Trang chủNewsThời sựTham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của...

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc


Các Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành và Hoa Ry đồng chủ trì thảo luận
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành và Hoa Ry đồng chủ trì buổi thảo luận

Đánh giá của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho thấy, mặc dù rất cần thiết phải được ban hành, nhưng dự án Luật về lĩnh vực dân tộc rất khó về xác định phạm vi, đối tượng điều chỉnh, mục tiêu của dự án Luật; đồng thời cũng có nhiều vấn đề mới trong nội dung.

Tại Hội thảo khoa học “Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc” do Hội đồng Dân tộc tổ chức đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, tham góp ý kiến vào dự thảo Luật, chuyên gia độc lập Nguyễn Đức Lam cho biết, nhiều văn bản Luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam như: Bộ Luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Di sản văn hóa… đã có một số nội dung cụ thể hóa các quy định tại Điều 5 của Hiến pháp 2013; thể hiện quyền bình đẳng của các dân tộc, nguyên tắc đoàn kết, tôn trọng nhau, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc. Hiến pháp 2013 cũng đã nhấn mạnh trách nhiệm của Nhà nước ban hành, thực hiện những chính sách phù hợp đối với các DTTS.

“Các DTTS trong quá trình phát triển gặp những thách thức, khó khăn mà nếu chỉ áp dụng những chính sách chung, thì khó được khắc phục, cải thiện. Để hỗ trợ đồng bào các DTTS thực hiện quyền bình đẳng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, Nhà nước cần dành nhiều ưu tiên trong triển khai các chính sách phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS”, ông Lam nhấn mạnh.

Chuyên gia độc lập Nguyễn Đức Lam.
Chuyên gia độc lập Nguyễn Đức Lam.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, hiện chưa có bất kỳ luật nào điều chỉnh các vấn đề chung về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, các chính sách cho vùng DTTS và miền núi. Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ vẫn là văn bản pháp lý cao nhất về công tác dân tộc;…

Khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng, ban hành Luật về lĩnh vực công tác dân tộc, chuyên gia độc lập Nguyễn Đức Lam cho rằng, về nội dung, dựa án luật cần cụ thể hóa quy định tại Điều 5, Hiến pháp 2013 về bảo đảm sự thống nhất của các dân tộc; bảo đảm bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm các hành vi kỳ thị, chỉa rẽ dân tộc

“Nội dung của dự án luật cũng cần quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các DTTS phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước. Hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đồng bào DTTS phải toàn diện, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng và tinh thần tự lực của đồng bào”, ông Lam kiến nghị.

TS. Trần Thị Yên, Trưởng Ban Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc, Viện Khoa học giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
TS. Trần Thị Yên, Trưởng Ban Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc, Viện Khoa học giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Đồng quan điểm cần phải thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc, TS. Trần Thị Yên, Trưởng Ban Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc, Viện Khoa học giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khẳng định, hIện nay, Luật Giáo dục nhiều điểm liên quan đến đồng bào DTTS chưa được thực hiện như tinh thần của Hiến pháp năm 2013 mà chỉ mang tính đặc thù. Vì vậy, cần điều chỉnh những vấn đề này trong Luật về lĩnh vực dân tộc sẽ tạo sự thống nhất, điều kiện phát triển bền vững giáo dục vùng DTTS, củng cố lòng tin của đồng bào DTTS với chủ trương của Đảng, Hiến pháp, Pháp luật và chính sách của Nhà nước. 

Để thể chế hóa một cách đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng về giáo dục dân tộc, TS. Yên cho rằng, trong dự án Luật về lĩnh vực dân tộc, cũng cần quy định nội dung chính sách hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên người DTTS và các chính sách liên quan; qui định về hệ thống trường, lớp ở vùng DTTS; quy định về tiếng nói, chữ viết các DTTS;… 

TS. Nguyễn Khánh Phương, Viện trưởng Viện Chiến lược y tế (Bộ Y tế) tham gia tham luận
TS. Nguyễn Khánh Phương, Viện trưởng Viện Chiến lược y tế (Bộ Y tế) tham gia tham luận

Đóng góp nội dung trong lĩnh vực Y tế, TS. Nguyễn Khánh Phương, Viện trưởng Viện Chiến lược y tế (Bộ Y tế) nhìn nhận, những năm qua, Nhà nước đã có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; nhiều bộ luật cũng có các quy định liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS.

“Tuy nhiên, hiệu quả triển khai các chính sách về chăm sóc sức khỏe đối với đồng bào DTTS chưa đạt được như kỳ vọng. Khoảng cách chênh lệch trong chăm sóc sức khỏe giữa các vùng miền và nhóm dân tộc còn cao; cơ sở vật chất y tế ở vùng DTTS và miền núi còn thiếu, chưa đồng bộ, trang thiết bị y tế nghèo nàn, thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế;…”, TS. Phương cho biết.

Khẳng định sự cần thiết ban hành Luật về lĩnh vực dân tộc, TS. Nguyễn Khánh Phương cho rằng, nội dung dự án Luật cần thể hiện rõ về quyền được chăm sóc sức khỏe của đồng bào DTTS, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, miền và các nhóm dân cư (cụ thể là đồng bào DTTS).

“Ngoài ra, Luật cần thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của Nhà nước, chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể và người dân trong công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS; Lâu nay, chúng ta chỉ  thực hiện cơ chế đặc thù đối với các chính sách chăm sóc sức khỏe đồng bào DTTS ở vùng khó khăn, điều này khác với HIến pháp 2013 về đồng bào DTTS được thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Do vậy, Luật về lĩnh vực dân tộc có thể điều chỉnh làm rõ nội dung, điều mục nhằm thể chế hóa chính sách đối với đối tượng được quyền thụ hưởng chính sách y tế. ”, TS. Phương khuyến nghị.

Tham dự và đóng góp ý kiến tại Hội thảo khoa học này, ông Ksor Phước, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội cho rằng, nhìn từ thực tế, dù chúng ta có Hiến pháp 2013, Bác Hồ ban hành có Sắc lệnh về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; cùng một hệ thống văn bản, chính sách cụ thể về dân tộc đã được ban hành bao phủ trên hầu hết các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Song do chúng ta nhìn nhận và cách làm không được rõ ràng, ví dụ như việc xác định, phân định về thành phần DTTS. Ngay khái niệm về người bản địa, thì có thể hiểu là họ ở đây từ rất lâu, trước khi có nhà nước, hoặc mới có nhà nước…

Ông Ksor Phước, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội phát biểu làm rõ thêm một số cơ sở lý luận trong dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc
Ông Ksor Phước, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội phát biểu làm rõ thêm một số cơ sở lý luận trong dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Do vậy, việc xây dựng Luật phải căn cứ vào đặc điểm lịch sử DTTS, trong đó, trước tiên là xác định đặc điểm chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ví dụ như là có ngôn ngữ chung, di sản văn hoá các dân tộc thiểu số cũng là di sản văn hoá dân tộc Việt Nam; cùng một Tổ quốc, cùng trách nhiệm, nghĩa vụ đối với Quốc gia.

Theo ông Ksor Phước, trên thực tế, nói đến DTTS, người ta thường nghĩ ngay đến họ là đối tượng nghèo; cộng đồng yếu thế nhất; là đối tượng dễ bị tổn thương; là những đối tượng dễ bị đối xử bất bình đẳng…; Do vậy, luật điều chỉnh gì để hạn chế những vấn đề này, đảm bảo tất cả các dân tộc đoàn kết bình đẳng, cùng tiến bộ.

Chúng ta phải rà lại tất cả các luật, những nội dung liên quan đến đồng bào DTTS, việc xây dựng Luật dân tộc, phải đạt mục tiêu là bình đẳng trên tất cả các lĩnh vực, các mặt cuộc sống, phải phát huy được nội lực để phát triển chứ không chỉ là giúp đỡ. Xác định Luật là cơ sở pháp lý cao nhất để đồng bào thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. 

Dựa trên các nguyên tắc cơ bản là đảm bảo: điều kiện nơi sinh sống của đồng bào DTTS phải tốt hơn nơi cũ; Tạo điều kiện để bà con dân tộc tiếp cận, hội nhập với hàng hóa lớn, hội nhập quốc tế, để bà con không đứng ngoài sự phát triển chung của đất nước; phải làm sao khuyến khích để bảo vệ, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, coi đó là tinh túy của văn hóa Việt Nam; Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, không chăm lo sẽ dễ bị tụt hậu, chỉ có con đường khoa học kỹ thuật là con đường tiến lên, rút ngắn sự phát triển, vươn lên hội nhập với quốc tế. Đồng thời, đặc biệt quan tâm đến bình đẳng về chính trị…

Theo ông Sơn Phước Hoan, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, cho rằng, cần kế thừa những vấn đề đã nghiên cứu, để tránh việc dự Luật không chồng chéo và phải đồng bộ. Đồng thời, phải quy định rõ các cấp cho cơ quan quản lí về công tác dân tộc. Chính sách dân tộc nên lấy đồng bào dân tộc làm trung tâm, để thực hiện chính sách đồng đều đối với mọi địa bàn.

Ông Sơn Phước Hoan, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tham gia ý kiến
Ông Sơn Phước Hoan, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tham gia ý kiến

Đặc biệt, tránh việc sung đột chính sách, Luật về lĩnh vực dân tộc cần làm rõ để không phải lúng túng khi triển khai. Trong công tác phối hợp cần nêu rõ cơ quan nào là chủ trì để rõ vai “nhạc trưởng” khi giải quyết các sự việc xảy ra trong thực tế tại mỗi địa phương.

Về tên gọi của dự Luật về lĩnh vực dân tộc, nhiều đại biểu thống nhất đề tên Luật Dân tộc. Đại biểu Danh Út, nguyên Phó Chủ tịch HĐDT nêu ý kiến, để bám vào trọng tâm mà yêu cầu đặt ra, thì theo ông nên ngắn gọn tên gọi là “Luật Dân tộc”. 

Hoà thượng Danh Lung, phát biểu đồng thuận việc định hướng tên gọi Luật Dân tộc
Hoà thượng Danh Lung, phát biểu đồng thuận việc định hướng tên gọi Luật Dân tộc

Đồng quan điểm với ông Danh Út, Hoà thượng Danh Lung, Phó ban Hoằng pháp TW GHPGVN, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer, Phó Trưởng ban Giáo dục Phật giáo T.Ư, trụ trì chùa Candaransi, nêu rõ: Thống nhất với tên gọi Luật Dân tộc, đối tượng áp dụng là DTTS. Hòa thượng cũng cho rằng, việc xây dựng những nội dung, điều luật, những vấn đề thể hiện trong Luật phải thể hiện được cho đối tượng là đồng bào dân tộc.

Ngoài các ý kiến trên, Hội thảo cũng được nghe rất nhiều ý kiến tham góp của các đại biểu nhằm làm rõ những vấn đề tồn tại, bấp cập trong hệ thống chính sách dân tộc hiện hành cần điều chỉnh, thống nhất, qua đó để thấy được vì sao phải có Luật về lĩnh vực dân tộc… 

Phát biểu kết thúc Hội thảo, ông Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đã cảm ơn, đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết trách nhiệm xung quanh các vấn đề xây dựng Luật về lĩnh vực dân tộc. Trên cơ sở những thông tin, đóng góp quan trọng này, Hội đồng Dân tộc tiếp tục rà soát bổ sung; đồng thời tiếp tục có những hội thảo chuyên đề sâu hơn để có từng bước hoàn thiện hồ sơ dự thảo Luật…

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội: Tổ chức Hội thảo khoa học: ‘Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc’





Nguồn: https://baodantoc.vn/tham-gop-y-kien-the-che-hoa-day-du-chu-truong-cua-dang-ve-linh-vuc-cong-tac-dan-toc-1726803247012.htm

Cùng chủ đề

Không gian văn hóa Tết các dân tộc

Trong không khí đón Xuân Ất Tỵ, ngày 27/1, tại khu vực Cung Quy hoạch Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long diễn ra sự kiện “Không gian Văn hóa Tết các dân tộc tỉnh Quảng Ninh”. Đây là chương trình ý nghĩa, đặc sắc thu hút đông đảo người dân, du khách, diễn ra đến hết ngày 3/2. Không gian văn hóa Tết các dân...

Chàng trai vượt qua nghịch cảnh, giành giải ba môn địa lý quốc gia

Bằng không xem khó khăn là cái cớ để sao nhãng việc học tập, mà đã biến thành động lực vươn lên và xuất sắc trở thành học sinh đoạt giải 3 môn địa lý trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 - 2025. ...

“Nét Việt Nam” – Khát vọng khơi dậy tình yêu văn hóa lịch sử trong Gen Z

(CLO) Ngày 22/1, tại Hà Nội, dự án “Nét Việt Nam” đã được ra mắt với mục tiêu bảo tồn những giá trị văn hóa đang đứng trước nguy cơ mai một, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại các vùng nông thôn. ...

Kiểm tra tuyển sinh vào 11 trường nội trú ở miền núi Thanh Hóa

Do có phản ánh về việc tuyển sinh không đúng quy định, nên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa đề nghị ban thường vụ huyện ủy 11 huyện miền núi chỉ đạo kiểm tra công tác tuyển sinh vào trường nội trú. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bình Định: Khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo, gia đình chính sách

Ngày 9/2, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định phối hợp các huyện, thị xã, thành phố đồng loạt triển khai Lễ khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách người có công trên địa bàn tỉnh.Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đảm bảo hiệu năng, hiệu lực,...

Thanh Hóa: Bảo tồn dược liệu quý dưới tán rừng –Tạo sinh kế bền vững cho người dân miền núi

Với những cánh rừng trải dài hơn 648.370 ha, Thanh Hóa không chỉ là “lá phổi xanh” của vùng Bắc Trung bộ mà còn ẩn chứa nguồn tài nguyên dược liệu vô giá. Từ những loài cây có mặt trong các bài thuốc cổ truyền của dân tộc đến những loại dược liệu quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực bảo tồn và phát triển, biến thách thức thành cơ hội...

Lào Cai: Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả sau sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; đến thời điểm này, tỉnh Lào Cai đã cơ bản xây dựng xong phương án tổng thể sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trên địa bàn.Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh...

Gần 10.700 doanh nghiệp “khởi động” trong năm mới

Trong tháng đầu năm 2025, cả nước có gần 10.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký gần 94.100 tỉ đồng.Sáng 6/2, tại thôn Kon Rlong, xã Đăk Kôi, UBND huyện Kon Rẫy (Kon Tum) tổ chức Lễ ra quân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang và lãnh đạo tỉnh, huyện đã đến...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủNgày...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Ngày nắng nóng, chỉ số UV ở mức nguy hiểm

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hôm nay, thời tiết TP HCM sáng sớm se lạnh, dần về trưa chiều nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy hiểm ...

Năm 2025 tuổi nghỉ hưu của người lao động là bao nhiêu?

Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của người lao động tiếp tục tăng theo lộ trình, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa lao động nam và nữ. Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định sẽ được hưởng lương hưu khi đạt tuổi nghỉ hưu. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh...

Hành trang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho TPHCM và Đông Nam Bộ

(Dân trí) - Những di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn mãi, là nguồn động lực lớn để đất nước, trong đó có TPHCM và vùng Đông Nam Bộ vượt qua bất kỳ khó khăn, thách thức nào.   Trong 13 năm giữ cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần vào TPHCM thăm và làm việc. Ngoài những chỉ đạo, định hướng trực tiếp cho Đảng bộ...

Cùng chuyên mục

Xử lý tài xế xe tải cố tình chạy “rùa bò”, ép xe phía sau

(NLĐO) – Tài xế cho xe chạy rùa bò là để "trả thù" người điều kiện xe tải trước đó không cho xe của mình vượt lên. ...

CSGT Hà Nội bác thông tin “dừng xe mặc áo mưa bị phạt 14 triệu”

Theo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, thông tin trên mạng xã hội về việc "dừng xe máy mặc áo mưa có thể bị phạt tới 14 triệu đồng" là không chính xác. ...

Bình Định: Khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo, gia đình chính sách

Ngày 9/2, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định phối hợp các huyện, thị xã, thành phố đồng loạt triển khai Lễ khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách người có công trên địa bàn tỉnh.Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đảm bảo hiệu năng, hiệu lực,...

Thủ tướng: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi khảo sát hai dự án đường bộ quan trọng trên địa bàn là đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh và cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, động viên lực lượng thi công và tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án. ...

Tạo sự chủ động hơn cho các địa phương

Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, theo TS Nguyễn Đức Kiên - nguyên Tổ trưởng Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, việc mở rộng áp dụng các cơ chế chính sách đặc thù như tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, tăng cường phân cấp phân quyền về các địa phương hay đơn giản hóa thủ tục hành chính cần phải làm. Dưới đây là trao đổi của TS Nguyễn Đức Kiên...

Mới nhất

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy...

Chỉ trong 1 tháng, cà phê xuất khẩu đạt mức kỷ lục, lần đầu vượt rau quả, thủy sản

Giá cà phê tháng 1 tăng hơn 78% so với cùng kỳ năm 2024, đẩy cà phê xuất khẩu lên 763 triệu USD, mức kỷ lục lịch sử chỉ trong 30 ngày. ...

Sau Tết, lãi suất nhiều ngân hàng biến động trái chiều

Ngay trong tuần làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, lãi suất tại nhiều ngân hàng đã có những biến động trái chiều. Trong khi một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất để thu hút dòng tiền nhàn rỗi, nhiều đơn vị khác lại giảm nhẹ nhằm tối ưu chi phí vốn.

Tạo sự chủ động hơn cho các địa phương

Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, theo TS Nguyễn Đức Kiên - nguyên Tổ trưởng Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, việc mở rộng áp dụng các cơ chế chính sách đặc thù như tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, tăng cường phân cấp phân quyền về các địa phương hay...

Mới nhất