Bộ Tư pháp đang nghiên cứu thẩm định tờ trình dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ.
Trong văn bản gửi tới Bộ Tư pháp, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm đề xuất số lượng đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ giữ nguyên 19 đơn vị như hiện nay.
Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ đề xuất chuyển đổi Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra thành Cục Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra.
Thanh tra Chính phủ lý giải, hiện nay Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra là đơn vị có chức năng giúp Tổng Thanh tra Chính phủ giám sát hoạt động của đoàn thanh tra; thẩm định dự thảo kết luận thanh tra; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện kết luận thanh tra…
![](https://www.vietnam.vn/wp-content/uploads/2023/05/Thanh-tra-Chinh-phu-de-xuat-doi-ten-Cuc-Phong.jpeg)
Do là đơn vị tham mưu, không có tư cách pháp lý độc lập nên hoạt động của Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra thiếu tính chủ động, gây khó khăn, hạn chế trong công tác tổ chức, thực hiện nhiệm vụ.
Thanh tra Chính phủ đề xuất chuyển đổi vụ này thành Cục Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra nhằm tăng cường hiệu quả giám sát đối với hoạt động thanh tra, nâng cao hiệu quả thẩm định kết quả thanh tra, xử lý sau thanh tra, nhất là tăng tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản vi phạm phát hiện được.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng đề xuất đổi tên Cục Phòng, chống tham nhũng thành Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để thống nhất với quy định tại Luật Thanh tra năm 2022.
Nếu các đề xuất trên được chấp thuận, 19 đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ sẽ bao gồm: Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Kế hoạch – Tổng hợp; Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành; Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Cục Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra…
Thanh tra Chính phủ khẳng định sẽ không tổ chức cấp phòng trong các vụ như: Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hợp tác quốc tế và Vụ Kế hoạch – Tổng hợp để đảm bảo thống nhất với các quy định của Nghị định 101/2020 của Chính phủ. Sau khi sắp xếp lại, Thanh tra Chính phủ sẽ xóa bỏ 11 phòng trong các vụ hiện nay.
![Xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2030](https://www.vietnam.vn/wp-content/uploads/2023/05/1683275823_171_Thanh-tra-Chinh-phu-de-xuat-doi-ten-Cuc-Phong.jpeg)
Xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2030
Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2030 nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách, xây dựng văn hoá liêm chính; phòng ngừa tham nhũng trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước.
![Phòng chống tham nhũng, tiêu cực qua những con số biết nói](https://www.vietnam.vn/wp-content/uploads/2023/05/Thanh-tra-Chinh-phu-de-xuat-doi-ten-Cuc-Phong.jpg)
Phòng chống tham nhũng, tiêu cực qua những con số biết nói
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, việc xử nghiêm nhiều cán bộ cấp cao vi phạm, có cả Ủy viên Trung ương, bộ trưởng,… là minh chứng cho quan điểm phòng chống tham nhũng, tiêu cực “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai”.
![Tổng Bí thư chủ trì họp Thường trực BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực](https://www.vietnam.vn/wp-content/uploads/2023/05/1683275823_798_Thanh-tra-Chinh-phu-de-xuat-doi-ten-Cuc-Phong.jpg)
Tổng Bí thư chủ trì họp Thường trực BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Sáng 18/11/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tổ chức Cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo.