Trang chủEnterpriseTổng công ty đường sắt Việt NamTàu tốc độ cao “thu nhỏ” nước Pháp

Tàu tốc độ cao “thu nhỏ” nước Pháp

Pháp là nước thứ ba sau Nhật Bản, Italia đầu tư, khai thác đường sắt tốc độ cao, đưa tàu TGV trở thành “niềm tự hào dân tộc”.

“Thu nhỏ” nước Pháp bằng tàu tốc độ cao

Pháp là nước thứ hai tại châu Âu đầu tư, khai thác đường sắt tốc độ cao và cũng giống như Nhật Bản, Italia, xuất phát từ nhu cầu mạng lưới đường sắt thông thường không đáp ứng được nhu cầu.

Theo tìm hiểu của Báo Giao thông, Pháp nghiên cứu, đầu tư đường sắt tốc độ cao trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng thập niên 1970, đường bộ cao tốc phát triển mạnh và đường hàng không ngày càng có nhiều phân khúc giá dễ tiếp cận. Trong khi hệ thống đường sắt truyền thống có thời gian khai thác 150 năm đã xuống cấp, khiến cho vận tải đường sắt không còn là lựa chọn cho nhu cầu đi lại.

Tàu tốc độ cao “thu nhỏ” nước Pháp- Ảnh 1.

Tàu tốc độ cao TGV tại Pháp (Ảnh: internet).

Trước nhu cầu tái cấu trúc không gian phát triển kinh tế, cải thiện khả năng cạnh tranh của đường sắt, Chính phủ Pháp đã quyết định phát triển một tuyến đường sắt tốc độ cao (Train à Grande Vitesse – TGV) trên hành lang đang quá tải là Paris – Lyon.

Năm 1981, Pháp đưa vào khai thác tuyến TGV đầu tiên nối liền Paris và Lyon, tốc độ khai thác 260km/h, tuy nhiên tốc độ thiết kế và chạy thử đạt kỷ lục thế giới ở mức 380km/h. Sự ra đời của TGV mở đầu một giai đoạn phát triển đột phá mới của ngành đường sắt Pháp, TGV đã “thu nhỏ” nước Pháp và thậm chí châu Âu trong bán kính 3-4 giờ đi lại, nối các đô thị lớn của nước Pháp.

Trong giai đoạn 1990-2010, nhiều tuyến TGV trong nước được khánh thành. Trong đó có tuyến Eurostar dài 50km với đường hầm eo biển Manche sang Anh, tuyến Thalys kết nối Bỉ và Hà Lan, nối nước Pháp với châu Âu và nước Anh với thời gian vừa phải, mức độ an toàn cao, chất lượng dịch vụ tốt.

Tàu tốc độ cao của Pháp (TGV) phần lớn tập trung vào phục vụ vận tải hành khách, chỉ một số ít các mặt hàng nhỏ gọn, giá trị cao trước đây được tổ chức vận chuyển trên các tàu chuyên dùng hoán cải từ tàu khách TGV Sud-Est (tàu thư tín La Poste). Tuy nhiên, năm 2015 thua lỗ do nhu cầu vận tải thấp nên đã dừng khai thác.

Trong vòng 10 năm sau khi khánh thành chuyến TGV đầu tiên, lượng hành khách liên tục tăng mạnh. Theo Tập đoàn đường sắt quốc gia Pháp (SNCF Group), ước tính hệ thống TGV phục vụ khoảng 250.000 hành khách mỗi ngày, trung bình đạt 90 triệu người/năm và đến cuối năm 2003, hệ thống TGV đã vận chuyển 1 tỷ hành khách, đến 2010 là 2 tỷ hành khách.

Ở thời điểm nhu cầu vận tải tăng cao nhất, TGV chiếm khoảng 75% khối lượng vận chuyển hành khách trên tuyến giao thông do SNCF quản lý. Lợi thế giúp TGV cạnh tranh được với hàng không và đường bộ là thời gian di chuyển, dịch vụ đa dạng, thuận tiện, an toàn và giá vé rẻ hơn nhiều so với máy bay. Đồng thời thân thiện với môi trường là một yếu tố quan trọng đối với người dân Pháp lựa chọn và giúp TGV không có đối thủ ở những quãng đường dưới 1.000km, thời gian dưới 3 giờ.

Theo Hiệp hội Đường sắt quốc tế (UIC), hiện Pháp có 12 tuyến đường sắt tốc độ cao đang khai thác, với tổng chiều dài 2.735km; đều có tốc độ khai thác tối đa 300-320km/h. Trong quy hoạch dài hạn, Pháp định hướng đầu tư thêm 1.242km, nâng tổng số km đường sắt tốc độ cao là 3.977km.

Tại Pháp, việc đầu tư và quản lý khai thác đường sắt tốc độ cao của Pháp đều được giao cho các công ty thuộc Chính phủ Pháp. Nguồn vốn đầu tư các tuyến đường sắt tốc độ cao đa dạng, nhưng vốn chính phủ hoặc các công ty thuộc chính phủ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tiếp đến là các chính quyền vùng nơi tuyến đi qua.

Đơn cử, tuyến Rhin – Rhône (nhánh phía đông, giai đoạn 1), vốn chính phủ và công ty thuộc chính phủ chiếm tỷ trọng lên đến hơn 60%; vốn các chính quyền vùng Franche-Comté, vùng Alsace, vùng Burgundy tổng cộng chiếm tỷ trọng hơn 28%; ngoài ra là các nguồn khác…

Sau các giai đoạn cải tổ, sáp nhập, từ tháng 1/2015 đến nay, nhiệm vụ xây dựng, sở hữu, quản lý và tổ chức vận hành khai thác đường sắt Pháp do SNCF đảm nhiệm để bảo đảm tối ưu sử dụng mạng lưới đường sắt quốc gia, an toàn, chất lượng dịch vụ và kiểm soát chi phí theo các điều kiện được thiết lập. Qua đó bảo đảm cạnh tranh công bằng, không phân biệt đối xử giữa các chủ thể khai thác đường sắt.

Tự nghiên cứu, xuất khẩu công nghệ

Là nước có công nghệ gốc, Pháp phát triển và đạt nhiều thành tựu trong đầu tư đường sắt tốc độ cao.

Năm 2007, Pháp phá kỷ lục thế giới về tốc độ chạy thử của tàu tốc hành ở tốc độ 574,8km/h. Cho đến nay, đây vẫn là kỷ lục thế giới cho công nghệ tàu chạy trên ray. Công nghệ TGV được xuất khẩu chuyển giao ra nhiều nước Châu Âu, Marốc và Hàn Quốc. Đối với người Pháp, TGV là một “niềm tự hào dân tộc”.

Tàu tốc độ cao “thu nhỏ” nước Pháp- Ảnh 2.

Bản đồ mạng lưới đường sắt tốc độ cao tại Pháp.

Pháp có điều kiện địa hình khá bằng phẳng, tàu chủ yếu chạy trên nền đường đắp, nhu cầu vận tải không lớn do không hình thành các hành lang tập trung đông dân cư. Vì vậy đoàn tàu của Pháp có xu hướng tăng cường tính tiện nghi, cải thiện tốc độ đoàn tàu, khối lượng công trình ít nên không có nhu cầu nghiên cứu cải thiện giảm tải trọng trục dẫn tới sử dụng loại động lực tập trung cho phép giảm chi phí duy tu bảo dưỡng và giảm độ ồn cho hành khách.

Do điều kiện địa hình thuận lợi, cho phép sử dụng các đường cong bán kính lớn nên có thể sử dụng giá chuyển hướng dùng chung tăng cường độ cứng và nâng cao tốc độ đoàn tàu. Công nghệ của Pháp có sử dụng cho chạy chung khách với hàng; chạy chung giữa tàu tốc độ cao với tàu thông thường. Tuy nhiên, hiện Pháp cũng đang chuyển dần sang khai thác riêng tàu khách chạy tốc độ cao.

Để đạt được tốc độ 320km/h, TGV phải sử dụng đường ray đặc biệt và hàng loạt những cải tiến cho phép tàu chạy ở tốc độ cao trên nguyên tắc: môtơ công suất lớn, trọng tâm của tàu thấp, hình dáng khí động học thuận lợi, điểm móc nối phải chắc chắn, tín hiệu hỗ trợ chính xác cho lái tàu khi không thể quan sát được hai bên lúc tàu chạy với tốc độ cao… Các đường ray được thiết kế đặc biệt để chịu được tốc độ cao, giảm thiểu rung lắc và tiếng ồn, đảm bảo an toàn và thoải mái cho hành khách.

Sự cải tiến liên tục trong công nghệ và thiết kế đã giúp tàu TGV duy trì vị thế dẫn đầu trong các nước sản xuất tàu đường sắt tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách về tốc độ và tiện nghi.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/tau-toc-do-cao-thu-nho-nuoc-phap-192241102105301266.htm

Cùng chủ đề

Giữ nhịp thi công dịp Tết, đảm bảo thông xe kỹ thuật vào ngày 2/9

Đến nay, dự án Cầu Rạch Miễu 2 đã hoàn thành gần 80%, vượt tiến độ chung hơn 4% so với kế hoạch. Riêng phần cầu chính dây văng Rạch Miễu 2 đang vượt tiến độ 24%. ...

Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải PhòngPhó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa...

Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào

Đại diện kiều bào bày tỏ niềm hạnh phúc khi được về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền; được chứng kiến nhiều thành tựu phát triển. Nhân dịp đón xuân mới Ất Tỵ 2025, tối 24/2, tại TP Nam...

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết, ga Hà Nội thông thoáng bất ngờ

Ngày cuối đi làm trước khi nghỉ Tết Nguyên đán, tại Ga Hà Nội, tàu kín chỗ nhưng khu vực ga thoáng, các chuyến tàu tăng cường không dồn dập. ...

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. Ông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bổ sung cảng hàng không Gia Bình vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để bổ sung Cảng hàng không Gia Bình vào quy hoạch. ...

Tết không nghỉ trên công trường cao tốc Chí Thạnh

Tết đã đến rất gần, trên công trình cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong, kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài thi công, tạm gác lại đằng sau những nỗi ngóng đợi của người thân nơi quê nhà. ...

6 việc bệnh nhân đái tháo đường cần nhớ để tránh “mất Tết” ?

Không chủ quan khi thấy mệtTheo chia sẻ của BS Nguyễn Quang Bảy, với...

Cận Tết, nhiều ca TNGT, tai nạn pháo nổ nhập viện

Cảnh báo TNGT sau tiệc tất niênGhi nhận tại Bệnh viện Hữu nghị Việt...

“Hà Nam – Sắc xuân hội tụ”

Vào lúc 20h05 ngày 28/1 (tức 29 Tết âm lịch), tỉnh Hà Nam sẽ tổ chức đêm nhạc đẳng cấp chào đón năm mới tại Quảng trường trung tâm hành chính tỉnh (Sun Urban City) với sự tham gia của 100 nghệ sĩ nổi tiếng. ...

Bài đọc nhiều

Đường sắt chạy nhiều tàu du lịch miền Trung dịp hè

Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đường sắt tổ chức nhiều đoàn tàu từ ga Sài Gòn đi các tỉnh miền Trung và ngược lại phục vụ khách du lịch dịp hè 2024. Cụ thể, từ ngày 22/5, chạy đôi tàu SE9/SE10 giữa Hà Nội - TP.HCM; tàu SE9 dừng đón, trả khách tại 34 ga, tàu SE10 tại 30 ga, trong đó có nhiều ga thành phố du lịch miền Trung như Nha Trang,...

Du lịch tàu hoả ‘lên ngôi’ dịp Tết Nguyên đán

Năm nay thị trường du lịch Tết chứng kiến sự phát triển của nhiều sản phẩm tour du lịch bằng tàu hỏa. Điều này phản ánh một xu hướng mới, thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm độc đáo hơn cho du khách. Năm nay ngoài việc tour nước ngoài được ưu tiên chọn lựa hơn tour trong nước thì du khách Việt đã có một số thay đổi đáng lưu ý. Đó là các sản phẩm du lịch cao...

Ấm áp chuyến tàu công đoàn đưa công nhân về quê đón Tết

Hơn 12h15 chuyến tàu lăn bánh từ Đồng Nai đưa những công nhân có hoàn cảnh khó khăn về quê nhà miền Trung, miền Bắc đón Tết. ...

Đường sắt mở bán vé tàu Tết tuyến Hà Nội – Hải Phòng

Đường sắt mở bán vé tàu tuyến Hà Nội - Hải Phòng phục vụ người dân đi lại dịp Tết, áp dụng chính sách giảm giá vé với đối tượng chính sách, xã hội. Chi nhánh Vận tải đường sắt Hải Phòng cho biết bắt đầu mở bán vé tàu khách tuyến Hà Nội - Hải Phòng phục vụ người dân đi lại dịp Tết. Theo đó, từ ngày 25/1/2025 đến hết ngày 2/2/2025, tất cả các tàu được xuất phát...

“Đánh thức” đường sắt bằng những thứ chưa từng có

Những nỗ lực xây dựng sản phẩm dịch vụ độc đáo, tạo đòn bẩy từ hoạt động liên vận quốc tế, vận tải đường sắt đã thay đổi ngoạn mục hình ảnh, thương hiệu. Bất ngờ với những dịch vụ chưa từng có Những ngày sát tết Dương lịch 2024, du khách trải nghiệm tàu cổ tuyến Đà Lạt - Trại Mát ngỡ ngàng, thích thú khi được xem biểu diễn hòa tấu âm nhạc trực tiếp trên tàu. Đây là...

Cùng chuyên mục

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết, ga Hà Nội thông thoáng bất ngờ

Ngày cuối đi làm trước khi nghỉ Tết Nguyên đán, tại Ga Hà Nội, tàu kín chỗ nhưng khu vực ga thoáng, các chuyến tàu tăng cường không dồn dập. ...

Du lịch tàu hoả ‘lên ngôi’ dịp Tết Nguyên đán

Năm nay thị trường du lịch Tết chứng kiến sự phát triển của nhiều sản phẩm tour du lịch bằng tàu hỏa. Điều này phản ánh một xu hướng mới, thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm độc đáo hơn cho du khách. Năm nay ngoài việc tour nước ngoài được ưu tiên chọn lựa hơn tour trong nước thì du khách Việt đã có một số thay đổi đáng lưu ý. Đó là các sản phẩm du lịch cao...

Cục Đường sắt xin ý kiến đề án phát triển công nghiệp đường sắt

Cục Đường sắt VN đang xin ý kiến góp ý Đề án định hướng phát triển công nghiệp đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. ...

Ấm áp chuyến tàu công đoàn đưa công nhân về quê đón Tết

Hơn 12h15 chuyến tàu lăn bánh từ Đồng Nai đưa những công nhân có hoàn cảnh khó khăn về quê nhà miền Trung, miền Bắc đón Tết. ...

ĐS tổ chức Tết sum vầy tại khu vực Hà Nội

Tối 20.1, Công đoàn ngành Đường sắt đã tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” tại công ty cổ phần xe lửa Gia Lâm - Long Biên, Hà Nội. Đây là hoạt động thường niên nhằm chăm lo cho đời sống tinh thần và vật chất của đoàn viên, người lao động mỗi dịp Tết đến Xuân về. Đến tham dự chương trình có Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam,...

Mới nhất

MTTQ sẽ hỗ trợ bệnh nhân ung thư nghèo thêm động lực chiến thắng bệnh tật

Kinhtedothi- Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam với vai trò trung tâm khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sẽ hết lòng hết sức đồng hành, hỗ trợ cho những bệnh nhân ung thư nghèo, hoàn cảnh khó khăn có thêm động lực để quyết tâm chiến thắng bệnh tật"-Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam khẳng...

Saigonbank lên tiếng vụ 2 cựu cán bộ ngân hàng bị khởi tố

(NLĐO) – Saigonbank khẳng định luôn tuân thủ các quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng vẫn đang hoạt động...

Đánh rơi hết tiền về quê sắm Tết, nam thợ hồ nhận được điều bất ngờ

Nhận gần 10 triệu tiền công làm thợ hồ mang về cho vợ sắm Tết nhưng ông Cư đánh rơi trên đường. Người nhặt được số tiền này đã nhờ con đăng thông tin lên mạng xã hội để tìm chủ nhân. Ngày 25/1, anh Nguyễn Ngọc Minh (trú phường Chính Gián, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cho biết,...

Vẻ đẹp khó cưỡng của đầm nước lợ lớn nhất Đông Nam Á

Phá Tam Giang được biết đến là đầm nước lợ lớn nhất Đông Nam Á với thảm thực vật vô cùng phong phú và đặc biệt. ...

“Cưỡi sóng, vượt gió” mang hơi ấm đất liền đến với nhà giàn DKI

Kinhtedothi-Trải qua quãng đường hàng trăm hải lý với bao bất vả, khó khăn của sóng to, gió lớn, Đoàn công tác số 2 của Bộ Tư lệnh vùng 2 Hải quân cùng các cán bộ, chiến sĩ trên tàu Trường Sa 21 vỡ òa hạnh phúc khi hoàn thành nhiệm vụ: trao quà Tết tới các nhà giàn...

Mới nhất