Trang chủDi sảnThái Miếu, Đại Nội Huế sẽ được tu bổ, tôn tạo thế...

Thái Miếu, Đại Nội Huế sẽ được tu bổ, tôn tạo thế nào?


VHO – Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế vừa khởi công triển khai dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1” sau nhiều năm di tích này bị xuống cấp, hiện trạng hoang tàn. Trong đợt này của giai đoạn 1, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ dành 52 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để triển khai dự án.

 

 Thái Miếu, Đại Nội Huế sẽ được tu bổ, tôn tạo thế nào? - ảnh 1
Khu nhà 5 gian được Hội đồng Nguyễn Phước tộc xây dựng lại trên nền móng Thái Tổ Miếu cũ sẽ được hạ giải, đánh giá và lưu giữ các cấu kiện gốc

 Di tích Thái Miếu nằm ở phía Đông Nam của Hoàng thành Huế, được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1804, là nơi thờ 9 chúa Nguyễn. Công trình này đối xứng với Thế Miếu ở góc Tây Nam, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn.

Là những công trình có quy mô nhất

Tổng thể của di tích Thái Miếu là một tổ hợp kiến trúc với hơn 10 hạng mục công trình được xây dựng trên khuôn viên hơn 14.900m2. Trong đó, công trình chính Thái Tổ Miếu có kiến trúc gỗ được xây dựng theo lối nhà kép “trùng thiềm điệp ốc”, và là công trình gỗ quy mô lớn nhất trong Hoàng thành Huế với tiền điện có 15 gian hai chái, chính điện 13 gian hai chái. Trong năm miếu thờ ở Hoàng thành Huế, Thái Miếu là di tích được xây dựng sớm nhất và có quy mô lớn nhất.

 Thái Miếu, Đại Nội Huế sẽ được tu bổ, tôn tạo thế nào? - ảnh 2
Thái Miếu Môn (cổng vào Thái Miếu) có diện tích 54m2 sẽ được bảo tồn

Trải qua nhiều biến động của lịch sử, di tích Thái Miếu đã bị phá hủy vào năm 1947. Năm 1972, bà Từ Cung (tức Đoan Huy Hoàng Thái hậu) cùng con cháu Nguyễn Phúc tộc đã quyên góp kinh phí và xây dựng lại công trình chính của Thái Miếu với quy mô nhỏ hơn ngay trên nền của công trình cũ. Tuy nhiên, nhiều năm qua, công trình này cũng bị xuống cấp, hoang tàn, gần sụp đổ. Nhiều công trình khác trong khuôn viên di tích cũng vào cảnh tương tự, gần như không mấy du khách biết đến. Bài vị của các chúa Nguyễn cũng được đưa đến Triệu Miếu (nằm phía Bắc của Thái Miếu) để thờ cúng.

Theo đại diện Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, mặc dù phần lớn các công trình trong cụm di tích này đã bị phá hủy, nhưng căn cứ vào các miêu tả bằng chữ viết và hiện trạng nền móng đang còn tồn tại, công tác phục hồi được tiến hành sẽ tái hiện toàn bộ một miếu thờ quan trọng bậc nhất dưới triều Nguyễn. Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1” được triển khai sẽ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới. Khu vực Thái Miếu hoàn thiện sẽ phục dựng lại các nghi thức lễ tế, tái hiện lại một phần di sản phi vật thể đang được lưu truyền và sẽ là hạt nhân trong việc khai thác du lịch của khu vực Thái Miếu – Triệu Miếu, vốn bị để ngỏ suốt thời gian dài do sự xuống cấp của các công trình.

Trước đó, năm 2021, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua Nghị quyết số 35/NQ-HĐND về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1” với tổng kinh phí 272,7 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương và nguồn vốn hợp pháp khác. Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 của Thừa Thiên Huế, dự án này được bố trí 100 tỉ đồng, gồm 50 tỉ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương và 50 tỉ đồng từ nguồn thu phí tham quan di tích. Tuy nhiên, do dự án không kịp thời được phê duyệt trong năm 2021 và 2022 nên nguồn dự phòng của Trung ương đã hủy dự toán và thu hồi. Cuối năm 2023, để triển khai bảo tồn tu bổ di tích Thái Miếu, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Nghị quyết điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn của dự án là từ ngân sách tỉnh.

 Thái Miếu, Đại Nội Huế sẽ được tu bổ, tôn tạo thế nào? - ảnh 3
Cảnh hoang tàn ở di tích Thái Miếu, Đại Nội Huế. Trong ảnh là 2 cửa Diên Hy Môn và Quang Hy Môn

Bao giờ mới được phục dựng?

Tuy nhiên, mức kinh phí cho dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1” đợt 1 lần này là 52 tỉ đồng nên phạm vi thực hiện chủ yếu tập trung đầu tư vào các công trình đang xuống cấp nghiêm trọng có thể sập đổ bất cứ lúc nào và ưu tiên xóa bỏ không gian hoang phế trong khu vực tôn nghiêm của Thái Miếu.

Cụ thể, đối với công trình di tích Thái Tổ Miếu hiện hữu, sẽ hạ giải, phân loại đánh giá và bảo quản, lưu giữ hiện vật thuộc công trình. Công trình này có diện tích 1.917m2 (71m x 27m), hạ giải hệ thống lan can, tường móng mặt Nam, di chuyển toàn bộ hệ thống cây xanh và vật liệu không đúng vị trí, sai quy cách ra khỏi khu vực nền Thái Tổ Miếu, trang trí ô hộc lát đá Thanh bó vỉa khu vực tiền điện. Đồng thời tu bổ, phục hồi các mặt tường móng xung quanh; gia cố toàn bộ hệ thống chân tảng, cân chỉnh hệ thống chân tảng; chống mối nền và đổ bê tông nền cho công trình.

Di tích Thái Miếu Môn (có diện tích 54m2) sẽ được gia cố nền móng, chống ẩm nền; cân chỉnh và tu bổ phần nền, bậc cấp bên trong và bên ngoài cổng. Bóc tách phần vữa bị mủn mục, tô trát phục hồi bằng vữa tam hợp, bả màu hoàn thiện. Phục hồi hệ mái, phục hồi các họa tiết trang trí. Phục hồi hệ thống cửa bằng gỗ nhóm II, chống mối cho cấu kiện gỗ. Dự án của giai đoạn này cũng sẽ bảo tồn, tu bổ, phục hồi hệ thống cổng và tường thành trong khu vực Thái Miếu bao gồm: Diên Hy Môn, Quang Hy Môn, Túc Tướng Môn, Hiển Thừa Môn. Bảo vệ vết tích nền với tổng diện tích 1.078m2 của các công trình Tả Tùng Tự, Hữu Tùng Tự, Mục Tư Điện; Thổ Công Từ và Tuy Thành Các. Đồng thời, tu bổ và phục hồi sân nền, đường dạo và lắp đặt hệ thống cấp điện, cấp thoát nước trong khu vực di tích Thái Miếu. Quy hoạch và bảo tồn các cây cổ thụ hiện hữu, tôn tạo cảnh quan và hệ thống cây xanh trong khu vực…

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, đợt 1 của dự án sẽ được triển khai trong gần 4 năm, do Công ty cổ phần Tu bổ di tích Trung ương – Vinaremon thi công. Dự án hoàn thành trong đợt này sẽ là một điểm tham quan về cảnh quan; còn quy mô của công trình Thái Tổ Miếu sẽ được phục dựng khi có đủ điều kiện. 



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/thai-mieu-dai-noi-hue-se-duoc-tu-bo-ton-tao-the-nao-110014.html

Cùng chủ đề

Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của Cố đô Huế

Với công nghệ hiện đại kết hợp định danh số Nomion, chip NFC và “hộp mù,” dự án Đế đô Khảo cổ ký hứa hẹn giúp nâng cao giá trị các di sản văn hóa tại Cố đô Huế. Ngày 18/12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Thừa Thiên-Huế, phối hợp với Công ty Comicola và Phygital Labs ra mắt khu vực trải nghiệm và giới thiệu dự án...

Ứng dụng công nghệ số để khám phá di sản Điện Thái Hoà

(CLO) Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa triển khai trạm tương tác thông minh nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo khi tham quan Điện Thái Hoà. ...

Hậu duệ vua Hàm Nghi trao tặng các kỷ vật quý cho Huế

VHO - Ngày 5.11, các hậu duệ của vua Hàm Nghi đã trao tặng những kỷ vật quý mà ông từng sử dụng cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Qua đó, góp phần đa dạng và phong phú cho không gian trưng bày về vua Hàm Nghi tại Huế. Những kỷ vật hiến tặng minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Tỉnh Thừa Thiên Huế và...

Khởi công trùng tu di tích Thái Miếu ở Đại Nội Huế

(CLO) Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế vừa tổ chức khởi công trùng tu di tích Thái Miếu, nơi thờ 9 chúa triều Nguyễn, với kinh phí 52 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Bảo tồn, phát huy giá trị chuẩn mực trong thực hành Di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện những hiện tượng không đúng chuẩn mực, làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa, di sản cũng như các nghệ nhân uy tín, gắn bó lâu năm với di sản đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có những không gian, hoạt động thực hành chuẩn mực, góp phần tôn vinh giá trị di sản. Bảo...

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Đảng Cộng sản Việt Nam – Những mốc son lịch sử“

VHO - Sáng nay 16.1 tại Hà Nội, trưng bày chuyên đề "Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp tổ chức đã khai mạc. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương dự và cắt băng khai mạc trưng bày. Nhiều tài liệu, hiện vật quý, tiêu biểu trong phần nội dung này như các đồng chí Lãnh...

Tự hào nghề muối Sa Huỳnh

VHO - Nghề làm muối Sa Huỳnh ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghề này đã có lịch sử hàng trăm năm và trở thành một nghề truyền thống, văn hóa đặc trưng của địa phương. Hiện nay, đồng muối Sa Huỳnh có tổng diện tích khoảng 106 ha với hơn 560 hộ diêm dân thuộc 3 tổ dân...

Chuyện về ba chiếc xe ô tô từng phục vụ Bác Hồ được công nhận là Bảo vật quốc gia

VHO - Nhằm tôn vinh giá trị di sản vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho quốc gia, dân tộc, vào ngày 19.1.2025, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ trang trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia với ba chiếc xe ô tô đã từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Trung ương thống nhất tinh gọn bộ máy còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc

Số nhân sự cấp trưởng cũng giảm tương ứng với số đầu mối đã giảm, gồm giảm 5 bộ trưởng, 3 thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ, 13 tổng cục trưởng, 519 cục trưởng, 219 vụ trưởng... ...

Giá vàng hôm nay, 25-1: Tăng mạnh

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay lại lao lên sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu sớm giảm thêm lãi suất ...

Thủ tướng sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nhà ở xã hội; Hà Nội dẫn đầu về tốc độ tăng giá chung...

Thủ tướng sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nhà ở xã hội vào cuối tháng 1; giá chung cư Hà Nội tăng đến 50% sau 1 năm, diện tích đất tăng thêm so với sổ đỏ có phải nộp thuế không?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

75 năm quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: chặng đường nhiều thành tựu và dấu ấn quan trọng

Tối 24/1, tại thủ đô Bắc Kinh, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và Hội hữu nghị Đối ngoại Nhân dân Trung Quốc cùng phối hợp tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025). Tham dự buổi lễ,...

Không phải thời hiện đại, loài người từng có “đại nhảy vọt” về công nghệ từ 900.000 năm trước?

Phát hiện tại El Barranc de la Boella không chỉ là bằng chứng về sự tiến hóa công nghệ mà còn cho thấy khả năng tư duy mô hình hóa – một bước tiến lớn trong nhận thức của...

Mới nhất