Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTết Nguyên đán và giá trị bền vững của gia đình Việt

Tết Nguyên đán và giá trị bền vững của gia đình Việt

(VTE) – Mỗi dịp Tết đến, xuân về là “cơ hội vàng” để khẳng định giá trị gia đình và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Người Việt vươn xa trong thời kỳ toàn cầu hóa

Tết Nguyên đán và giá trị bền vững của gia đình Việt - 1
Từ bao đời nay, Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất của người Việt (Ảnh: Trần Hạnh).

Toàn cầu hóa đã mở ra cơ hội để người Việt tiếp cận với thế giới rộng lớn. Với khát khao học hỏi, nhiều người Việt đã di cư đến các châu lục như châu Mỹ, châu Âu, châu Úc để học tập và làm việc. Hiện nay, có hơn 5 triệu người Việt đang sinh sống, lao động tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Sự kết nối toàn cầu thông qua công nghệ và Internet giúp người Việt nhanh chóng tiếp cận tri thức và giá trị văn hóa mới. Một thế hệ “công dân toàn cầu” người Việt đã ra đời.

Nhiều trẻ em gốc Việt được sinh ra ở nước ngoài, nói thành thạo nhiều ngôn ngữ và hòa nhập sâu vào môi trường quốc tế. Họ không chỉ tích lũy kiến thức, kỹ năng mà còn góp phần làm giàu cho đất nước bằng chính những thành quả từ lao động, học tập nơi xứ người.

Dù ở đâu, người Việt vẫn luôn hướng về quê hương, duy trì bản sắc văn hóa và ngôn ngữ mẹ đẻ. Các gia đình Việt kiều ở Mỹ, Đông Âu, Úc… vẫn dạy con nói tiếng Việt. Các lớp, các trường phổ thông Việt Nam đã được xây dựng và hoạt động ở nhiều nơi.

Những giá trị truyền thống vốn là cốt lõi của gia đình Việt được duy trì và lưu truyền trong những gia đình Việt kiều. Đây chính là sợi dây gắn kết cộng đồng người Việt với quê nhà, giúp họ duy trì bản sắc văn hóa dù sống trong môi trường đa dạng của toàn cầu hóa.

Tết Nguyên đán cổ truyền đã được quốc tế hóa

Từ bao đời nay, Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất của người Việt. Đây không chỉ là dịp nghỉ ngơi, hướng về tổ tiên mà còn là cơ hội thắt chặt các mối quan hệ gia đình, họ hàng.

Tết Nguyên đán và giá trị bền vững của gia đình Việt - 2
Phong tục chúc Tết của người Việt được đúc kết trong câu nói: “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” (Ảnh: TL).

Tuy nhiên, đối với người Việt sống ở nước ngoài, việc đón Tết đôi khi gặp không ít trở ngại. Nhiều quốc gia không công nhận Tết Nguyên đán là ngày nghỉ lễ, khiến cộng đồng người Việt phải cân đối giữa công việc và phong tục truyền thống.

Một dấu mốc quan trọng đã đến vào ngày 22/12/2023, khi Đại Hội đồng Liên hợp quốc chính thức thông qua nghị quyết công nhận Tết Nguyên đán là ngày nghỉ lễ hằng năm.

Nghị quyết này không chỉ khẳng định giá trị văn hóa đặc biệt của Tết Nguyên đán mà còn khuyến khích các cơ quan Liên hợp quốc không tổ chức họp vào ngày đầu năm Âm lịch. Đây là bước tiến lớn, giúp quốc tế hóa Tết cổ truyền và tạo điều kiện để người Việt toàn cầu đón Tết một cách trang trọng và ý nghĩa hơn.

Tết là dịp để kết nối và gìn giữ giá trị gia đình

Tết Nguyên đán từ lâu đã trở thành thời điểm để người Việt đoàn tụ, gắn kết gia đình và thể hiện tình yêu thương.

Những phong tục như gói bánh chưng, cúng gia tiên, chúc Tết, mừng tuổi… không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là cách để mỗi thành viên bày tỏ lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ. Bữa cơm sum họp ngày đầu năm là khoảnh khắc không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt.

Với người Việt ở nước ngoài, khát vọng được về quê hương đón Tết luôn cháy bỏng. Các sân bay lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng thường đông nghịt người trong dịp này.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội về Việt Nam. Đối với những người ở lại, họ mang không khí Tết cổ truyền đến nơi xa xứ bằng cách tổ chức lễ hội, bày biện hoa đào, hoa mai và chuẩn bị các món ăn truyền thống. Một số gia đình thậm chí bao cả nhà hàng hoặc hội trường lớn để cộng đồng người Việt cùng nhau đón xuân.

Điều đặc biệt là thế hệ trẻ người Việt ở nước ngoài – Thế hệ công dân toàn cầu đã tìm cách bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống. Họ sử dụng công nghệ để thu hẹp khoảng cách địa lý, lưu giữ phong tục qua các bộ phim, bài hát mang âm hưởng dân gian.

Dù sống giữa dòng chảy hiện đại của toàn cầu hóa, bản sắc văn hóa Việt vẫn được gìn giữ một cách trọn vẹn.

Toàn cầu hóa vừa mở ra những cơ hội lớn, vừa đặt gia đình Việt Nam trước nhiều thách thức. Tuy vậy, với bản lĩnh kiên cường và ý thức gìn giữ văn hóa, người Việt vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống, biến gia đình thành “pháo đài” vững chắc.

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp sum vầy, đoàn tụ mà còn là thời điểm để khẳng định và phát huy những phẩm chất cao đẹp, cốt lõi của người Việt.

Giữa những biến động không ngừng của thế giới, gia đình Việt Nam vẫn là chốn nương tựa vững chãi, nguồn sức mạnh tinh thần cho mỗi con người.

Sự thừa nhận Tết Nguyên đán từ cộng đồng quốc tế đã nâng tầm giá trị lễ hội này, biến nó trở thành biểu tượng văn hóa trường tồn, minh chứng cho sức mạnh gắn kết và ý nghĩa bền vững của gia đình Việt.

Hồ Bất Khuất

Ấn phẩm Vì trẻ em Xuân Ất Tỵ 2025



Nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/nhan-luc/tet-nguyen-dan-va-gia-tri-ben-vung-cua-gia-dinh-viet-20250125093145652.htm

Cùng chủ đề

Tiền đạo giá 2 nghìn tỷ của Man City ghi hattrick trong 15 phút

Sau 4 trận không ghi bàn, tân binh trị giá 75 triệu euro (gần 2 nghìn tỷ đồng) của Man City là Omar Marmoush phải đến lần thứ 5 ra sân mới khai hỏa. Tiền đạo người Ai Cập không chỉ lập công một lần mà có tới 3 cú sút tung lưới Newcastle United trên sân vận động Etihad (Manchester, Anh) tối 15/2. Cú hattrick của Marmoush diễn ra trong chưa đầy 15 phút. Chân sút 26 tuổi...

Mệt mỏi, đau nhức cơ, coi chừng thiếu vitamin này

'Khi thiếu vitamin D, cơ thể sẽ xuất hiện những bất ổn mà người mắc dễ tưởng nhầm là bệnh vặt'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này! ...

Mua tiền ảo, mất tiền thật

Gấp rút gỡ rào cản pháp lý; Mua tiền ảo, mất tiền thật là 2 thông tin đáng chú ý trên Báo Người Lao Động số ra ngày 16 -2. ...

Văn hóa của 54 dân tộc là tài sản vô giá

Ngày 15-2, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quý I: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao do thiếu lao động cục bộ

(LĐXH) - Bộ LĐ-TB&XH dự báo sau Tết Nguyên đán, thị trường lao động sẽ gặp các biến động như một số lực lượng lao động có thể không quay lại do chuyển việc hoặc thay đổi chỗ ở. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ tạm thời và nhu cầu tuyển dụng nhân sự mới trong quý I sẽ tăng cao, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.Tình trạng ngừng việc tập...

Thanh Hóa: Nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng

(LĐXH) - Với nhiều giải pháp, mô hình hay, sáng tạo, các lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng phối hợp với chính quyền địa phương nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ). Các mô hình này giúp người lầm lỡ xóa bỏ mặc cảm, tự ti, sớm trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…Sau 1 năm triển khai, thực hiện công tác xây dựng, nhân rộng mô hình THNCĐ,...

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Năm 2024 đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu

(LĐXH) - Đánh giá về những kết quả đạt được trong năm 2024, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, năm Giáp Thìn đi qua đầy ắp các sự kiện và biến động nhưng chúng ta đã đạt và vượt 13/13 chỉ tiêu... Phát biểu tại buổi gặp mặt đầu xuân (ngày 3/2) với lãnh đạo các đơn vị Vụ, Cục, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, tới đây, việc hợp nhất, sáp nhập các bộ, ngành...

Nhà máy “đỏ lửa”, công trường tất bật ngay đầu năm

(LĐXH) - Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kết thúc, không khí ra quân lao động sản xuất diễn ra khắp nơi, từ trên các công trường, nhà máy đến những cánh đồng. Tất cả người lao động đều mang trong mình những ước mong về một năm bội thu, thắng lợi.Doanh nghiệp ra quân sản xuấtNhững ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quân sản...

Nông dân Hải Dương rộn ràng xuống đồng đầu năm mới

Tranh thủ thời tiết ấm những ngày đầu xuân mới, nông dân nhiều nơi trong tỉnh Hải Dương nô nức xuống đồng gieo cấy để bảo đảm thời vụ. Nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/nhan-luc/nong-dan-hai-duong-ron-rang-xuong-dong-dau-nam-moi-20250203203152625.htm

Bài đọc nhiều

Những ngày đầu năm 2025, thời tiết Hà Nội thế nào?

TPO - Diễn biến thời tiết tại khu vực Thủ đô trong 24 giờ qua duy trì ngày nắng, rét về đêm. Dự kiến trong những ngày đầu năm 2025 mức chênh nhiệt giữa ngày và đêm ở Hà Nội sẽ có biên độ lớn hơn. Mùng 4 Tết, người dân lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại Hà Nội TPO - Còn 1 ngày nữa...

TP.HCM tham gia Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO về điện ảnh

(CLO) TP.HCM đang từng bước hoàn thiện hồ sơ gia nhập Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN) trong lĩnh vực điện ảnh, khẳng định tham vọng trở thành trung tâm điện ảnh sáng tạo của khu vực. ...

NashTech và hành trình ‘25 năm đồng nhịp’

Tháng 1/2025, NashTech đã tổ chức chuỗi sự kiện kỷ niệm 25 năm thành lập với chủ đề "NashTech - 25 năm đồng nhịp" tại 3 văn phòng Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Đây cũng là dịp NashTech tri ân đến nhân viên (gọi là Nasher) đã luôn tận tâm cống hiến, xây dựng niềm tin vững chắc với khách hàng trên toàn cầu, góp phần đưa NashTech trở thành một trong những doanh nghiệp nâng cao vị thế...

TPHCM mây mù, mưa trái mùa trong ngày Valentine 14/2

TPO - Từ sáng sớm ngày 14/2, nhiều nơi tại TPHCM tiếp tục có mưa trái mùa, trời nhiều mây mù, không có nắng. TPO - Từ sáng sớm ngày 14/2, nhiều nơi tại TPHCM tiếp tục có mưa trái mùa, trời nhiều mây mù, không có nắng. Theo ghi nhận của PV, từ sáng sớm ngày 14/2, nhiều nơi ở TPHCM tiếp tục có mưa trái mùa. Lúc gần 7h30 sáng, nhiều nơi ở quận...

Cùng chuyên mục

Tái hiện lễ Kin Chiêng Boọc Mạy đặc sắc của đồng bào Thái xứ Thanh

(Tổ Quốc) - Chiều 15/2, trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến...

Gặp bộ đội hành quân, chị bán hoa quả tại Thái Nguyên đưa cả rổ cam mời

Tay đưa một quả, hai quả… các chú bộ đội đi nhanh quá, chị Tư bê cả rổ cam ra chia. Khoảnh khắc đẹp đó đã thu hút 2,5 triệu lượt xem cùng hàng trăm ngàn lượt thích và bình luận. "Đoàn hôm qua...

Ông nội bệnh nặng tôi không kịp về chăm sóc, nhận được túi vải cũ ông để lại trước lúc mất tôi bật khóc...

Về thăm ông nội lần cuối, tôi bật khóc khi nhận được món quà mà ông để lại cho mình. ...

Đình Đại Phùng nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

(CLO) Đình Đại Phùng là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, độc đáo hiếm thấy ở nước ta, còn giữ nguyên vẹn từ thế kỷ XVII. ...

Sử dụng lao động là người khuyết tật, doanh nghiệp được gì?

Doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động là người khuyết tật trở lên, hoặc sử dụng trên 30% lao động là người khuyết tật sẽ được ưu tiên, hỗ trợ về chính sách. Theo luật sư, hiện chưa có quy định về việc...

Mới nhất

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Trịnh Xuân Trường nhận nhiệm vụ mới

NDO - Chiều 15/2, tại thành phố Lào Cai, đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã trao quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai nhiệm kỳ 2020-2025 cho đồng chí Trịnh Xuân Trường. ...

Thông tin “có thể tự ý điều chỉnh tín hiệu giao thông’ là tin giả

(CLO) Vừa qua, mạng xã hội lan truyền thông tin về một người đàn ông mặc áo đen có thể can thiệp vào hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại...

Tái hiện lễ Kin Chiêng Boọc Mạy đặc sắc của đồng bào Thái xứ Thanh

(Tổ Quốc) - Chiều 15/2, trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du...

Báo Công thương ký kết hợp tác, nâng cao chất lượng tuyên truyền

(CLO) Chiều 15/2, tại Bắc Giang, Báo Công Thương và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về thông tin truyền...

5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. ...

Mới nhất

-->