Trang chủNewsNhân quyềnTham vấn thông điệp truyền thông về bình đẳng giới năm 2023

Tham vấn thông điệp truyền thông về bình đẳng giới năm 2023


Chiều ngày 18/9/2023, tại Hà Nội, Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến các chuyên gia về chủ đề, thông điệp và mẫu sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới được sử dụng trong Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023.

Tham dự hội thảo có đại diện các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB&XH cùng đại diện các cơ quan thông tấn báo chí.

Toàn cảnh Hội thảo

Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Khánh Lương, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới nhấn mạnh: Truyền thông được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện pháp luật, chính sách về bình đẳng giới, là giải pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, góp phần xóa bỏ định kiến giới và tiến tới bình đẳng giới thực chất.

Ông Lê Khánh Lương - Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới phát biểu khai mạc hội thảo

Ông Lê Khánh Lương – Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới phát biểu khai mạc hội thảo

Trong những năm qua, các cấp, các ngành, địa phương, đã có nhiều nỗ lực trong công tác truyền thông về bình đẳng giới. Thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 và Quyết định số 1790/QĐ-TTg ngày 23/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình truyền thông vì bình đẳng giới đến năm 2030, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được giao chủ trì tổ chức “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới”, tạo ra hiệu ứng tích cực, thu hút sự quan tâm, tham gia, chung tay vào cuộc của các cơ quan, tổ chức và người dân, góp phần rút ngắn khoảng cách giới trong hầu hết các lĩnh vực.

Tháng hành động đã tạo thành chiến dịch truyền thông cao điểm, thu hút sự tham gia vào cuộc của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, góp phần lan tỏa rộng rãi các hình ảnh, thông điệp, kêu gọi các tầng lớp nhân dân cùng nỗ lực thực hiện bình đẳng giới, chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

Thông qua chiến dịch truyền thông hằng năm, các thông điệp hướng tới kêu gọi thực hiện bình đẳng giới, chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em đã lan tỏa ngày một xa hơn, rộng hơn, góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực trong việc đối diện với các hành vi bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.

Trên cơ sở đó, Bộ LĐ-TB&XH đã chọn chủ đề của Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 là “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.

Chủ đề năm nay tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết phải ưu tiên cho công tác đảm bảo an sinh xã hội, đây  cũng là giải pháp quan trọng để bảo đảm bình đẳng giới, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới trong giai đoạn hiện nay.

Do đó, việc truyền thông về chủ đề này nhằm tăng hiệu ứng truyền thông, góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

Bà Ngô Diệu Linh - Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới trình bày chủ đề, thông điệp truyền thông về bình đẳng giới năm 2023

Bà Ngô Diệu Linh – Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới trình bày chủ đề, thông điệp truyền thông về bình đẳng giới năm 2023

Cũng tại Hội thảo, bà Ngô Diệu Linh, Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới đã trình bày 14 dự thảo thông điệp truyền thông trong Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023. Các thông điệp truyền thông được xây dựng bám sát chủ đề của Tháng hành động và hướng đến các nội dung, mục tiêu và và đối tượng truyền thông phong phú, phù hợp với cho các cơ quan, tổ chức áp dụng trong hoạt động truyền thông

Bên cạnh đó, Vụ Bình đẳng giới cũng giới thiệu và xin ý kiến đối với các mẫu sản phẩm truyền thông đa dạng, đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, tổ chức trong các sự kiện khác nhau.

Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến cho thông điệp truyền thông về bình đẳng giới

Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến cho thông điệp truyền thông về bình đẳng giới

Nhận xét về chủ đề và các thông điệp và mẫu sản phẩn truyền thông trong Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023, các đại biểu đồng tình cao với chủ đề của Tháng hành động năm 2023 và cho rằng đây là cách tiếp cận mới, phù hợp và tiến bộ đồng thời đảm bảo tính bao quát và thời sự đối với vấn đề bình đẳng giới.

Tuy nhiên, để thông điệp truyền thông có hiệu quả hơn cần chỉnh sửa một số thông điệp để ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, bổ sung mộ số nội dung để có tính bao trùm hơn và nên sắp xếp các thông điệp cho phù hợp với từng đối tượng truyền thông cũng như thu hút được sự tham gia của nhiều cơ quan, ban ngành, tầng lớp nhân dân trong triển khai thực hiện.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đại biểu, chuyên gia tại Hội thảo, Vụ Bình đẳng giới sẽ tiếp thu, hoàn thiện và trình Bộ ban hành văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về việc triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 trong thời gian tới.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

THÙY HƯƠNG



Source link

Cùng chủ đề

Thiết kế 3D từ lụa giúp nàng nổi bật giữa mùa xuân

Lụa, chất liệu truyền thống gắn liền với văn hóa Á Đông, là biểu tượng của sự sang...

Bức tranh đa sắc màu về người phụ nữ Việt Nam

(CLO) "Bà tôi, mẹ tôi, chị em tôi" - bộ phim tài liệu không chỉ là những thước phim, mà còn là những câu chuyện cuộc đời đầy cảm xúc, truyền cảm hứng về nghị lực sống và khát vọng vươn lên của những người phụ nữ Việt Nam. ...

Sinh viên Trường đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM học thực hành tại báo Tuổi Trẻ

Sinh viên ngành quan hệ công chúng Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM học kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TPHCM sụt giảm hơn một nửa dân nhập cư: Tín hiệu vừa đáng mừng vừa đáng lo

(LĐXH) - Số liệu thống kê cho thấy, lần đầu tiên TPHCM không còn là điểm đến lý tưởng của dân nhập cư khi năm 2023 chỉ có khoảng 65.000 người đến lập nghiệp, giảm hơn một nửa so với những năm trước. Tình trạng sụt giảm dân nhập cư đặt thành phố trước những vấn đề nan giải.TPHCM có còn là “miền đất hứa”?Thực tế, lượng người nhập cư vào TPHCM trong năm 2024 cũng không hơn gì so...

Người nặng lòng với kiến trúc đô thị

(LĐXH) - Nhà báo, kiến trúc sư (KTS) Phạm Thanh Tùng là chuyên gia có uy tín, luôn nặng lòng với kiến trúc đô thị. Ông luôn có cái nhìn, sự phản biện xác đáng, đóng góp cho sự phát triển đô thị trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan.KTS Phạm Thanh Tùng (SN 1949, quê Hưng Yên), sống và làm việc tại Hà Nội. Ông là con trai nhà thơ Xuân Thiêm - thành viên sáng lập...

Xuất khẩu lao động bứt phá nhưng vẫn còn điểm yếu về ngoại ngữ, kỷ luật

(LĐXH) - Với hơn 158.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, 2024 được coi là năm thành công với công tác xuất khẩu lao động. Nhưng điểm yếu của lao động Việt Nam vẫn là ngoại ngữ và ý thức kỷ luật. Mở rộng thêm nhiều thị trường thu nhập cao, điều kiện làm việc tốtTheo số liệu thống kê từ các doanh nghiệp, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2024...

Việt Nam tăng 11 bậc về chỉ số hạnh phúc

(LĐXH) - Những năm gần đây, xếp hạng chỉ số hạnh phúc của Việt Nam trên thế giới đã tăng vượt bậc. Điều này không chỉ minh chứng cho nỗ lực bảo đảm quyền con người mà còn thể hiện sự tin tưởng của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.Chỉ số hạnh phúc tăng 11 bậcVới quan điểm “dân là gốc”, mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền...

Kinh nghiệm đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai của các nước

(VTE) - Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống giáo dục đã được nhiều quốc gia triển khai thành công. Hà Lan, Singapore, Malaysia... là những điển hình trong việc xây dựng chính sách ngôn ngữ hiệu quả. Việt Nam có thể học hỏi từ kinh nghiệm của những quốc gia này để áp dụng vào thực tiễn.Hà Lan: Hơn 95% người dân sử dụng tiếng Anh thành thạo Năm 2024, Hà Lan một lần...

Bài đọc nhiều

Đụng đâu vướng đó, khó hoàn thành tiến độ!

Thiếu đủ thứ…Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo của công ty tham gia gói thầu (xin giấu tên) cho biết: Tại dự án này, có 3 nhà thầu chính là Công ty TNHH Xây dựng Đức Nhanh, Công ty CP Đầu tư Xây dựng...

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ đêm 29/10 đến sáng ngày 31/10, từ Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-150mm, có nơi trên 200mm; mưa...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Cùng chuyên mục

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Các phương thức truyền thông mới và ứng dụng trong công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Phát triển truyền thông đa kênh trong lĩnh vực đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam là một giải pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức, bảo vệ quyền con người, đồng thời phản bác các thông tin sai lệch.

Tết ấm áp đến với trẻ em vùng cao Quảng Trị và Quảng Ngãi

Trong hai ngày 21 và 24/1, tổ chức Zhi Shan Foundation đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” dành cho 3.000 trẻ em vùng cao tại huyện Đakrông (Quảng Trị) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Chương trình mang đến cho các em bữa tất niên đặc biệt tại trường với nhiều món ăn phong phú. Ngoài bữa ăn,...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Để trẻ em Việt Nam có một tuổi thơ hạnh phúc

Sáng nay (23/1), Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Hội thảo công bố kết quả điều tra lao động trẻ em năm 2023 tại Hà Nội.

Mới nhất

Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. Tin mới y tế ngày 22/1: Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễmTheo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong...

EVNCPC có 5 công trình đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2024

DNVN - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa công bố kết quả giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2024. Tổng công...

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm...

Mới nhất