còn khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực.

Từ thực tiễn trên, Tổng Bí thư nhấn mạnh yêu cầu đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp và dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Các quy định của pháp luật phải mang tính ổn định, lâu dài, luật chỉ quy định những vấn đề khung, cũng không cần quá dài. Những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên thì giao Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành. Đồng thời, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' của 'điểm nghẽn' ảnh 5
Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính tại kỳ họp Quốc hội.

Khi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, công tác xây dựng pháp luật có vai trò, vị trí, tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa then chốt để nắm bắt thời cơ, khơi thông, huy động mạnh mẽ nguồn lực cho phát triển, chăm lo cho nhân dân.

Theo Tổng Bí thư, không phải ngẫu nhiên mà từ Đại hội XII đến nay, Đảng ta đều xác định đột phá về thể chế, trọng tâm là đột phá về pháp luật là đột phá chiến lược. Để đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới, sớm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chiến lược mà Đảng đã đề ra, thực tiễn nóng bỏng đang đòi hỏi công tác xây dựng pháp luật ở tầm cao mới, thật sự tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' của 'điểm nghẽn' ảnh 6

Từ đó, Tổng Bí thư yêu cầu xây dựng luật, pháp lệnh phải thật sự sống động, thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn, kịp thời chủ trương của Đảng, phản ánh hơi thở thực tiễn, bám sát thực tiễn, giải quyết vấn đề thực tiễn; phải tháo gỡ các “điểm nghẽn” pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại.

Để thể chế thực sự mang hơi thở của cuộc sống, trong các bài phát biểu của mình, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn luôn nhấn mạnh, quá trình xây dựng pháp luật phải dựa trên cơ sở cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, đồng thời cần xuất phát từ thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

“Các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua phải đạt chất lượng cao và tuổi thọ lâu, tạo điều kiện thuận lợi và giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện luật”, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' của 'điểm nghẽn' ảnh 7Tháo gỡ 'điểm nghẽn' của 'điểm nghẽn' ảnh 8Tháo gỡ 'điểm nghẽn' của 'điểm nghẽn' ảnh 9
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại kỳ họp Quốc hội.
Tháo gỡ 'điểm nghẽn' của 'điểm nghẽn' ảnh 10

Để tháo gỡ “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”, thời gian qua, Chính phủ và Quốc hội đã có sự phối hợp nhịp nhàng, nắm bắt hơi thở cuộc sống, giải quyết các bất cập, vướng mắc, nhằm khơi thông nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội. Với tinh thần đó, ngay tại Kỳ họp thứ 8, Chính phủ đã trình Quốc hội sửa đổi nhiều dự án luật theo phương thức dùng một luật sửa nhiều luật.

Trong một bài viết đánh giá về kỳ họp thứ 8 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, đây là một kỳ họp mang tính lịch sử với nhiều công việc, nhiều dự án với tầm chiến lược trong kỷ nguyên phát triển mới đã được thảo luận, quyết định. Hàng loạt vấn đề vướng mắc trong nhiều năm, thậm chí nhiều nhiệm kỳ cũng được xem xét, giải quyết.

“Thông qua cách thức tổ chức và kết quả kỳ họp cho thấy, những đổi mới và quyết đáp của Quốc hội đã góp phần thể chế hóa, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần đổi mới, đoàn kết và thống nhất rất cao cả về nhận thức và hành động của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, những thông điệp, tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Tổng Bí thư Tô Lâm”, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' của 'điểm nghẽn' ảnh 11

Với tinh thần đổi mới cùng khí thế mới, quyết tâm mới, cùng với nỗ lực của Chính phủ, Quốc hội đã quyết đáp nhiều vấn đề khó, phức tạp, nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết. Với số lượng “kỷ lục” về hoạt động lập pháp, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 18 luật và 21 nghị quyết, được cử tri, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp rất quan tâm, theo dõi.

Đặc biệt, có những dự thảo luật, nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua theo thủ tục rút gọn, là chính sách đột phá, nhằm kịp thời tháo gỡ ngay những khó khăn cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng.

Bên cạnh đó, những quyết sách lịch sử của Quốc hội còn có tầm nhìn dài hạn, tạo cơ sở pháp lý cho những vấn đề mới, xu hướng mới, như việc quản lý và sử dụng dữ liệu, phát triển công nghiệp công nghệ số, chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, phát triển điện hạt nhân và điện gió ngoài khơi… Các quyết định này sẽ góp phần quan trọng thực hiện thành công cuộc cách mạng về chuyển đổi số, bắt kịp xu thế của thời đại, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế – xã hội trong kỷ nguyên mới.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' của 'điểm nghẽn' ảnh 12

Các Phó Chủ tịch Quốc hội trao đổi tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội

“Công tác lập pháp đã bám sát và hiện thực hóa tinh thần chuyển đổi mạnh tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, ông Trần Thanh Mẫn nêu.

Trao đổi với Tiền Phong, đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà – Phó Trưởng Ban dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao việc Quốc hội sử dụng kỹ thuật lập pháp “một luật sửa nhiều luật”.

Tuy nhiên, Quốc hội cũng rất thận trọng khi sử dụng kỹ thuật lập pháp này. Mỗi luật sửa nhiều luật đều được tập trung cao độ để thảo luận, tránh trường hợp do phạm vi sửa đổi quá lớn dẫn đến việc xem xét các vấn đề không được kỹ lưỡng. Trong đó, bà Hà cho rằng, “1 luật sửa 9 luật” là một điểm nhấn quan trọng trong hoạt động lập pháp, thể hiện quyết tâm của Quốc hội trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn thể chế.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' của 'điểm nghẽn' ảnh 13
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà.

Nói về việc tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng, nữ đại biểu đoàn Hà Nội nhìn nhận, việc thông qua chủ trương đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là “giấc mơ” đã được hiện thực hóa sau gần 20 năm ấp ủ. “Đây cũng là chủ trương được nhân dân cả nước, giới tri thức, doanh nghiệp ủng hộ. Với quy mô vốn lớn, tác động kinh tế – xã hội sâu rộng, đây chắc chắn là một trong những dự án biểu tượng trong kỷ nguyên mới”, bà Hà nói.

Tương tự, với dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, theo đại biểu, đây cũng là một quyết sách lớn, có tính chiến lược. “Điện hạt nhân Ninh Thuận đã bị tạm dừng từ năm 2016, việc Quốc hội chủ trương tái khởi động dự án, cho thấy Việt Nam đã sẵn sàng cho những đổi mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, bà Hà cho hay.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' của 'điểm nghẽn' ảnh 14

Từ chủ trương nhất quán của Trung ương, Bộ Chính trị và đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm, thời gian qua, cả hệ thống chính trị đã và đang gấp rút triển khai “cuộc cách mạng” về tinh gọn tổ chức bộ máy. Để tạo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, tới đây, Quốc hội sẽ tiến hành kỳ họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' của 'điểm nghẽn' ảnh 15

Quốc hội đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng mang tính lịch sử.

Tại các phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật, luôn nhấn mạnh yêu cầu, dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản”. Người đứng đầu Chính phủ luôn quán triệt tư duy “ai quản lý tốt nhất thì giao”, cái gì doanh nghiệp và người dân làm được, làm tốt hơn thì nhà nước dứt khoát không làm.

Thủ tướng cũng lưu ý, quản lý nhà nước chỉ tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, pháp luật, cơ chế, chính sách, kiến tạo phát triển; đồng thời cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, không “ôm” việc lên Trung ương và địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Cùng với đó, phải có sự phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm và rõ sản phẩm.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' của 'điểm nghẽn' ảnh 16
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ triển khai công trình trọng điểm quốc gia.

Liên quan đến các nội dung sẽ được bàn thảo tại kỳ họp bất thường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định 7 nội dung quan trọng. Trong đó, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các dự án luật chịu sự tác động trong hợp nhất, tinh gọn bộ máy, là: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' của 'điểm nghẽn' ảnh 17

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khi cho ý kiến về vấn đề này đều nhấn mạnh quan điểm, các dự luật sửa đổi cần phải đảm bảo thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan và dứt khoát không quy định nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ. Do vậy, cần có sự rà soát, nghiên cứu, đánh giá tác động thận trọng, không vì gấp gáp mà bỏ qua những công đoạn theo quy trình xây dựng luật. Khi ban hành, luật phải ngắn gọn, có trọng tâm, chỉ tập trung sửa đổi những vấn đề thực sự cần thiết, cấp bách.

“Ban hành luật là phải chịu trách nhiệm trước quốc dân, đồng bào, luật ban hành thì phải có tuổi thọ. Đương nhiên, khi luật ban hành, không hợp lý thì chúng ta phải sửa, nhưng hạn chế tối đa vấn đề này”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Cùng với việc cấp bách sửa đổi một số dự án luật liên quan đến tinh gọn bộ máy, tại Nghị quyết phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1/2025, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng, ban hành các Nghị quyết về thành lập một số bộ trên cơ sở tổ chức lại một số bộ của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và cơ cấu thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Đồng thời, để đảm bảo bộ máy vận hành thông suốt, người đứng đầu Chính phủ luôn nhấn mạnh yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục chủ động rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Trên cơ sở đó, cần nhanh chóng xây dựng, ban hành và trình ban hành các văn bản phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; không để khoảng trống pháp lý, không để gián đoạn hoạt động.

Đảng tiên phong tinh gọn bộ máy
Đảng tiên phong tinh gọn bộ máy

Nội dung: Luân Dũng | Thiết kế: Linh Anh





Nguồn: https://tienphong.vn/thao-go-diem-nghen-cua-diem-nghen-post1711759.tpo

Cùng chủ đề

Phó Chủ tịch Quốc hội trao quyết định thành lập thị xã Kim Bảng

Với sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, huyện Kim Bảng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận thành lập thị xã Kim Bảng. ...

Phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh xin nghỉ hưu trước tuổi

Hà Tĩnh có một Phó chủ tịch UBND tỉnh và Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy xin nghỉ hưu trước tuổi để thực hiện công tác tinh gọn bộ máy. ...

Sau sắp xếp, Quốc hội còn Hội đồng Dân tộc và 7 ủy ban

Dự kiến sau khi thực hiện sắp xếp, số lượng các cơ quan chuyên môn của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 ủy ban. ...

Dự kiến Quốc hội giảm 2 ủy ban, còn 8 cơ quan

Dự kiến Quốc hội giảm 2 ủy ban, còn Hội đồng Dân tộc và 7 Ủy ban: Pháp luật và Tư pháp; Kinh tế và Tài chính; Văn hóa và Xã hội; Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại; Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Dân nguyện và Giám sát; Công tác đại biểu. Chiều 6/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận một số vấn đề lớn, còn có ý kiến khác nhau trong quá trình xây...

Quốc hội họp bất thường một tuần, quyết chính sách về tinh gọn bộ máy

(Dân trí) - Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 4 luật, 5 nghị quyết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và quyết định 4 nội dung khác thuộc thẩm quyền. Ngày 6/2, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đồng chủ trì Hội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàng trăm người đội mưa tham gia Tết trồng cây xuân Ất Tỵ 2025 ven biển Đà Nẵng

TPO - Sáng 8/2, hơn 500 cán bộ, công nhân viên chức, người lao động thuộc các đơn vị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã tham gia Tết trồng cây xuân Ất Tỵ 2025. 08/02/2025 | 10:43 TPO - Sáng 8/2, hơn 500 cán bộ, công...

Các trường đại học khối Kinh tế, Luật, Kĩ thuật nào xét tuyển học bạ năm 2025?

TPO - Mùa tuyển sinh năm 2025 vẫn có nhiều trường đại học lớn tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển học bạ. TPO - Mùa tuyển sinh năm 2025 vẫn có nhiều trường đại học lớn tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển học bạ. Các trường khối kinh tế Trường Đại học Ngoại thương cho biết, với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (xét học bạ), trường áp...

Nườm nượp sắm vàng “lấy hên” lúc tối muộn

TPO - Nhiều tiệm vàng ở TPHCM sẵn sàng mở cửa thêm giờ để phục vụ nhu cầu mua vàng lấy hên của "thượng đế". 08/02/2025 | 07:32 TPO - Nhiều tiệm vàng ở TPHCM sẵn sàng mở cửa thêm giờ để phục vụ nhu cầu...

Theo ngư dân ‘đi giật lùi’ trên biển giữa giá lạnh

TPO - Trời giá lạnh, nhưng nhiều ngư dân "ở Nghệ An vẫn chân trần, dầm mình trong nước biển nhiều giờ đồng hồ để kéo lưới rùng.  08/02/2025 | 06:21 TPO - Trời giá lạnh, nhưng nhiều ngư dân "ở Nghệ An vẫn chân trần,...

Hàng nghìn giáo viên vẫn ngóng thưởng

TP - Trong khi nhiều giáo viên đã nhận được khoản tiền thưởng theo Nghị định 73 từ trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đến nay, hàng nghìn giáo viên thuộc các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục của Hà Nội vẫn chưa nhận được khoản tiền này. TP - Trong khi nhiều giáo viên đã nhận được khoản tiền thưởng theo Nghị định 73 từ trước Tết Nguyên đán Ất...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Ngày nắng nóng, chỉ số UV ở mức nguy hiểm

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hôm nay, thời tiết TP HCM sáng sớm se lạnh, dần về trưa chiều nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy hiểm ...

Dự báo thời tiết ngày 7/2/2025: Nhiệt độ hạ thấp, miền Bắc rét đậm, trời nồm ầm

Dự báo thời tiết ngày 7/2/2025: Không khí lạnh mạnh tràn xuống, miền Bắc đón đợt rét đậm, rét hại diện rộng. Nhiệt độ vùng núi có nơi xuống dưới 3 độ C, vùng núi cao có khả năng xuất hiện mưa tuyết và băng giá. Một đợt không khí lạnh mạnh đang tiến về phía Nam và dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nước ta trong những ngày tới. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc...

Năm 2025 tuổi nghỉ hưu của người lao động là bao nhiêu?

Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của người lao động tiếp tục tăng theo lộ trình, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa lao động nam và nữ. Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định sẽ được hưởng lương hưu khi đạt tuổi nghỉ hưu. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh...

Cùng chuyên mục

Động lực thúc đẩy tăng trưởng 2 con số cho TP HCM

Ngày 8-2, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi chủ trì họp phiên thứ 6 của Hội đồng Tư vấn triển khai Nghị quyết 98 để nhìn lại chặng đường 18 tháng thực hiện ...

Đồng lòng đưa Quảng Nam phát triển

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chung sức, đồng lòng với Quảng Nam xử lý các khó khăn vướng mắc, phát huy các mặt mạnh để phát triển ...

Nửa đêm, lửa bao trùm căn nhà 2 tầng trong hẻm ở TPHCM

Căn nhà 2 tầng nằm sâu trong hẻm ở TPHCM xảy ra cháy lớn với khói đen bốc cuồn cuộn. Hàng xóm phát hiện hô hoán báo cháy nên 2 người kịp thoát ra ngoài. Vụ cháy xảy ra vào khoảng 22h tối nay (8/2) tại căn nhà 2 tầng trong hẻm L38, Cư xá Phú Lâm A, phường 12, quận 6, TPHCM. Người dân phát hiện lửa đỏ rực kèm khói bốc nghi ngút tại căn nhà trên. Họ vội...

Phó Chủ tịch Quốc hội trao quyết định thành lập thị xã Kim Bảng

Với sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, huyện Kim Bảng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận thành lập thị xã Kim Bảng. ...

Cháy tại cư xá Phú Lâm A, nhiều người ôm tài sản tháo chạy

(NLĐO) - Do lo sợ cháy lan, một số người hàng xóm tại cư xá Phú Lâm A (quận 6, TP HCM) đã ôm tài sản chạy ra ngoài. ...

Mới nhất

Đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh, cao nhất là 18 triệu/tháng

Hàng loạt tỉnh gồm Hà Tĩnh, Bắc Giang, Sơn La, Quảng Bình… và các bộ như Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Y tế… cùng đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh. Mức cao nhất được kiến nghị là 18 triệu đồng/tháng. ...

Rực sắc lễ hội hoa đào 2025

NDO - Ngày 8/2, tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định), Lễ hội hoa đào 2025 đã chính thức khai mạc với chủ đề “Sắc Xuân hoa đào - Kết nối văn hóa”. Sự kiện diễn ra tại làng K3, xã Vĩnh Sơn đã thu hút hàng ngàn du khách từ khắp nơi đến...

Chồng hiến thận, giữ mạng sống cho vợ bị suy thận giai đoạn cuối

Không đành lòng nhìn sức khỏe của vợ kém dần sau gần 5 năm suy thận giai đoạn...

Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp

Gần đây, ông B.V.Đ, 53 tuổi, từ Hải Dương, đã đến Phòng khám Đa khoa Medlatec vì lo lắng về các triệu chứng ho khan và nuốt nghẹn. Gần đây, ông B.V.Đ, 53 tuổi, từ Hải Dương, đã đến Phòng khám Đa khoa Medlatec vì lo lắng về các triệu chứng ho khan và nuốt nghẹn. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu sớm kêu gọi đầu tư sân bay Chu Lai

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao tỉnh Quảng Nam kêu gọi nhà đầu tư xây dựng sân bay Chu Lai cấp 4F và quy hoạch, phát triển đô thị sân bay, phát triển hệ sinh thái sân bay. ...

Mới nhất