Trang chủDi sảnThành Nhà Hồ - hành trình 10 năm trở thành di sản...

Thành Nhà Hồ – hành trình 10 năm trở thành di sản văn hóa thế giới: Giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho muôn đời!

Thành Nhà Hồ – với những giá trị văn hóa tự thân có tính đại diện cho nhân loại – là niềm tự hào của mỗi người dân xứ Thanh và con dân đất Việt. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu hỏi về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời…

Hướng dẫn viên giới thiệu giá trị di sản văn hóa thế giới đến du khách.

Di sản mang tầm nhân loại

Di sản Thành Nhà Hồ được UNESCO tôn vinh và chính thức ghi tên mình vào kho tàng di sản văn hóa thế giới vào ngày 27-6-2011. Theo Công ước Di sản thế giới năm 1972, thì tòa thành này bảo đảm 2 tiêu chí II và IV. Cụ thể: “Thành Nhà Hồ biểu hiện sự giao lưu quan trọng các giá trị ảnh hưởng Nho giáo Trung Hoa đối với một biểu tượng vương quyền tập trung ở thời kỳ cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Thành thể hiện những bước phát triển mới trong phong cách kiến trúc trên phương diện kỹ thuật và quy hoạch đô thị trong môi trường Đông Á và Đông Nam Á, tận dụng triệt để điều kiện thiên nhiên xung quanh và đưa thêm công trình, cảnh quan đô thị của mình những yếu tố riêng biệt của Việt Nam và Đông Nam Á” (tiêu chí II). Đồng thời, “Đây là một ví dụ nổi bật về một quần thể kiến trúc giữa một cảnh quan thiên nhiên, minh chứng cho sự phát triển nở rộ của Nho giáo thực hành cuối thế kỷ XIV của Việt Nam ở một thời kỳ mà tư tưởng này đã lan rộng khắp Đông Á và trở thành một triết lý có tầm ảnh hưởng lớn đối với việc cai trị trong khu vực. Việc sử dụng những khối đá lớn chứng tỏ sức mạnh tổ chức của một nhà nước Tân Nho giáo; cho thấy sự giao lưu về kỹ thuật xây dựng trong khu vực Đông Nam Á và sự thay đổi hướng trục chính làm nên điểm khác biệt về thiết kế của Thành Nhà Hồ so với các chuẩn mực Trung Hoa” (tiêu chí IV).

Thành Nhà Hồ được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và giới chuyên gia trong lĩnh vực khảo cổ khẳng định là “hiện tượng đột khởi” về kỹ thuật khai thác, chế tác và xây dựng một đại công trình, với nguyên liệu cơ bản là các tảng đá lớn. Không phải công trình duy nhất trong nước và khu vực có lối kiến trúc bằng đá; song Thành Nhà Hồ lại là minh chứng “vô tiền khoáng hậu” về kỹ thuật xây dựng khác biệt, độc đáo. Khi tìm hiểu về tòa thành đá đặc biệt này, nhiều người đã đặt câu hỏi: Bằng công cụ thô sơ và lao động thủ công, làm thế nào người ta có thể chuyển những khối đá nặng cả chục tấn lên độ cao 8 – 10m, rồi “vá” các phiến đá ấy khít với nhau mà không dùng vật liệu tạo kết dính? Ẩn số này đã và đang có sức hấp dẫn đặc biệt đối với giới chuyên gia, các nhà nghiên cứu. Để rồi, bức màn bí ẩn ấy đang dần được vén lên, khiến hậu thế phải kinh ngạc bởi sự tài hoa và trí tuệ của tiền nhân.

Với tư cách là kinh đô của nhà nước Đại Việt cuối thời Trần đầu thời Hồ, Thành Tây Đô được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản về địa thế – phong thủy, mà tiền án hậu chẩm đều được bao bọc bởi hình sông thế núi. Thành tọa lạc ở vị trí giáp ranh đồng bằng và miền núi, địa hình đa dạng tạo lợi thế về quân sự; đồng thời, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, sông núi hài hòa xứng là nơi dựng đế đô. Sách “Đại Việt Sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên, chép: “Tháng Giêng năm Đinh Sửu (1397) Hồ Quý Ly sai Thượng Thư Lại bộ kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh về Yên Tôn khảo sát thực địa, đo đạc, đắp thành, đào hào, lập nhà tông miếu, xây đàn thờ thần, mở phố xá lập đường ngõ, công việc làm 3 tháng thì xong”. Với khối lượng công việc đồ sộ, nhất là quá trình dựng nên 4 bức tường thành bằng các phiến đá lớn, mà người xưa chỉ mất 3 tháng! Nhiệm vụ và thời gian tưởng chừng “không tưởng” ấy đã được hiện thực hóa bằng sự hiện hữu của tòa thành đá kỳ vĩ, sống động. Đồng thời, Thành Nhà Hồ đã xác lập một kỷ lục về thời gian xây dựng đáng kinh ngạc và là một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của tòa thành.

Nếu các di sản văn hóa ví như “bản thông điệp được vật chất hóa của ông cha gửi lại cho các thế hệ, là một thành tố quan trọng thể hiện sinh động và cụ thể bản sắc văn hóa dân tộc” (GS.TSKH Lưu Trần Tiêu trong “Gìn giữ những giá trị lâu bền”), thì Thành Nhà Hồ đã và đang truyền tải “bức thông điệp” giàu ý nghĩa từ chiều sâu quá khứ, khi khắc lên bốn bức tường thành là cả một giai đoạn lịch sử đầy biến thiên và sôi động. Cũng bởi cha ông ta đã dùng cả trí tuệ, mồ hôi và máu xương mình để đắp đổi nên diện mạo di sản. Cho nên, Thành Nhà Hồ là sự kết tinh cả giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam. Có lẽ vì vậy mà năm 2015, Thành Nhà Hồ đã lọt vào danh sách 21 di sản thế giới đẹp nhất, do trang CNN uy tín của Mỹ bình chọn và công bố. Điều này thêm một lần khẳng định giá trị của tòa thành đá, “một biểu tượng nổi bật đại diện cho phong cách mới của cung đình Đông Nam Á”, có thể sánh ngang với những di sản thế giới đẹp nức tiếng nhờ bởi sự kỳ vĩ, tráng lệ và đầy bí ẩn như thủ đô Valletta (Malta), cố đô Bagan (Myanmar), đền Angkor (Campuchia), hay đồi Acropolis (Hy Lạp)…

Có thể khẳng định, nhìn trên bình diện nào, dù là lịch sử, văn hóa hay kiến trúc, khảo cổ, Thành Nhà Hồ đều “phát lộ” ánh hào quang của riêng nó. Từng đóng vai trò là nơi giao lưu, trao đổi các giá trị văn hóa giữa Việt Nam với các nước Đông Á và Đông – Nam Á; nơi duy nhất ghi dấu ấn đặc biệt trong việc thực hiện các quyết định cách tân đất nước của vương triều Hồ, góp phần thúc đẩy và tăng cường các trào lưu tư tưởng mới ở Việt Nam và khu vực… Ngày nay, Thành Nhà Hồ trở thành chứng nhân lịch sử và những giá trị tự thân của nó mang “tầm” thế giới, khi chính thức ghi tên mình vào “ngôi đền” di sản văn hóa nhân loại.

Vinh dự và trách nhiệm

Thành Tây Đô dưới cái nắng bỏng rát. Từng đợt gió mang theo cảm giác oi bức “găm” vào bức tường cổ kính. Dưới chân thành, những thửa ruộng đã không còn màu vàng lúa chín, còn trơ lại gốc rạ sau mùa gặt. Quanh bốn bức tường phủ rêu phong thời gian ấy, cuộc sống vẫn chảy trôi cái nhịp lặng lẽ và yên bình… Đứng dưới chân tường thành, bỗng nhớ lại kỷ niệm một ngày đông giá rét đầu xuân Tân Mão 2011, khi Thanh Hóa đón đoàn ngoại giao của 21 quốc gia thường trực Ủy ban Di sản thế giới đến thăm Thành Nhà Hồ. Bấy giờ có thể coi là thời điểm có tính quyết định đến “tương lai” của tòa thành này: hoặc trở thành di sản văn hóa thế giới, hoặc tiếp tục hoãn lại chờ xem xét. Quan sát thật kỹ kiến trúc tòa thành, ghi nhận sự độc đáo cũng như các giá trị của nó, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam lúc bấy giờ, bà Katherine Muller-Marin đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di tích, cũng như rất quan tâm đến các chính sách, dự án của Việt Nam dành cho di tích nếu Thành Nhà Hồ được UNESCO vinh danh; và rằng, việc đề cử để di sản để được công nhận đã khó, nhưng khó hơn nữa là giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị của di sản.

Giờ đây, tròn 10 năm Thành Nhà Hồ trở thành di sản văn hóa thế giới, thì việc thực hiện các cam kết với UNESCO trong công tác bảo tồn giá trị của tòa thành vẫn luôn là vấn đề được đặt ra. Sự ra đời của Thành Nhà Hồ là kết tinh của sức lực, trí tuệ, tài hoa và sự kỳ công tuyệt vời của con người. Để rồi, trải hơn 6 thế kỷ tồn tại, phần kiến trúc bên trong hoàng thành đã bị hủy hoại, vùi lấp. Từ những di sản còn vùi sâu dưới lòng đất; hay 4 bức tường thành vẫn tương đối nguyên vẹn kiến trúc ban đầu, với 4 cổng Nam, Bắc, Đông, Tây; đến một hệ cảnh quan, kiến trúc và đời sống đã và đang bao bọc lấy tòa thành ấy… tất cả đều đang cần được bảo vệ, bảo tồn và khẳng định vị thế, sao cho tương xứng với tầm vóc và giá trị của di sản văn hóa thế giới. Bởi vinh danh chỉ là sự ghi nhận, còn để di sản ấy tỏa rạng thứ ánh sáng rạng rỡ của nó, cần rất nhiều sự kỳ công, tâm huyết và trách nhiệm của các cấp, các ngành liên quan và nhất là của tỉnh Thanh Hóa.

Đã có không ít băn khoăn đặt ra, rằng làm thế nào để Thành Nhà Hồ có thể giống như Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn hay một Phố cổ Hội An “hậu vinh danh”, trở thành nam châm hút khách du lịch? Song vấn đề quan trọng hơn đang đặt ra cho tỉnh ta lúc này là khai thác như thế nào để di sản này vừa phát huy giá trị đặc biệt của nó, vừa gìn giữ, bảo vệ di sản đúng với quy định quốc tế. Hiển nhiên rằng, di sản sẽ chỉ mang giá trị biểu trưng nếu nó được “rào” lại cẩn thận bằng các quy định. Di sản phải gắn với đời sống thì mới thực sự có sức sống. Trong khi, du lịch được xem là một con đường ngắn nhất đưa di sản đến gần với thế giới bên ngoài, hay đón khách du lịch đến tham quan là một phần tất yếu trong “đời sống” của di sản. Thực tế hiện nay, lượng khách du lịch đến với Thành Nhà Hồ mỗi năm là rất khiêm tốn. Song, khách quan nhìn nhận, với Thanh Hóa, loại hình du lịch di sản thế giới vẫn còn khá mới mẻ. Trong khi việc đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Do vậy, muốn trở thành một “phiên bản” khác của Cố đô Huế hay Thánh địa Mỹ Sơn ở khả năng hút khách du lịch, thiết nghĩ, cần sự đầu tư thỏa đáng, với một chiến lược phát triển du lịch thực sự nghiêm túc, chứ không phải một sự “lãng mạn” về mục tiêu.

Cùng với đó, cũng cần khách quan nhìn nhận, nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản hiện cũng rất “khiêm tốn” so với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong “Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị Di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch”, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1316/QĐ-TTg. Chỉ riêng việc khai quật khảo cổ và bảo vệ di sản trước sự tác động của thiên tai, cũng đang là nan đề với địa phương. Bởi kinh phí hạn hẹp và việc trùng tu, tôn tạo di sản văn hóa thế giới phải được thực hiện theo một quy trình rất nghiêm ngặt. Hơn nữa, một trong nhiều giá trị của tòa thành này chính là khả năng lưu giữ bên trong nó môi trường văn hóa, hay môi trường sống của con người. Nói cách khác, một trong những nét riêng đặc sắc góp phần khẳng định giá trị của Thành Nhà Hồ là nó gắn chặt với đời sống con người. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng, việc gìn giữ di sản không phải là dời người dân đi nơi khác để lại công trình đá trơ trọi, lạnh lẽo, mà phải giữ được sự tiếp nối liên tục đời sống cộng đồng. Và muốn vậy, cần nhấn mạnh đến vai trò và trách nhiệm của người dân trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể gắn liền với di sản.

Với lịch sử tồn tại hơn 600 năm, tòa thành đá ví như một nét trạm trổ tinh tế, tài hoa và đặc biệt sống động, không chỉ trở thành một biểu tượng rực rỡ của văn hóa Việt Nam được vun đắp trong trường kỳ lịch sử; mà những giá trị tự thân – “bức thông điệp” văn hóa – đã vươn tầm nhân loại, trở thành di sản chung của cả loài người. Để rồi, trách nhiệm của hậu thế là tiếp tục gìn giữ để trao truyền tài sản vô giá ấy cho muôn đời.

Lê Dung

Nguồn: https://baothanhhoa.vn/thanh-nha-ho-hanh-trinh-10-nam-tro-thanh-di-san-van-hoa-the-gioi-giu-gin-buc-thong-diep-van-hoa-cho-muon-doi-138689.htm

Cùng chủ đề

Dự báo thời tiết 26/1/2025: Miền Bắc rét đậm kèm mưa, gió đông bắc cấp 3

Dự báo thời tiết 26/1/2025, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ rét đậm, có mưa, có nơi có giông; vùng núi rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, gió đông bắc cấp 2-3. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc. Dự báo ngày và đêm 26/1, bộ...

Bắc Âu tăng chuyển đổi xanh, cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Xu hướng chuyển đổi sang sản xuất, tiêu dùng xanh của các quốc gia khu vực Bắc Âu mang lại cả cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Các nước Bắc Âu đẩy mạnh chuyển đổi xanh Theo Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu, trong bối cảnh chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, các quốc gia Bắc Âu như...

Giá bạc hôm nay 26/1/2025: Bạc nối đà giảm

Giá bạc hôm nay (26/1/2025), giá bạc trong nước và thế giới tiếp tục xu hướng giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc giảm nhẹ, niêm yết ở mức 1.148.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.184.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá...

Đây là một thành phố của Quảng Nam đang phát triển manh về nông nghiệp công nghệ cao

Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của TPTam Kỳ (Quảng Nam) đến năm 2030 phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, hướng đến phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi...

Kinh nghiệm du lịch tết Nguyên đán 2025 để né đông đúc, tránh lừa đảo

Dưới đây là một số kinh nghiệm du lịch tết Nguyên Đán 2025 bạn có thể tham khảo để có chuyến đi đáng nhớ cùng người thân, bạn bè. Chọn nơi đến "thấp điểm" Nếu mong muốn nghỉ ngơi, thư giãn hay có chuyến đi thanh bình, du khách nên tìm những nơi đến không quá đông đúc vào dịp tết Nguyên đán. Những nơi "thấp điểm" này thường dễ tìm nơi ăn uống, lưu trú và chi phí mềm hơn. Theo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đàn tế Nam Giao: Quần thể kiến trúc đặc trưng của Vương triều Hồ

Đàn tế Nam Giao Vương triều Hồ, thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc) là một trong số ít các công trình thuộc Di sản thế giới Thành nhà Hồ còn lưu giữ gần như nguyên vẹn đến ngày nay.   Đàn tế Nam Giao Thành nhà Hồ được Vương triều Hồ xây dựng vào năm 1402, cách Thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam, và có diện tích hơn 2ha, lưng tựa Đốn Sơn (núi Đún), tiền án...

Cuộc thi “Rực rỡ Cố đô” – Lan tỏa tình yêu Di sản tại Thành Nhà Hồ

Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Trường THCS Tây Đô tổ chức cuộc thi video ảnh mùa hè với chủ đề “Rực rỡ Cố đô”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Giáo dục Di sản, nhằm kết nối thế hệ trẻ với các giá trị văn hóa, lịch sử thông qua các hình thức sáng tạo và...

Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) thăm Thành Nhà Hồ

 Sáng 7/8, Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) do Thống đốc Hanazumi Hideyo làm Trưởng đoàn và các cộng sự đến thăm Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc). Thống đốc Hanazumi Hideyo tỉnh Niigata (Nhật Bản) cùng đoàn công tác tham quan Nhà trưng bày hiện vật được khai quật qua các đợt tại khu vực Thành Nhà Hồ. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Những ngôi làng truyền thống dưới chân Thành Nhà Hồ

Giá trị của Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ không chỉ hiện hữu ở những công trình kiến trúc thành quách, cung điện. Giá trị ấy được tôn lên gấp nhiều lần bởi vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đa dạng, có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp tới tòa thành lịch sử và vương triều Hồ. Trong đó, nét độc đáo của những ngôi làng truyền thống dưới chân Thành Nhà Hồ đã...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Khai quật Chính điện Kính Thiên: Phát lộ dấu tích sân Đan Trì, đường Ngự đạo

Hàng nghìn hiện vật khảo cổ gồm các loại gạch, ngói, đồ gốm men, đồ sành, đồ đất nung, đồ kim loại, đồ đá... được tìm thấy thông qua cuộc khai quật khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2022. Trong đó, các nhà khoa học, khảo cổ học lần đầu tìm thấy những dấu tích về sân Đan Trì, đường Ngự đạo. Kết quả được công bố sáng 22/11. Phát lộ dấu tích sân Đan Trì Trung tâm bảo tồn...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Chứa chan tình cảm, lắng đọng nghĩa tình

Kinhtedothi-Do điều kiện thời tiết không thuận lợi nên đoàn công tác chỉ có thể trực tiếp ghé thăm, chúc Tết, tặng quà 2 nhà giàn. Quãng thời gian dù ngắn ngủi nhưng cũng đủ để trao gửi tình cảm, hơi ấm, nghĩa tình từ đất liền đến với nơi đầu sóng ngọn gió giữa trùng khơi bao la. Nhà...

Giá vàng hôm nay 26/1/2025 tiến sát mốc cao lịch sử

Giá vàng hôm nay 26/1/2025, giá vàng thế giới giao ngay tiến sát mốc cao lịch sử từng lập được trong tháng 10/2024. Nhiều chích sách mới của Tổng thống Donald Trump tác động tới thị trường tài chính. Giá vàng giao ngay chốt tuần ở mức 2.770 USD/ounce, cách không xa mức đỉnh lịch sử 2.788 USD/ounce hồi tháng...

Ukraine bắt giữ một Đại tá

Ukraine bắt giữ một Đại tá; Ukraine tập kích nhà máy dầu Nga,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/1. Đại tá Ukraine bị bắt giữ Cập nhật tình hình chiến sự Nga - Ukraine, tờ Business Insider (Mỹ)...

Tỷ giá USD hôm nay 26/01/2025: Giảm sâu khó tin

Tỷ giá USD hôm nay 26/01/2025: Thị trường tự do và các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm mạnh so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm giảm về mức 24.325 đồng. Tỷ giá USD hôm nay 26/01/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 26/01, tỷ giá trung tâm...

Điều chỉnh giao thông TPHCM phục vụ bắn pháo đón giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Phòng CSGT, Công an TPHCM vừa phát đi thông báo điều chỉnh giao thông khu vực trung tâm TPHCM trong những ngày tới. Việc điều chỉnh này vào những khung giờ, ngày cố định nhằm phục vụ chương trình bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và phục vụ tổ chức chương trình nghệ thuật...

Mới nhất