Trang chủChính trịNgoại giaoThành viên NATO chúc mừng sinh nhật ông Putin, xác nhận đến...

Thành viên NATO chúc mừng sinh nhật ông Putin, xác nhận đến Nga họp Thượng đỉnh BRICS+, cơ hội gia nhập đã tới rất gần?

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận, ông sẽ gặp người đồng cấp Nga Putin tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS+ cuối tháng này, sau một cuộc điện đàm vừa được thực hiện giữa hai nhà lãnh đạo.

Thành viên NATO chúc mừng sinh nhật ông Putin, xác nhận đến Nga họp thượng đỉnh BRICS+, mục tiêu gia nhập tới rất gần?
Thành viên NATO chúc mừng sinh nhật ông Putin, xác nhận đến Nga họp thượng đỉnh BRICS+, mục tiêu gia nhập đã tới rất gần? (Nguồn: Youtube)

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) dự kiến ​​diễn ra tại Kazan, Tatarstan thuộc Liên bang Nga, từ ngày 22-24/10. Điện Kremlin hy vọng, Hội nghị sẽ có thêm các cuộc thảo luận chiến lược, mang đến cơ hội mở rộng tầm ảnh hưởng và xây dựng các liên minh kinh tế chặt chẽ hơn.

Bước đi chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ

Tháng trước, các báo cáo và phương tiện truyền thông cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ – thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS. Người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhỹ Kỳ, ông Omer Celik cũng đã xác nhận thông tin này, đồng thời cho biết, quá trình xin gia nhập khối vẫn đang diễn ra và đơn xin gia nhập sẽ được xem xét thảo luận tại Thượng đỉnh BRICS+ tháng 10 này.

Theo một tuyên bố được chia sẻ trên tài khoản mạng xã hội của Ban truyền thông Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdoğan và Tổng thống Nga Putin đã có cuộc điện đàm vào ngày 7/10. Tuyên bố tiết lộ, trong cuộc điện đàm, quan hệ song phương, cũng như các vấn đề khu vực và toàn cầu, đã được thảo luận.

“Trong cuộc trò chuyện, Tổng thống Erdoğan bày tỏ sự hài lòng với việc củng cố và phát triển quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Nga, nhấn mạnh việc tiếp tục đối thoại chính trị cấp cao và tuyên bố rằng, họ sẽ tiếp tục giải quyết triệt để nhiều vấn đề khác nhau trong khu vực và toàn cầu trong giai đoạn sắp tới”, tuyên bố viết.

Tuyên bố của Ban truyền thông Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng đề cập việc nhà lãnh đạo nước này đã chúc mừng sinh nhật lần thứ 72 của ông Putin (7/10).

Cùng lúc, Điện Kremlin cũng đã ban hành một thông báo liên quan đến cuộc trò chuyện của hai nhà lãnh đạo Nga-Thổ Nhĩ Kỳ. Điện Kremlin xác nhận, ông Erdoğan và ông Putin sẽ có các cuộc gặp mặt trực tiếp bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan.

Thế giới đang trải qua quá trình tái định hình địa chính trị. Trong khi căng thẳng giữa các cường quốc định hình quan hệ quốc tế, các liên minh kinh tế cũng đang vận động với tốc độ chưa từng có. Ở trung tâm của trật tự thế giới mới này, BRICS – một khối các nền kinh tế lớn mới nổi, đang trong quá trình khẳng định mình là một nhân tố chủ chốt, có khả năng định hình lại cán cân toàn cầu.

Nhóm này, trước đây chỉ giới hạn ở 5 thành viên, nhưng gần đây đã mở cửa cho các ứng cử viên mới, bổ sung những “gã khổng lồ” như Iran, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vào hàng ngũ của mình. Trong bối cảnh này, Thổ Nhĩ Kỳ, do tổng thống Recep Tayyip Erdoğan lãnh đạo, đang tìm cách gia nhập liên minh có ảnh hưởng này.

Truyền thông quốc tế bình luận, đây là một quyết định chiến lược được đưa ra khi triển vọng gia nhập Liên minh châu Âu đang mờ nhạt, thúc đẩy Ankara đa dạng hóa các quan hệ đối tác kinh tế và địa chính trị của mình.

Tính toán của Tổng thống Erdoğan – BRICS có đồng ý?

Tuy nhiên, về phía BRICS, như giới quan sát nhận định, dường như các thành viên chủ chốt vẫn đang trong giai đoạn củng cố sau lần mở rộng mới nhất. Họ có thể sẽ cần củng cố, trước khi tiếp tục đưa ra quyết định kết nạp thêm thành viên mới, dù BRICS đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của hơn 20 quốc gia muốn gia nhập nhóm, bao gồm khoảng 10 nước đã có đơn xin chính thức như Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong một cuộc họp báo mới đây, sau Phiên họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã tuyên bố, BRICS hiện không xem xét việc kết nạp thêm thành viên mới.

Xác nhận số lượng các nước đã bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập BRICS như trên, ông Lavrov cũng cho biết rõ lý do, “các thành viên hiện tại cho rằng cần phải củng cố khối trước khi xem xét việc mở rộng thêm. Giai đoạn thích ứng này là cần thiết để đảm bảo sự hòa nhập hài hòa của các thành viên mới vào tổ chức”.

Quan điểm thận trọng này nhấn mạnh tầm quan trọng của BRICS trong việc duy trì sự cân bằng giữa các thành viên cũ và những thành viên mới, trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.

Việc thêm 5 quốc gia mới vào nhóm ban đầu đã mở rộng đáng kể phạm vi địa chính trị và kinh tế của BRICS, hiện chiếm 45% dân số thế giới và gần 28% GDP toàn cầu. Sự mở rộng nhanh chóng này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh nội bộ trước khi chấp nhận các thành viên mới, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ – quốc gia đặt mục tiêu đa dạng hóa quan hệ đối tác sau nhiều lần bị cản trở trong quá trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, tại sao Ankara muốn gia nhập BRICS+?

Quyết định gia nhập nhóm BRICS+ của Tổng thống Erdoğan xuất phát từ thực tế là ông đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức kinh tế, như lạm phát và sự mất giá của đồng nội tệ Lira… Do đó, bằng cách gia nhập nhóm kinh tế rộng lớn và sôi động bậc nhất, Ankara sẽ vừa có thể tiếp cận các thị trường lớn hơn và các nguồn tài chính từ các nền kinh tế mới nổi khác, vừa theo cách để “chữa lành” nền kinh tế, lại vừa đạt mục tiêu ngày càng ít phụ thuộc vào phương Tây.

Nằng cách gia nhập BRICS+, nền kinh tế nằm trên cả hai lục địa Âu-Á sẽ có thể đạt được sự độc lập về mặt chiến lược, vì quốc gia này vẫn luôn cố gắng khẳng định mình là một bên tham gia tự chủ, tránh phụ thuộc quá nhiều vào động lực do phương Tây áp đặt. Do đó, BRICS+ sẽ đại diện cho một giải pháp thay thế hợp lệ về mặt hợp tác chính trị, cho phép Ankara “qua lại” dễ dàng hơn với các đối tác khác nhau trong bối cảnh quốc tế.

Hơn nữa, trong những năm qua, nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng hướng tới châu Á, châu Phi và Trung Đông. Đây là những thị trường thiết yếu cho hoạt động xuất khẩu của nước này và sự phục hồi của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.

Trở thành thành viên của BRICS+ sẽ cho phép Ankara tăng cường quan hệ thương mại và nắm bắt các cơ hội mới ở các quốc gia có nền kinh tế không ngừng tăng trưởng.

Do đó, chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ khá rõ ràng là – chơi trên nhiều bàn, xây dựng ngoại giao trên nhiều hướng. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì Ankara đang bế tắc do một mặt là các mối quan hệ, chẳng hạn với Israel ngày càng xấu đi và mặt khác là do các cuộc chiến ở Gaza và Lebanon đang khiến Trung Đông rối ren.

Hơn nữa, mục tiêu của Tổng thống Erdoğan là biến quốc gia Á-Âu này thành một “quốc gia cầu nối”, nói cách khác, là điểm tiếp xúc và đối thoại giữa các khối quyền lực chiếm ưu thế trong cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, giới phân tích bình luận, chính những căng thẳng xung quanh chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là lập trường mơ hồ của nước này đối với Nga và Ukraine, đang làm tăng thêm sự phức tạp cho mục tiêu ghi danh là thành viên của BRICS+.

Ankara, mặc dù không tham gia vào các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow, nhưng vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Kiev – điều này có thể làm phức tạp thêm quá trình hội nhập của Thổ Nhĩ Kỳ vào một khối mà Nga đóng vai trò trung tâm.

Hiện tại, bất chấp những trở ngại này, Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng rằng, sức mạnh kinh tế và vị thế chiến lược của mình giữa châu Âu và châu Á sẽ là lợi thế riêng, đặc biệt là để củng cố mối quan hệ với các thành viên mới nổi khác của BRICS, với hy vọng tìm ra các giải pháp thay thế cho các liên minh phương Tây.

Như các nhà phân tích quốc tế bình luận, trong khi đơn xin gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh mong muốn rõ ràng là thoát khỏi cái bóng của phương Tây, thì nó lại đặt ra câu hỏi về tính thống nhất trong chính sách đối ngoại và khả năng điều hướng giữa các liên minh đôi khi mâu thuẫn với nhau. Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan có thể đưa ra một số giải thích, nhưng hiện tại, sự hội nhập của Thổ Nhĩ Kỳ vào nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu vẫn chưa thể nói trước điều gì.





Nguồn: https://baoquocte.vn/thanh-vien-nato-chuc-mung-sinh-nhat-ong-putin-xac-nhan-den-nga-hop-thuong-dinh-brics-co-hoi-gia-nhap-da-toi-rat-gan-289302.html

Cùng chủ đề

Brazil chấp nhận Nigeria làm đối tác của BRICS

(CLO) Ngày 17/1, Chính phủ Brazil tuyên bố Nigeria chính thức trở thành quốc gia đối tác trong khối BRICS. ...

Thế giới 2025, năm của những dịch chuyển đan xen, đa chiều, lo âu và hy vọng

Dự báo tình hình thế giới năm 2025 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, trái chiều, đan xen giữa hy vọng và lo âu, quanh các tâm điểm, trên nhiều lĩnh vực. Ẩn sau bề nổi đa chiều đó là gì?

Bước ngoặt cho Đông Nam Á và Nam Bán cầu

(CLO) Indonesia đã trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS với tư cách thành viên chính thức, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ quốc tế khu vực. ...

BRICS mở rộng và nâng cao ảnh hưởng toàn cầu trong năm 2025

(CLO) Bước sang năm 2025, BRICS tiếp tục mở rộng với Indonesia trở thành thành viên chính thức mới nhất, cùng với 8 nước khác trở thành các quốc gia đối tác. Điều này cho thấy BRICS tiếp tục phát triển mạnh mẽ, mở rộng đại diện và ảnh hưởng trên trường...

Việt Nam lên tiếng về khả năng gia nhập BRICS

(NLĐO)- Chiều 9-1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài về khả năng Việt Nam gia nhập BRICS. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Không phải Đức, Pháp… đây mới là nền kinh tế dẫn đầu châu Âu về tốc độ tăng trưởng và cạnh tranh ngang ngửa...

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Hai nhà lãnh đạo EU bất đồng về lệnh trừng phạt Nga, Ukraine được đưa ra mặc cả

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ngày 25/1 đã lên tiếng cảnh báo người đồng cấp Hungary Viktor Orban về những hệ quả nếu nhà lãnh đạo này ngăn cản các biện pháp trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga.

Nhà lãnh đạo thân Nga vào “cuộc đua bầu cử” lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?

Các cử tri Belarus đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 26/1 để chọn ra người đứng đầu đất nước trong số 5 ứng cử viên.

Công nghệ chip di động, gaming và AI

Các hãng sản xuất sẽ tiếp tục cải tiến thiết kế, nâng cấp công nghệ phần cứng và phần mềm, trong khi người dùng cũng kỳ vọng vào những trải nghiệm sử dụng mượt mà và mạnh mẽ hơn. Dưới đây là những xu hướng chính sẽ định hình thị trường laptop trong năm 2025.

Người Việt rộn ràng sắm Tết trên các sàn thương mại điện tử

Từ những món ăn truyền thống, trang phục mới, tới đồ trang trí nhà cửa, người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đang rộn ràng, tất bật trong mùa mua sắm cuối năm.

Bài đọc nhiều

Thúc đẩy hợp tác thương mại đầu tư Việt Nam-Algeria đạt dấu mốc mới

Ngày 17/10, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Algeria, thu hút sự tham dự của đông đảo doanh nghiệp Việt Nam và đoàn doanh nghiệp Algeria trên các lĩnh vực từ dịch vụ, lương thực, thực phẩm tới năng lượng, khai khoáng.

Thương mại Việt Nam-Thụy Điển tăng trưởng ấn tượng

Số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế Thụy Điển cho thấy tăng trưởng nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022 đạt trung bình 9%/năm và đây là một con số khá ấn tượng.

Nợ công ngày càng nghiêm trọng nhưng vẫn không là ưu tiên của nước Mỹ trong cuộc đua quyền lực

Theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Tài chính Mỹ, nợ công của nước này đã lên tới con số đáng lo ngại, là 34.900 tỷ USD, tương đương hơn 120% GDP. Điều đáng chú ý là chính phủ liên bang dự kiến dùng 892 tỷ USD trong tài khóa hiện tại để trả lãi vay.

Nhãn Việt “đắt khách” tại siêu thị Thái Lan, giá bán lên tới 230.000 đồng/kg; Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp điều...

Nhãn Việt "đắt khách tại siêu thị Thái Lan, giá bán lên tới 230.000 đồng/kg; Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp điều hành xuất khẩu gạo... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu ngày 14-18/8.

Những điểm sáng trong ngoại giao văn hóa Việt Nam – Trung Quốc

Ngoại giao văn hóa là một trong những ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm qua. Thông qua kết nối kinh tế văn hóa, đẩy mạnh truyền thông văn hóa và tăng cường hợp tác giáo dục văn hóa góp phần gia tăng chiều sâu mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia láng giềng. Giao lưu sân khấu truyền thống Việt Nam-Trung Quốc năm 2018....

Cùng chuyên mục

Hai nhà lãnh đạo EU bất đồng về lệnh trừng phạt Nga, Ukraine được đưa ra mặc cả

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ngày 25/1 đã lên tiếng cảnh báo người đồng cấp Hungary Viktor Orban về những hệ quả nếu nhà lãnh đạo này ngăn cản các biện pháp trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga.

Người Việt rộn ràng sắm Tết trên các sàn thương mại điện tử

Từ những món ăn truyền thống, trang phục mới, tới đồ trang trí nhà cửa, người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đang rộn ràng, tất bật trong mùa mua sắm cuối năm.

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào “hành trình xanh”

Baoquocte.vn. Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.

Giá xăng dầu hôm nay 26/1: Tuần giảm giá

Giá xăng dầu hôm nay 26/1, tuần này, giá dầu Brent đã giảm 2,8%, giá dầu WTI giảm 4,1%. Giá dầu chính thức khép lại chuỗi 4 tuần tăng liên tiếp và xác lập tuần giảm đầu tiên trong vòng 5 tuần qua.

Đồng NDT tăng tốc trong thương mại quốc tế, tiền Trung Quốc hiện giữ vững vị trí này trong rổ tiền tệ?

Theo SWIFT, tỷ trọng của đồng NDT trong thanh toán quốc tế giảm nhẹ từ 3,89% trong tháng 11, khi đồng NDT lấy lại vị trí của mình từ đồng Yen.

Mới nhất

Đã tìm thấy thi thể 2 cháu nhỏ mất tích 3 ngày trước

Lực lượng chức năng vừa tìm thấy thi thể cháu Đ.T.L. (Gia Lai) trong vụ hai cháu nhỏ mất tích từ 3 ngày trước. Sáng 26/1, ông Nguyễn Đăng Chung, Chủ tịch UBND xã Đông (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) cho biết, vào khoảng 7h cùng ngày, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể cháu Đ.T.L. trên dòng...

Dàn drone hỏa thuật rơi, cháy khét lẹt khi trình diễn trong đêm tổng duyệt chào năm mới tại Hà Nội

Tối 26/1, tại khu vực quảng trường Mỹ Đình - sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, hơn 2.025 drone hỏa thuật gặp trục trặc, lỗi liên tục, không xếp thành hình. Đây là chương trình chào đón năm...

CSGT mở đường cho xe chở người đàn ông bị điện giật nguy kịch đi cấp cứu

(NLĐO) - Nạn nhân bị điện giật có nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào, song đường từ Long An đến Bệnh viện Đại học Y...

Hai nhà lãnh đạo EU bất đồng về lệnh trừng phạt Nga, Ukraine được đưa ra mặc cả

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ngày 25/1 đã lên tiếng cảnh báo người đồng cấp Hungary Viktor Orban về những hệ quả nếu nhà lãnh đạo này ngăn cản các biện pháp trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga.

Gọi vốn FDI với vị thế mới

Từ những năm tháng gọi vốn FDI để mong có sản xuất, lo cái ăn cái mặc thì nay câu chuyện thu hút vốn FDI đã bước sang trang mới khi Việt Nam trở thành một nền kinh tế năng động, thích ứng và hội nhập sâu...

Mới nhất