Trang chủDi sảnThành phố Huế là đô thị di sản hiện đại trực thuộc...

Thành phố Huế là đô thị di sản hiện đại trực thuộc Trung ương

Ngày 30.11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập TP.Huế trực thuộc T.Ư. Ngay sau sự kiện này, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế (ảnh) đã trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên về những định hướng xây dựng và phát triển TP.Huế.

Thưa ông, sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập TP.Huế trực thuộc T.Ư, các bước tiếp theo để chuyển đổi hệ thống chính quyền từ cấp tỉnh sang cấp đô thị sẽ được thực hiện như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Phương: Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập TP. Huế trực thuộc T.Ư, tỉnh đã xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai Nghị quyết như củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị các cấp; sắp xếp, bố trí các chức danh lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động…, sắp xếp và giải quyết chế độ, chính sách đối với các trường hợp dôi dư; chuyển đổi giấy tờ cho cơ quan, tổ chức và công dân… Rất nhiều nội dung công việc cần phải thực hiện.

TP.Huế là đô thị di sản hiện đại trực thuộc T.Ư- Ảnh 1.

ẢNH: HOÀNG HIẾU MINH

Khi Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, việc thành lập các quận, huyện mới, các xã, phường mới sẽ là một bước quan trọng trong quá trình tái cơ cấu tổ chức hành chính, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đô thị và phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. Việc sắp xếp nhân sự, cán bộ, viên chức sẽ phải được thực hiện một cách khoa học, minh bạch và công bằng để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý. Trong quá trình xây dựng Đề án, tỉnh đã nghiên cứu và đánh giá kỹ, có phương án, lộ trình sắp xếp bộ máy, nhân sự và việc này sẽ được triển khai một cách đồng bộ, đảm bảo theo quy định của pháp luât.

Kỳ vọng của người dân cố đô khi Huế trở thành 1 trong 6 thành phố trực thuộc trung ương

Huế là đô thị thứ 6 trực thuộc T.Ư, nhưng mô hình phát triển của Huế mang tính đặc thù, vậy xin ông cho biết những đặc thù này của Huế là gì?

Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã nêu rõ quan điểm xây dựng và phát triển Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc T.Ư trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa cả về kinh tế – xã hội, chính trị, quốc phòng và an ninh; không chỉ là của riêng Thừa Thiên-Huế mà còn của cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.

Mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc T.Ư trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Vì vậy, mô hình của TP.Huế trực thuộc T.Ư có đặc thù là đô thị di sản hiện đại, văn minh, thân thiện, ưu tiên mọi nguồn lực đầu tư cho mục tiêu bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế – con người Huế một cách bền vững, theo hướng “bảo tồn đi liền với phát triển”.

TP.Huế là đô thị di sản hiện đại trực thuộc T.Ư- Ảnh 2.

Cố đô Huế là hạt nhân của TP.Huế trực thuộc T.Ư, đô thị di sản quốc gia. ẢNH: HOÀNG LÊ

Thưa ông, TP.Huế trực thuộc T.Ư trong tương lai không gian phát triển đô thị Huế sẽ như thế nào?

Không phải đến bây giờ, khi Huế trở thành thành phố trực thuộc T.Ư mới phát triển không gian đô thị mà công tác quy hoạch đô thị được tỉnh Thừa Thiên-Huế luôn chú trọng. Theo đó, quá trình xây dựng định hướng phát triển các quy hoạch có liên quan đã định hình và xác định rõ các không gian phát triển, phân định rõ khu vực dồn nén đô thị, không gian bảo vệ cảnh quan, không gian bảo vệ di sản và các khu vực tập trung phát triển các khu chức năng (khu du lịch, khu công nghiệp, khu vực phát triển nông nghiệp…) đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.

Trên cơ sở định hình phương án quy hoạch và kịch bản phát triển, tỉnh đã huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại; trong đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, có tác động lan tỏa, kết nối, tạo không gian, động lực phát triển mới như: tuyến đường bộ ven biển, đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt qua sông Hương, đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, đường Vành đai 3, cầu vượt cửa biển Thuận An trên tuyến đường ven biển… để mở ra không gian phát triển đô thị hiện đại. Về không gian đô thị di sản, thời gian qua, tỉnh đã tập trung hoàn thành Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 Kinh thành Huế, các dự án chỉnh trang đô thị… để bảo tồn, tôn tạo và phát triển di sản cố đô Huế.

TP.Huế trực thuộc T.Ư sẽ mở ra cực tăng trưởng cho khu vực và quốc gia, theo ông thời gian tới Huế sẽ có những giải pháp đột phá nào?

Việc trở thành thành phố trực thuộc T.Ư là cơ hội để Huế trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu. Vị thế của thành phố trực thuộc T.Ư cũng sẽ tạo điều kiện thu hút nguồn lực để phát triển nhanh hơn, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng được đồng bộ và hiện đại, các chính sách thuận lợi cho các nhà đầu tư, góp phần đẩy mạnh nguồn thu ngân sách xứng tầm đô thị của quốc gia.

TP.Huế là đô thị di sản hiện đại trực thuộc T.Ư- Ảnh 3.

Đôi bờ sông Hương là không gian của đô thị di sản Huế. ẢNH: HOÀNG LÊ

Tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội theo hướng đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối, tạo không gian phát triển mới; phát triển hệ thống đô thị di sản kết hợp đô thị hiện đại dựa trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với vị thế 4 trung tâm của vùng và cả nước; nâng cao hiệu quả khai thác Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, Cảng nước sâu Chân Mây, phát triển du lịch Lăng Cô – Bạch Mã, đặc biệt là vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và Quần thể di tích cố đô Huế…

Để tạo động lực phát triển, tỉnh chỉ đạo tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nghiên cứu đề xuất các chính sách ưu đãi mới cho nhà đầu tư tham gia các dự án, tạo điều kiện thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế – xã hội, nhất là hạ tầng phát triển kinh tế và các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế trên nền tảng chuyển đổi số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, gia tăng giá trị hàm lượng tri thức, khai thác hiệu quả lợi thế so sánh, nhất là kinh tế biển, du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế tuần hoàn, sáng tạo và thích ứng với biến đổi khí hậu; tiếp tục nghiên cứu đề xuất các chính sách ưu đãi mới cho nhà đầu tư tham gia các dự án, đặc biệt là các dự án bảo tồn và phát triển văn hóa.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: https://thanhnien.vn/tphue-la-do-thi-di-san-hien-dai-truc-thuoc-tu-185241201203610061.htm

Cùng chủ đề

Thượng tá Nguyễn Viết Hoàng giữ chức Phó Giám đốc Công an thành phố Huế

Ngày 23/1, Công an thành phố Huế đã tổ chức công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tá Nguyễn...

Rộn ràng ‘Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản’ tại A Lưới

Tối 11/1, tại xã Trung Sơn, huyện A Lưới, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố Huế phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Huế tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản”, nhằm chăm lo Tết cho người dân khu vực biên giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. ...

Đô thị di sản’ Huế khoác áo mới

Từ ngày 1/1/2025, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam, đồng thời là thành phố trực thuộc Trung ương có tính chất “đô thị di sản” đầu tiên của cả nước. Với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, Huế đã sẵn sàng vươn mình trở thành một đô thị xanh, hiện đại, đáng sống, đồng thời giữ vững bản sắc văn hóa, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát...

Phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn mới

Ngày 8/1, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Huế tổ chức hội nghị ký kết Chương trình phối hợp và thống nhất hành động giữa MTTQ Việt Nam với các tổ chức chính trị - xã hội thành phố; giao ước thi đua giữa MTTQ Việt Nam các quận, huyện, thị xã năm 2025. ...

Tái hiện sân khấu hóa lễ Thiết đại triều Nguyên đán dưới triều Nguyễn

Ngày 1/1, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức lễ công bố Năm Du lịch quốc gia, Festival Huế 2025 và tái hiện sân khấu hóa lễ Thiết đại triều Nguyên đán dưới triều Nguyễn. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mẹo để tránh ăn quá nhiều trong dịp tết

Tết là dịp để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè. Khi mọi người đều vui vẻ, đồ ăn, đồ uống thoải mái, rất dễ xảy ra tình trạng ăn nhiều. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ tăng thêm vài cân sau...

4 điều ít ngờ tới ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

Uống thuốc hằng ngày là thói quen của nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi có bệnh mạn tính. Không chỉ thuốc tương tác với nhau mà một số loại thực phẩm ít ngờ tới cũng có thể tương tác với thuốc. ...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Khi Tiktoker bị ‘ngáo quyền lực’, thể hiện coi thường pháp luật

Theo luật sư, hành động của Tiktoker “Nam Birthday” có lẽ xuất phát từ “ảo tưởng sức mạnh” của bản thân, là bài học cảnh tỉnh cho những người đã và đang có suy nghĩ lợi dụng ảnh hưởng “ảo” của mình để thực hiện những hành vi lệch lạc trong cuộc sống. Như VietNamNet đã đưa, chiều 23/1, Công...

Công bố quyết định thanh tra tại Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

Triển khai thực hiện Kế hoạch thanh tra năm 2025 đã được Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành tại Quyết định số 3865/QĐ-BVHTTDL ngày 04/12/2024, ngày 16/01/2025, Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 11/QĐ-TTr về thanh tra việc...

“Làng lu” ở Bình Dương

(NLĐO) - Trải qua thăng trầm lịch sử và những thay đổi của đời sống, xã hội, làng lu Tương Bình Hiệp vẫn giữ cách thức sản...

Chợ hoa này ở Đắk Lắk đang đìu hiu, bất ngờ mua bán tấp nập bởi hoa lan rừng-loài hoa quý tộc

Chợ hoa Xuân Ất tỵ 2025, tại Quảng trường 10/3, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), năm nay mua bán trầm lắng. Bất ngờ, các loại hoa lan rừng-"loài hoa...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025 tăng vọt, SJC sát mốc 89 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 25/1/2025 tăng mạnh trong đầu phiên giao dịch tại Mỹ. Giá vàng trong nước đi lên, tiến sát mốc 89 triệu đồng/lượng. Kết phiên 24/1, giá vàng miếng tại SJC đóng cửa ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 700 nghìn đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với...

Mới nhất