Trang chủMultimediaẢnhThăng Long-Hà Nội: Từ lịch sử hào hùng đến tương lai thịnh...

Thăng Long-Hà Nội: Từ lịch sử hào hùng đến tương lai thịnh vượng

Thăng Long-Hà Nội: Từ lịch sử hào hùng đến tương lai thịnh vượng

ha_noi_2.JPG

Hà Nội là nơi lưu giữ hồn thiêng sông núi và những trang sử hào hùng của dân tộc. Trải qua nhiều thăng trầm, mảnh đất kinh kỳ “ngàn năm văn hiến” đã luôn giữ vững tinh thần kiên cường, bất khuất, xứng danh là “Thủ đô anh hùng.”

Ngày nay, không chỉ kế thừa những di sản quý báu, Hà Nội đang vươn mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế quan trọng của đất nước, đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của dân tộc.

Thủ đô – Ngày về chiến thắng

Với vị trí đặc biệt quan trọng, lịch sử của Thăng Long-Hà Nội luôn gắn liền với lịch sử dân tộc. Kể từ “Chiếu dời đô” của Vua Lý Thái Tổ năm 1010 đến nay, Thăng Long-Hà Nội đã trải qua và chứng kiến biết bao sự biến thiên của lịch sử. Quân và dân Hà Nội, thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước, đã bền bỉ lao động, kiên cường đấu tranh, sáng tạo nên một nền văn hiến rạng rỡ, lập nên nhiều chiến công hiển hách lưu danh muôn đời.

Trong gần một thế kỷ, dưới ách áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến, Hà Nội vừa là cái nôi, vừa là chứng nhân của biết bao phong trào yêu nước và cách mạng.

Năm 1010, Vua Lý Thái Tổ quyết định rời đô về Thăng Long. Với khát vọng và khí phách “Rồng bay lên,” suốt tám thế kỷ sau đó (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX), Thăng Long là niềm kiêu hãnh của dân tộc, nơi sản sinh và hội tụ biết bao anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa; nơi minh chứng cho các cuộc chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm với những địa danh bất hủ: Cổ Loa, Hàm Tử, Chương Dương, Ngọc Hồi, Đống Đa… và những danh nhân bất tử: Lý Thường Kiệt, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…

Đến đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đóng đô ở Huế, đã đổi tên Thăng Long thành Hà Nội. Từ giữa thế kỷ XIX, Hà Nội đã cùng cả nước đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong gần một thế kỷ, dưới ách áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến, Hà Nội vừa là cái nôi, vừa là chứng nhân của biết bao phong trào yêu nước và cách mạng.

Tổ chức đầu tiên của Hội Thanh niên cách mạng, chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập cũng là ở Hà Nội. Nhiều cao trào cách mạng và khởi nghĩa cũng đều bắt đầu từ Thủ đô.

Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám giành thắng lợi trọn vẹn ở Hà Nội và nhanh chóng lan tỏa đi khắp nơi, cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ Nhân dân cả nước nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền.

ha_noi_4.jpg
ha_noi_6.jpg
ha_noi_10.jpg

Sáng 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.” (Ảnh: TTXVN)

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

Thế nhưng chưa đầy một tháng sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, thực dân Pháp với dã tâm cướp nước ta một lần nữa đã gây hấn và phát động chiến tranh ra cả nước.

Đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ,” Hà Nội đã nhất tề đứng lên chống giặc, giành thế chủ động cho cuộc kháng chiến. Phát súng đầu tiên từ pháo đài Láng bắn vào trại giặc (ngày 19/12/1946) đã trở thành hiệu lệnh mở đầu cho cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

Với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh,” quân và dân Hà Nội đã chiến đấu kiên cường và quả cảm, biến mỗi góc phố, mỗi căn nhà thành một pháo đài, mỗi người dân thành một chiến sỹ, bám trụ, quần nhau với giặc trong suốt 60 ngày đêm khói lửa. Nhiều đội cảm tử quân được thành lập, “Trung đoàn Thủ đô” ra đời. Hàng nghìn người con của Liên khu I đã anh dũng chiến đấu, nhiều người đã ngã xuống để bảo vệ Thủ đô, để kìm chân, tiêu hao sinh lực địch, tạo điều kiện cho các lực lượng kháng chiến rút về căn cứ địa an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Trung ương giao.

ha_noi_8.jpg
Các chiến sỹ Vệ Quốc đoàn chiến đấu kiên cường, bảo vệ từng ngôi nhà, tấc đất của Thủ đô trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Sau gần 9 năm, không chịu đựng được sức chiến đấu ngoan cường của quân và dân ta, nhất là sau trận đòn quyết định của ta tại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải ngồi vào bàn thương lượng và ký Hiệp định Giơnevơ (ngày 21/7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và phải rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam.

Theo Hiệp định Giơnevơ, Hà Nội nằm trong khu vực tập kết 80 ngày của địch. Lợi dụng thời gian này, quân Pháp ráo riết tổ chức các hoạt động phá hoại Thủ đô về mọi mặt.

Trước tình hình mới, Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã dựa vào dân, chủ trương lãnh đạo Nhân dân Thủ đô đoàn kết đấu tranh đòi thi hành Hiệp định, bảo vệ thành phố, bảo vệ xí nghiệp, công sở, tính mạng, tài sản của Nhân dân, bảo vệ quyền lợi của công nhân, viên chức, chống địch phá hoại; đồng thời, đẩy mạnh phát triển lực lượng cách mạng trong thành phố, phối hợp với các lực lượng từ chiến khu trở về tiếp quản Thủ đô.

Ðúng 16 giờ ngày 9/10/1954, những tên lính thực dân Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân và dân ta hoàn toàn làm chủ thành phố. Ngày 10/10/1954, hàng vạn người dân Hà Nội vỡ òa trong niềm vui đón đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô. Hàng trăm nghìn người dân Hà Nội dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức tại Sân vận động Cột Cờ cùng với sự tham gia của các đơn vị quân đội.

ha_noi_7.jpg
Sáng 10/10/1954, bộ đội ta từ các cửa ô tiến về giải phóng Thủ đô, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Sau lễ chào cờ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ trân trọng đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng.

Trong Lời kêu gọi, Bác viết: “Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau, nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào. Ngày nay do Nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, hòa bình đã thắng lợi, Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết kể!”

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh: “Sau cuộc biến đổi lớn, việc khôi phục lại đời sống bình thường sẽ phức tạp khó khăn. Nhưng Chính phủ có quyết tâm, toàn thể đồng bào Hà Nội đồng tâm nhất trí góp sức với Chính phủ, thì chúng ta nhất định vượt được mọi khó khăn và đạt được mục đích chung: làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh.”

ha_noi_2.JPG

Xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến

Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô, Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân nhanh chóng ổn định tình hình, bắt tay vào khôi phục và cải tạo thành phố.

Chỉ hơn một tháng sau giải phóng, thành phố đã thông qua kế hoạch phục hồi công thương nghiệp và một năm sau đã hoàn thành cải cách ruộng đất, một nhiệm vụ chiến lược cơ bản của cách mạng dân tộc dân chủ…

Đến năm 1965, Hà Nội đã trở thành một trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục phát triển, đời sống Nhân dân được cải thiện.

Đầu năm 1965, khi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đang được thực hiện những tháng cuối cùng thì đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Hà Nội nhanh chóng chuyển sang thời chiến và đã lập nên kỳ tích.

Trong 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972, đế quốc Mỹ dùng máy bay B52 ném bom rải thảm Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác.

Hà Nội cùng với các quân, binh chủng, các tỉnh, thành phố đã tổ chức lực lượng chiến đấu, đánh thắng hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của đế quốc Mỹ, lập nên kỳ tích “Điện Biên Phủ trên không.”

ha_noi_11.jpg
ha_noi_12.jpg
ha_noi_16.jpg
ha_noi_15.jpg

Các lực lượng phòng không Hà Nội tạo thành lưới lửa trên bầu trời Thủ đô, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trong trận 12 ngày đêm tháng 12/1972. (Ảnh: TTXVN)

Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” đã góp phần quan trọng tạo ra bước ngoặt lịch sử, làm thay đổi căn bản cục diện của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bước vào thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, Hà Nội như bước sang một trang mới. Thủ đô Hà Nội không chỉ thay đổi về diện mạo với hàng loạt các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại hiện đại, mà còn chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế-xã hội.

Trong bối cảnh cả nước gặp khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều địa phương giảm, Hà Nội vẫn bền bỉ tăng trưởng, mức tăng GRDP 6,27% (năm 2023), cao hơn so với mức tăng trưởng chung của cả nước (5,05%). Thu nhập của người dân tiếp tục được cải thiện, bình quân 150 triệu đồng/người/năm.

Trong những năm qua, nhiều dự án hạ tầng trọng điểm được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo Thủ đô.

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đã đi vào hoạt động, cùng các tuyến vành đai kết nối các vùng ngoại thành; các khu đô thị mới cùng hàng loạt cây cầu bắc qua sông Hồng đã không chỉ cải thiện giao thông mà còn tạo nên những vùng kinh tế mới đầy tiềm năng.

ha_noi_17.jpg
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội) – tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của cả nước trở thành phương tiện đi lại hằng ngày của đông đảo người dân Thủ đô. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Sự phát triển của các khu công nghiệp đã thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), góp phần thúc đẩy nền kinh tế Thủ đô phát triển nhanh chóng.

Năm 2023, Hà Nội thu hút được trên 2,94 tỷ USD vốn FDI, tăng 70,5% so với năm trước và là một trong 5 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI.

Đi đôi với phát triển kinh tế, Hà Nội luôn chú trọng nâng cao chất lượng sống cho người dân. Hệ thống giáo dục được đầu tư mạnh mẽ.

Hà Nội hiện đã trở thành trung tâm giáo dục hàng đầu cả nước, với trên 2.900 trường học các cấp và gần 100 trường đại học, học viện…

Hệ thống y tế cũng phát triển vượt bậc với 42 bệnh viện công, 5 trung tâm chuyên khoa, 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã và hàng nghìn cơ sở y tế tư nhân.

An sinh xã hội được đảm bảo, nhất là công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm sóc các đối tượng chính sách xã hội. Tính đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố giảm còn 0,03%; tỷ lệ hộ cận nghèo 0,7%. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,5%.

Dù phát triển hiện đại, Hà Nội vẫn luôn tự hào giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa ngàn năm văn hiến.

Hà Nội là nơi hội tụ số lượng di sản lớn nhất cả nước với hệ thống danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử phong phú, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc (5.922 di tích được kiểm kê; 1.350 làng nghề, gần 1.700 lễ hội dân gian, 1.793 di sản văn hóa phi vật thể).

Những di sản văn hóa như Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, khu phố cổ Hà Nội… được bảo tồn và trùng tu, trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước.

ha_noi_19.jpg
Cung Thiếu nhi sở hữu kiến trúc hiện đại và là dự án trọng điểm của Hà Nội. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp lớn cho ngân sách Thủ đô. Năm 2023, tổng lượng khách du lịch đến Thủ đô ước đạt 24 triệu lượt, tổng doanh thu từ ngành du lịch ước đạt 87,65 nghìn tỷ đồng (tăng 27% về lượng khách và tăng 45,5% về doanh thu so với năm 2022).

Công tác đối ngoại của Thủ đô cũng có những bước chuyển mình tích cực. Đến nay, Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác với 61 Thủ đô, thành phố các nước; có quan hệ kinh tế thương mại với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ…

Hà Nội cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng, như: Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (2018), Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên (2019)…

Với những nỗ lực trong suốt 70 năm qua của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô, Hà Nội xứng đáng là trung tâm chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, được bạn bè thế giới ngợi ca và được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”; 3 lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, tặng danh hiệu “Thủ đô Anh hùng.”

Trong tương lai, Hà Nội đang hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, trở thành thành phố thông minh.

Với những dự án về hệ thống giao thông công cộng thân thiện với môi trường, khu đô thị xanh và công nghệ thông tin tiên tiến, Hà Nội đang từng bước xây dựng một thành phố hiện đại nhưng cũng không làm mất đi những nét đẹp truyền thống./.

ha_noi_18.jpeg
Đoạn đường chạy qua hồ Tai Trâu kéo dài. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
(Vietnam+)
Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/thang-long-ha-noi-tu-lich-su-hao-hung-den-tuong-lai-thinh-vuong-post980108.vnp

Cùng chủ đề

Nhật Bản mong muốn tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân tại Hà Nội

Phía Nhật Bản mong muốn có thể đưa các hoạt động của Lễ hội Việt - Nhật tới Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới, qua đó nhằm thúc đẩy giao lưu nhân dân, đóng góp và nâng tầm mối quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản. Chiều 10/10, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp và làm việc với đoàn Cố vấn đặc biệt Liên minh...

Hà Nội tiếp tục cấm đường, phân luồng giao thông quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm đến hết ngày 13/10

UBND thành phố Hà Nội đồng ý với đề xuất của UBND quận Hoàn Kiếm về việc cấm đường xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm phục vụ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tới hết ngày 13/10. Chiều 10/10, Văn phòng UBND Thành phố vừa có Công văn số 12434/VP-ĐT ngày 10/10/2024, thông báo chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố về việc cấm đường xung quanh khu vực hồ...

Vẹn nguyên cảm xúc của những người trong đoàn quân trở về Thủ đô từ 70 năm trước

Nhân dân Thủ đô hân hoan chào đón các đơn vị quân đội ta vào tiếp quản Thủ đô. (Ảnh: TTXVN - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1) Tôi sinh ra ở Hà Nội năm 1936, trước đây gia đình ở phố Mã Mây, Hoàn Kiếm. Năm 1946, cha mẹ tôi theo lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, dẫn 7 anh em lên Việt Bắc tản cư. Anh cả tôi năm đó mới 16 tuổi...

Hà Nội lắng đọng, tự hào với “bản hùng ca phố”

"Hà Nội - Bản hùng ca phố" gợi nhớ về những ngày tháng lịch sử anh dũng mà hào hoa của Thủ đô và sự tiếp nối của thế hệ ngày nay trong công cuộc gìn giữ hòa bình, xây dựng phát triển Hà Nội, xứng với danh hiệu Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, vươn mình trong thời đại mới. Tối 10/10, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng...

Những công trình, tuyến đường làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Hà Nội

Hai dự án đường sắt đô thị, những công trình giao thông trong nội đô hay các tuyến cao tốc... được xây dựng trong thập kỷ qua đã làm cho bộ mặt Hà Nội thay đổi đáng kể, sánh ngang với thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á.   Đường Võ Nguyên Giáp kết nối Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với trung tâm Thủ đô dài 12km, rộng từ 70 - 100m, đi qua 2 huyện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc lễ hội Đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2025

Lễ hội đền Trần diễn ra từ ngày 10-14/2 (tức ngày 13-17 tháng Giêng năm Ất Tỵ) theo quy mô cấp tỉnh, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: lễ bái yết và dâng hương, lễ rước nước, lễ khai ấn...Khai mạc Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình: Vang vọng hào khí Đông ANam Định: Tấp nập người dân, du khách đến đền Trần du Xuân Ất Tỵ 2025Hà Nam: Khai mạc Lễ hội truyền thống...

Khởi động dự án nghệ thuật đặc biệt trên bức tường Đại sứ quán Đức tại Hà Nội

Dự án được tổ chức với mục đích thúc đẩy giao lưu văn hóa và tôn vinh tài năng của các nghệ sỹ trẻ Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức (23/9/1975-23/9/2025). Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức (23/9/1975-23/9/2025), Đại sứ quán Đức tại Việt Nam kêu gọi các nghệ sỹ đóng góp ý tưởng sáng tạo để biến bức tường phía ngoài...

Việt Nam tiếp tục là điểm đến yêu thích nhất của các gia đình Hàn Quốc có trẻ em

Việt Nam tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng điểm đến du lịch cho gia đình có trẻ em dưới 10 tuổi của Hàn Quốc nhờ khí hậu ấm áp, các hoạt động giải trí đa dạng và các khu nghỉ dưỡng cao cấp.Phú Quốc – Một trong 5 điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất Đông Nam Á Báo Indonesia đánh giá du lịch Việt Nam phục hồi mạnh nhất Đông Nam ÁKiên Giang lần đầu...

Phú Quốc – Một trong 5 điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

Trong danh sách của chuyên trang du lịch Travel Off Path về 5 điểm đến nổi bật nhất - được coi là những trung tâm phát triển du lịch nhanh nhất trong khu vực hiện nay, điểm đến dẫn đầu là Phú Quốc - một trong những hòn đảo đẹp nhất Việt NamTổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồngKiên Giang: Phú Quốc đón đoàn khách trên chuyến bay thuê bao đầu tiên từ SécCác...

Trung Quốc miễn thị thực cho đoàn du khách ASEAN tới Tây Song Bản Nạp

Các đoàn khách du lịch (2 người trở lên) từ 10 nước ASEAN mang hộ chiếu phổ thông và được các công ty lữ hành nội địa Trung Quốc tổ chức có thể nhập cảnh vào Tây Song Bản Nạp mà không cần thị thực.Du lịch đón Tết trở thành xu hướng mới nổi của người dân Trung QuốcCao Bằng: Cơ hội phát triển du lịch xuyên biên giới Việt Nam-Trung QuốcCông ty Trung Quốc mở bán vé du...

Bài đọc nhiều

Trai làng tranh nhau bắt vịt dưới ao, 3 chàng trai may mắn ẵm luôn 12 triệu đồng

Ngày 12 tháng Giêng hàng năm, làng Lại Yên (huyện Hoài Đức, Hà Nội) diễn ra hội thi bắt vịt dưới ao, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tới theo dõi và cổ vũ. ...

79 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Giữ vững lời thề lịch sử

Đội tiêu binh danh dự duyệt đội ngũ qua trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN) Bản Tuyên ngôn độc lập thể hiện mạnh mẽ khát vọng của Việt Nam về vấn đề độc lập dân tộc và ý chí “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.” Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh...

Hôm nay (23/5), Quốc hội thảo luận chương trình xây dựng luật 2024, dự án Luật Giá; nghe công tác thực hành tiết kiệm,...

Hôm nay (23/5), Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận chương trình xây dựng luật 2024, dự án Luật Giá (sửa đổi); nghe công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Đại tướng Phan Văn Giang nói về quyền chế áp bắn thiết bị bay không người lái

Sáng 27/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng không nhân dân (PKND). Dự thảo luật nêu rõ nhiệm vụ PKND là phối hợp với lực lượng phòng không quốc gia, phòng không lục quân sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phòng, chống địch tiến công đường không và quản lý, bảo vệ vùng trời ở độ cao dưới 5.000m. Giải trình về lý do xác định độ cao 5.000m, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng...

Cùng chuyên mục

Lễ hội rước Ông lợn ở La Phù

NDO - Hằng năm, vào ngày 13 rạng sáng 14 tháng Giêng (Âm lịch), người dân xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) tổ chức lễ rước "ông lợn". Theo sử sách ghi lại, hội rước lợn là để tưởng nhớ công ơn của Đức Thành hoàng Tĩnh Quốc Tam Lang thời Hùng Duệ Vương thứ 6. Khác với nhiều lễ hội khác, kiệu rước Thành hoàng là trung tâm đám rước thì ở La Phù...

Cận cảnh cảng cá 280 tỷ đồng, hiện đại bậc nhất miền Trung sắp hoạt động

TPO - Dự án cảng cá Cửa Nhượng (Hà Tĩnh) có mức đầu tư 280 tỷ đồng từ nguồn tiền bồi thường sự cố môi trường của Formosa. Đây là công trình được đánh giá hiện đại bậc nhất miền Trung, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào trong quý I/2025. 11/02/2025 | 06:15 ...

[Ảnh] Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ...

NDO - Sáng 10/2, tại Hà Nội, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng bộ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội chủ trì Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025. NDO - Sáng 10/2, tại Hà Nội, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng bộ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội chủ trì Hội nghị...

Ngắm cánh đồng hoa hướng dương “hiếm có” ngay trung tâm TP.HCM

Cánh đồng hoa hướng dương nằm tại vị trí sở hữu view triệu đô đẹp bậc nhất TP.HCM, thu hút người dân và du khách đến thưởng lãm. ...

Chuyến đi xuyên Tết chở ‘lộc biển’ về bờ

TPO - Những ngày này, các cảng cá ở Cà Mau trở nên tấp nập, nhộn nhịp hơn, khi các tàu đánh bắt xuyên Tết đã cập bến, chở theo ‘lộc biển’ về bờ với nhiều khoang tàu đầy ắp cá, mực. Nhờ thời tiết thuận lợi, hầu hết các phương tiện khai thác trong chuyến biển này đều trúng đậm. 10/02/2025 | 06:30 ...

Mới nhất

Dừng dạy thêm, học thêm trong nhà trường: Học sinh cuối cấp có bị ảnh hưởng?

Đặc biệt, trước quy định trường học không thu tiền đối với 3 nhóm học sinh (gồm: nhóm có kết quả học tập môn học cuối kỳ chưa đạt; được chọn bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh...

Bố chồng đi họp lớp về muộn, mẹ chồng đọc 8 chữ trong máy ông thì òa khóc đòi ly hôn: “Sao ông dám…”

Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng một buổi họp lớp lại có thể khiến gia đình mình lao đao như thế này. ...

Đặt lợi ích đất nước, nhân dân lên trên hết

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra phải đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên...

Sử dụng AI như một huấn luyện viên, cố vấn

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển mạnh mẽ, các nhà lãnh đạo ngành công nghệ ngày càng nhấn mạnh vai trò của AI như một người hướng dẫn, cố vấn và huấn luyện viên giúp nâng cao năng lực con người. CEO của Nvidia, Jensen Huang, cho rằng AI có thể đảm nhận vai trò giảng...

Mới nhất