Trang chủNewsNhân quyềnTất cả vì mầm xanh tương lai của đất nước

Tất cả vì mầm xanh tương lai của đất nước


Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm, ưu tiên cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em – những mầm xanh tương lai của đất nước; nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của gia đình, xã hội, nhà trường và các bộ, ngành trong việc chăm lo cho trẻ em.

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. (Nguồn: UNICEF)
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. (Nguồn: UNICEF)

Với những cam kết chính trị và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cuộc sống của trẻ em Việt Nam trên mọi miền của đất nước không ngừng được bảo đảm. Ngày càng có nhiều trẻ em được bảo vệ, được sống, được chăm sóc sức khỏe, được học tập và được ưu tiên trong các chính sách phúc lợi.

Quan tâm và ưu tiên

Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11/2022, Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Catherine Russell đã đưa ra đánh giá rằng: “Trong vài thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trong việc đảm bảo trẻ em trên toàn quốc được khỏe mạnh, an toàn, được giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi để phát huy hết tiềm năng của mình”.

Đúng như vậy! Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm, ưu tiên cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em – những “mầm xanh” tương lai của đất nước; đồng thời nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của gia đình, xã hội, nhà trường và các bộ, ngành trong việc chăm lo cho trẻ em.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã triển khai nhiều chiến lược, kế hoạch, đề án, chương trình công tác bảo vệ giáo dục trẻ em nhằm đảm bảo thực hiện các quyền giúp trẻ em phát triển toàn diện, hướng tới cuộc sống an toàn, lành mạnh thân thiện cho các cháu”, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh tại Chương trình khai mạc hè, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 vào ngày 28/5 tại TP. Hồ Chí Minh.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 đang được bổ sung, hoàn thiện toàn diện về quan điểm, chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó đặc biệt quan tâm đến trẻ em và phụ nữ trong tình hình mới.

Hiện nay, Việt Nam có ba chương trình mục tiêu quốc gia, với trọng tâm toàn diện là giáo dục, y tế, các vấn đề xã hội, chăm lo cho những đối tượng yếu thế, bao gồm trẻ em và phụ nữ.

Giáo dục trẻ em được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng đầu tư. Nỗ lực này được thể hiện qua hệ thống giáo dục, các chính sách về kiên cố hóa và đầu tư cho trường học theo tiêu chuẩn được triển khai trên khắp cả nước, đặc biệt khu vực miền núi, khó khăn, nhằm mục tiêu cao nhất phổ cập giáo dục cho mọi người dân. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là bảo đảm các điều kiện thực hiện, tiêu chí đánh giá những tiến bộ đạt được trong công tác chăm sóc, bảo vệ và đảm bảo quyền trẻ em như chế độ dinh dưỡng, tiêu chuẩn chiều cao, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh… nhất là ở vùng sâu, vùng xa, miền núi.

Bà Lesley Miller – Phó Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF): “Năm 2022 lại là một năm khó khăn do đại dịch Covid-19. Việt Nam phải ứng phó với đợt bùng phát của dịch vào những tháng đầu năm, sau đó lại chật vật để phục hồi hậu Covid-19. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nỗ lực và đã đạt được một số kết quả tích cực trong công tác trẻ em”.

Thực hiện lời hứa

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc (LHQ) về Quyền trẻ em (CRC) vào năm 1990. Việt Nam đã tham gia 7/9 Công ước cơ bản của LHQ về quyền con người với nhiều nội dung liên quan đến chăm sóc và bảo vệ trẻ em như Công ước số 138 và Công ước số 182 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Với trách nhiệm là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam luôn tham gia có trách nhiệm và đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ quyền con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Công ước CRC năm 1989 giống như lời hứa rằng, các nước thành viên sẽ làm tất cả trong khả năng của mình để đảm bảo mọi trẻ em được thụ hưởng tối đa quyền trẻ em. Hơn 30 năm trôi qua, Việt Nam đạt được rất nhiều tiến bộ quan trọng trong việc thực hiện CRC như: Đã giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi; tăng tỷ lệ tiêm chủng, cải thiện chăm sóc sức khỏe; tăng tỷ lệ trẻ em đi học; hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách để bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực và xâm hại…

Đặc biệt vừa qua, trong khuôn khổ Phiên họp thứ 91 của Ủy ban CRC tháng 9/2022 tại Geneva, Thụy Sỹ, đoàn Việt Nam đã có đối thoại với Ủy ban CRC về tình hình thực hiện CRC tại Việt Nam. Phiên đối thoại này được thực hiện trên cơ sở Việt Nam đã nộp Báo cáo quốc gia định kỳ lần thứ năm và thứ sáu về tình hình thực hiện CRC tại Việt Nam lên Ủy ban CRC và Báo cáo trả lời danh sách các câu hỏi của Ủy ban CRC đối với Việt Nam.

Các thành viên Ủy ban CRC đều hoan nghênh thành tựu của Việt Nam, thể hiện qua quá trình xây dựng luật pháp, xây dựng chính sách cũng như các biện pháp thực hiện của Việt Nam trong lĩnh vực quyền trẻ em.

Có thể khẳng định, từ quá trình tham vấn và xây dựng báo cáo quốc gia, đối thoại với Ủy ban CRC, xem xét, chấp thuận và triển khai các khuyến nghị thông qua Chương trình hành động của Chính phủ, Việt Nam đã thể hiện là một nước thành viên tích cực và có trách nhiệm trong việc thực hiện Công ước CRC, góp phần triển khai đường lối đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước.

Việt Nam luôn tham gia có trách nhiệm và đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ quyền con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. (Nguồn: UNICEF)
Việt Nam luôn tham gia có trách nhiệm và đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ quyền con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. (Nguồn: UNICEF)

Khắc phục khó khăn

Mặc dù đạt được những thành tựu không thể phủ nhận nhưng việc đảm bảo quyền trẻ em ở Việt Nam vẫn có những khó khăn, thách thức.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội từng chia sẻ với báo chí những khó khăn này. Theo đó, biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế thế giới, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế, đời sống nhân dân và việc giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em cũng như bảo đảm quyền của trẻ em ở Việt Nam. Quá trình đô thị hóa và di cư ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em. Trẻ em thiếu sự chăm sóc, bảo vệ của cha mẹ; khó tiếp cận dịch vụ cơ bản có chất lượng; thiếu hạ tầng dịch vụ giáo dục, y tế, vui chơi giải trí…

Bên cạnh đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi còn cao so với chuẩn quốc tế; một số vùng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao trong khi đó khu vực đô thị đối mặt với tình trạng béo phì trẻ em gia tăng. Tình trạng tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em gia tăng do thiếu giám sát của gia đình… Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển Internet, mạng xã hội làm gia tăng các nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thông tin xấu, độc, thiếu chuẩn mực; bị bạo lực, xâm hại trên và thông qua môi trường mạng đối với trẻ em.

Trong chuyến thăm Việt Nam, Giám đốc điều hành UNICEF Catherine Russell cũng đã chỉ ra một thực trạng khó khăn ở Việt Nam, đó là còn một bộ phận trẻ em phải đối mặt với tình trạng đói nghèo và không được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ cũng như các dịch vụ cơ bản như nhóm trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có cha mẹ đi làm xa nhà và trẻ em khuyết tật.

Việt Nam đã thể hiện là một nước thành viên tích cực và có trách nhiệm trong việc thực hiện Công ước quyền trẻ em, coi đó là công tác quan trọng trong việc triển khai đường lối đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước.

Theo Giám đốc điều hành UNICEF, tổ chức này đang vận động đưa điều trị suy dinh dưỡng nặng và suy dinh dưỡng mãn tính vào Chương trình bảo hiểm y tế quốc gia của Việt Nam và tăng cường trợ cấp trợ xã hội để ngăn ngừa suy dinh dưỡng trong trẻ em.

“Công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em vẫn còn khó khăn thách thức vẫn còn có trẻ em bị bạo hành, tai nạn, bị bệnh hiểm nghèo mà y học vẫn chưa có thể mang lại hạnh phúc và niềm vui cho các cháu. Do đó, nhiệm vụ của chúng ta vẫn còn phải khắc phục những hạn chế thiếu sót để ươm mầm xanh tương lai cho đất nước”, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định tại chương trình khai mạc hè vừa qua.

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” – Trẻ em là hạnh phúc mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Bác Hồ luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thương yêu và quan tâm đặc biệt. Việt Nam đã, đang và sẽ thực hiện cam kết làm tất cả trong khả năng của mình để đảm bảo mọi trẻ em được thụ hưởng tối đa quyền của chính mình.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hợp tác hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

400 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt tại TP.HCM sẽ được cấp học bổng học tập toàn diện, bền vững, bắt đầu từ năm 2025. "Chúng tôi sẽ đồng hành với các hoàn cảnh đặc biệt từ khi các em được cấp học...

7 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 27/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc. Kế hoạch nhằm giúp các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương xác định rõ trách nhiệm thực hiện các Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc (Ủy ban); tăng cường phối hợp giữa các cơ quan...

Người phát ngôn nói về việc Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền

(NLĐO)- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam cam kết thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ...

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Giới chức Mỹ bắt cựu giám đốc nhà tù Syria vì những tội danh ở quê nhà

(CLO) Các nhà chức trách Mỹ cho biết hôm thứ Năm rằng một cựu giám đốc nhà tù khét tiếng của Syria đã bị bắt tại California vào hồi tháng 7 năm nay vì tội gian lận thị thực và các sai phạm ở quê nhà. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Thị trường phản ứng trái chiều, nhiều yếu tố thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 25/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.000 đồng/kg.

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kẻ tấn công tạp chí Charlie Hebdo bị kết án 30 năm tù, cấm nhập cảnh Pháp

Ngày 23/1, một tòa án ở Paris, Pháp tuyên án 30 năm tù giam đối với Zaheer Mahmood, người Pakistan vì tội cố ý sát hại 2 người bên ngoài văn phòng cũ của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo năm 2020.

Bài đọc nhiều

Đụng đâu vướng đó, khó hoàn thành tiến độ!

Thiếu đủ thứ…Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo của công ty tham gia gói thầu (xin giấu tên) cho biết: Tại dự án này, có 3 nhà thầu chính là Công ty TNHH Xây dựng Đức Nhanh, Công ty CP Đầu tư Xây dựng...

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ đêm 29/10 đến sáng ngày 31/10, từ Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-150mm, có nơi trên 200mm; mưa...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Cùng chuyên mục

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Các phương thức truyền thông mới và ứng dụng trong công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Phát triển truyền thông đa kênh trong lĩnh vực đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam là một giải pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức, bảo vệ quyền con người, đồng thời phản bác các thông tin sai lệch.

Tết ấm áp đến với trẻ em vùng cao Quảng Trị và Quảng Ngãi

Trong hai ngày 21 và 24/1, tổ chức Zhi Shan Foundation đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” dành cho 3.000 trẻ em vùng cao tại huyện Đakrông (Quảng Trị) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Chương trình mang đến cho các em bữa tất niên đặc biệt tại trường với nhiều món ăn phong phú. Ngoài bữa ăn,...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Mới nhất

Công bố quyết định thanh tra tại Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

Triển khai thực hiện Kế hoạch thanh tra năm 2025 đã được Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành tại Quyết định số 3865/QĐ-BVHTTDL ngày 04/12/2024, ngày 16/01/2025, Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 11/QĐ-TTr về thanh tra việc...

“Làng lu” ở Bình Dương

(NLĐO) - Trải qua thăng trầm lịch sử và những thay đổi của đời sống, xã hội, làng lu Tương Bình Hiệp vẫn giữ cách thức sản...

Chợ hoa này ở Đắk Lắk đang đìu hiu, bất ngờ mua bán tấp nập bởi hoa lan rừng-loài hoa quý tộc

Chợ hoa Xuân Ất tỵ 2025, tại Quảng trường 10/3, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), năm nay mua bán trầm lắng. Bất ngờ, các loại hoa lan rừng-"loài hoa...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025 tăng vọt, SJC sát mốc 89 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 25/1/2025 tăng mạnh trong đầu phiên giao dịch tại Mỹ. Giá vàng trong nước đi lên, tiến sát mốc 89 triệu đồng/lượng. Kết phiên 24/1, giá vàng miếng tại SJC đóng cửa ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 700 nghìn đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với...

Bí quyết gia truyền mắm Dì Cẩn

Thương hiệu mắm Dì Cẩn không còn xa lạ với cả nước, thậm chí vươn ra thế giới. ...

Mới nhất