Trang chủNewsThế giớiThành công hay thất bại?

Thành công hay thất bại?

Bầu cử Quốc hội Pháp luôn được coi là cuộc bầu cử có tầm quan trọng đặc biệt, chỉ sau bầu cử Tổng thống ở nước này.

Bầu cử Pháp: Thành công hay thất bại?
Người dân Pháp tụ tập tại thủ đô Paris trong ngày bầu cử 7/7. (Nguồn: PBS.News)

Bởi thế, cuộc bầu cử trước hạn vào ngày 7/7 thu hút sự chú ý lớn không chỉ ở Pháp. Kết quả sau bầu cử như thế nào sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nước Pháp mà còn là các quyết sách, đường lối của Liên minh châu Âu (EU).

Quyết định khó của ông Macron

Kể từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Macron và Đảng trung dung Những người cộng hòa tiến bước mang lại hy vọng mới cho nước Pháp và nhận được sự ủng hộ của người dân. Việc nắm số phiếu đa số quá bán tại cuộc bầu cử Quốc hội năm 2017 khẳng định sự tin tưởng của cử tri dành cho một đảng mới thành lập. Tuy nhiên, uy tín đảng cầm quyền của Tổng thống Macron nhanh chóng suy giảm sau hàng loạt cuộc khủng hoảng như dịch Covid-19, biểu tình Áo vàng, khủng bố…. Đặc biệt, việc không còn nắm đa số tuyệt đối tại Quốc hội sau cuộc bầu cử năm 2022 gây khó cho liên minh cầm quyền của ông Macron trong việc thông qua các quyết định, chính sách tại Quốc hội.

Là nước theo chế độ bán Tổng thống – Nghị viện, ông Macron mong chờ cơ hội giành lại đa số tuyệt đối bằng việc giải tán Quốc hội. Kết quả cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào đầu tháng Sáu vừa qua với sự phản ứng mạnh mẽ của người dân Pháp chính là thời điểm thích hợp để ông chủ Điện Elysee thực hiện mục tiêu trên. Đây cũng là dịp để ông Macron lấy lại uy tín với hình ảnh một người luôn lắng nghe ý kiến người dân. Bên cạnh đó, ông Macron còn hy vọng rằng, quyết định bầu cử Quốc hội trước thời hạn khiến các đối thủ không kịp chuẩn bị và trong trường hợp bị ép phải lựa chọn, cử tri sẽ không bỏ phiếu cho đảng cực hữu và dồn phiếu cho các đảng còn lại, trong đó có Đảng Phục hưng cầm quyền.

Thế “kiềng ba chân” sau bầu cử

Với tỷ lệ cử tri đi bầu đông nhất kể từ cuộc bầu cử năm 1997 với khoảng 28,8 triệu người, kết quả cho thấy, ba liên minh đảng phái lớn nhất tại Quốc hội đã thắng thế. Đó là Liên minh cánh tả Mặt trận bình dân mới (NFP) giành được 182 ghế, tăng 51 ghế so với năm 2022. Liên minh Chung sức của Đảng cầm quyền Tổng thống E. Macron đứng thứ hai với 168 ghế, giảm 77 ghế và không còn giữ đa số tương đối trong Quốc hội. Trong khi đó, Liên minh đảng cực hữu Tập hợp quốc gia (RN) và đảng cánh hữu Những người Cộng hòa (LR) tuy về thứ ba nhưng giành được kỷ lục 143 ghế, tăng 54 ghế trong Quốc hội.

Kết quả trên cho thấy sự thất bại hoàn toàn của ông Macron khi quyết định bầu cử trước thời hạn bởi ông không những không giành được đa số tuyệt đối mà còn mất đi đa số hiện nay của Đảng Phục hưng. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1997, một Tổng thống Pháp thất bại khi không giành được đa số ghế quá bán sau khi giải tán Quốc hội. Thất bại của liên minh Macron cho thấy sự thoái trào của đảng cầm quyền, cũng như sự đi lên của các đảng cực tả và cực hữu trong khi các đảng cánh tả và cánh hữu truyền thống ngày càng suy yếu bởi sự già cỗi.

Ngay sau khi kết quả được công bố, bà Marie Le Pen, nguyên Chủ tịch đảng cực hữu RN đã tuyên bố “Thủy triều đang dâng”. Phát biểu của bà Le Pen ám chỉ thực tế sự trỗi dậy của đảng cực hữu tại Pháp ngày càng rõ rệt sau các cuộc bầu cử từ tám ghế năm 2017 đến 89 ghế năm 2022 và hiện nay là 143 ghế với liên minh đảng cánh hữu LR.

Điều này cho thấy Đảng cực hữu RN và cá nhân bà Marie le Pen đã thành công trong thực hiện những thay đổi nhằm thích ứng với xu hướng “dân túy” của người dân Pháp. Tuy nhiên, các đảng chính trị khác và Chính phủ Pháp cũng đã thành công trong việc ngăn chặn chiến thắng của đảng cực hữu RN thông qua kêu gọi người dân thành lập “mặt trận Cộng hòa”, cũng như liên minh và dồn phiếu cho nhau.

Tương lai nhiều bất ổn

Với sự phân chia sâu sắc trong chính trường Pháp hiện nay, Tổng thống Macron buộc phải có những tính toán phù hợp để thành lập chính phủ mới sau khi Thủ tướng Gabriel Attal đệ đơn từ chức ngày 8/7. Một trong những kịch bản khả thi nhất là việc thành lập Chính phủ liên minh quốc gia gồm nhiều đảng phái chính trị khác nhau. Trong trường hợp này, nước Pháp sẽ chứng kiến tình trạng “sống chung” khi Tổng thống và Thủ tướng thuộc hai đảng đối lập. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thế và lực của Pháp trên trường quốc tế khi phải tập trung giải quyết các vấn đề đối nội.

Tuy nhiên, không loại trừ khả năng Tổng thống Macron sẽ thực hiện các kịch bản khác như thành lập chính phủ kỹ thuật, bao gồm các thành viên không thuộc đảng phái nào nhưng là chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể hoặc chính phủ thiểu số ở Quốc hội nhằm giải quyết từng trường hợp cụ thể thông qua đàm phán với các đảng phái chính trị khác.

Cho dù ông Macron chọn kịch bản nào, tình hình nội trị Pháp sẽ tiếp tục diễn ra với nhiều bất ổn. Bởi cho dù Tổng thống Macron có liên minh với đảng phái nào thì Điện Elysee cũng phải tiếp tục xử lý các vấn đề nóng bỏng hiện nay trong khi phải chia sẻ quyền lực với các đảng đối lập.

Ngay sau bầu cử, đã diễn ra hàng loạt các cuộc biểu tình với quy mô lớn tại Paris, Lyon và Marseille nhằm phản đối sự gia tăng của đảng cực hữu RN. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh và vị thế nước Pháp, nhất là trong bối cảnh Thế vận hội Olympic sẽ diễn ra vào cuối tháng này và Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ vào tháng 10 tới.





Nguồn: https://baoquocte.vn/bau-cu-phap-thanh-cong-hay-that-bai-278313.html

Cùng chủ đề

Ukraine nêu trường hợp không ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 28.3 tuyên bố sẽ không ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ nếu thỏa thuận đe dọa đến việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU), theo trang tin The Kyiv Independent. ...

Thị trường ô tô thế giới chấn động vì thuế quan

Hôm qua (giờ VN), Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo từ ngày 3.4 sẽ áp thuế suất 25% đối với tất cả dòng ô tô và xe tải hạng nhẹ nhập khẩu vào Mỹ, theo AFP. ...

Ông Trump đánh thuế 25% lên ô tô nhập khẩu

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các khoản thuế đối với ô tô nhập khẩu sẽ có hiệu lực từ ngày 2.4, khi ông dự kiến công bố mức thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu khác. ...

Châu Âu kêu gọi người dân tích trữ nhu yếu phẩm do lo ngại chiến tranh

(CLO) Ủy ban châu Âu cho biết công dân Liên minh châu Âu (EU) nên dự trữ đủ thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác để duy trì cuộc sống ít nhất 72 giờ trong trường hợp xảy ra chiến tranh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Người tị nạn Afghanistan vội vã đi đâu? Thủ tướng Hà Lan thăm Malaysia, Mỹ đang kết nối với lãnh đạo Hamas

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 1/11.

Pháp khẳng định năng lượng hạt nhân là vấn đề không thể thương lượng

Theo AFP, ngày 9-6, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire khẳng định năng lượng hạt nhân là vấn đề không thể thương lượng. Quang cảnh nhà...

Brazil trong vai trò Chủ tịch BRICS 2025

Là chủ tịch luân phiên của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) trong năm 2025, Brazil sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh của nhóm này dự kiến vào tháng 7.

Đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu

Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang tìm cách thu hút các nước đang phát triển tham gia quan hệ đối tác nhằm điều chỉnh các biện pháp cung cấp nguyên liệu thô quan trọng. Trong cuộc họp của Hội đồng Thương mại và Công nghệ EU - Mỹ diễn ra tại thành phố Louvain (Bỉ), hai bên đã ra mắt Diễn đàn đối tác an ninh khoáng sản (MSP) với sự tham dự của...

Cùng chuyên mục

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Thủ tướng Israel nêu rõ điều kiện cho giai đoạn đàm phán tiếp theo với Hamas, khẳng định không giấu giếm

Ngày 30/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza với điều kiện Hamas phải hạ vũ khí và rời khỏi vùng đất này.

Tổng thống Donald Trump tự tin về sáng kiến sáp nhập Greenland

Tổng thống Mỹ Donald Trump tin chắc 100% rằng sáng kiến sáp nhập Greenland của ông sẽ thành công.

Houthi phóng tên lửa vào Israel, tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Quân đội Israel ngày 30/3 xác nhận đã chặn được một tên lửa phóng từ Yemen, sau khi kích hoạt còi báo động không kích trên nhiều khu vực của Israel.

Mới nhất

CẬN CẢNH 19,5KM CAO TỐC BIÊN HOÀ – VŨNG TÀU SẮP THÔNG XE KỸ THUẬT DỊP 30/4

Sau gần hai năm thi công, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thảm nhựa và chuẩn bị thông xe kỹ thuật gần 20km của dự án thành phần 3. Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 17.800 tỷ đồng, chiều dài 53...

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Mới nhất