Trang chủNewsKinh tếTập trung tổ chức thực thi pháp luật về phòng vệ thương...

Tập trung tổ chức thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại


Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, song song với đó là chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã từng bước hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và kinh tế toàn cầu. Việt Nam đã trở thành thành viên ASEAN năm 1995; sau đó chính thức trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cuối năm 2006, dần tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó, có những FTA thế hệ mới toàn diện với mức độ cam kết sâu và rộng như CPTPP, EVFTA…

Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài. Ảnh: Hoà Phát
Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài. Ảnh: Hoà Phát

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xuất nhập khẩu của Việt Nam đã thay đổi cơ bản, đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng. Song song với việc quy mô ngoại thương tăng trưởng nhanh chóng, đã xuất hiện hai nhu cầu chính đáng. Trước hết là nhu cầu bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu của ta trên thị trường nước ngoài, khi doanh nghiệp bị kiện bán phá giá hay trợ cấp. Cùng với đó, nhu cầu sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại như một công cụ để bảo đảm môi trường công bằng cho hàng hóa sản xuất nội địa khi hàng hóa nhập khẩu xâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Trong quá trình này, Bộ Công Thương đánh giá, công tác phòng vệ thương mại đã khẳng định được vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, giúp các ngành sản xuất trong nước phát triển trên cả thị trường nước ngoài cũng như thị trường trong nước. Theo đó, từ một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, trong những năm gần đây, công tác phòng vệ thương mại đã đạt được bước phát triển vượt bậc, cả về hệ thống chính sách, pháp luật, bộ máy tổ chức.

Cụ thể, kể từ khi Luật Quản lý ngoại thương chính thức có hiệu lực vào năm 2018, cơ sở pháp lý cho công tác phòng vệ thương mại đã được hệ thống hóa một cách đầy đủ. Trong đó, dấu mốc quan trọng chính là Cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại – Cục Phòng vệ thương mại được thành lập vào năm 2017 để tập trung thực thi các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại.

Theo đó, Cục Phòng vệ thương mại là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại, bao gồm các lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.

Kể từ ngày thành lập, Cục Phòng vệ thương mại đã nỗ lực, chủ động thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại, bao gồm các lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Từ đó đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 28 vụ việc phòng vệ thương mại và đã áp dụng 22 biện pháp với hàng hóa nhập khẩu. Tính trong 6 tháng đầu năm 2024, đã triển khai công tác điều tra, rà soát các vụ việc phòng vệ thương mại cụ thể gồm: Tiếp tục điều tra, rà soát 7 vụ việc đã khởi xướng trong năm 2023; khởi xướng điều tra 1 vụ việc mới; tiếp nhận và xử lý 7 hồ sơ đề nghị điều tra và rà soát mới.

Hiện tại, có 4 biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực với các sản phẩm thép nhập khẩu và 1 biện pháp phòng vệ thương mại với sản phẩm liên quan tới thép (vật liệu hàn) và 2 vụ việc đang trong quá trình điều tra liên quan tới sản phẩm cáp thép dự ứng lực và tháp điện gió. Bộ Công Thương đang tiến hành rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội (AD01) và thép phủ màu (AD04) để đánh giá hiệu quả biện pháp cũng như khả năng tiếp tục gia hạn biện pháp thêm 5 năm nữa. Dự kiến, trong tháng 10/2024 sẽ có kết quả rà soát của 2 vụ việc này.

Nhờ việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hợp lý, phù hợp với cam kết quốc tế, các ngành sản xuất trong nước được bảo vệ trước những hành vi cạnh tranh không công bằng, từ đó tạo điều kiện để các ngành sản xuất trong nước phát triển, tạo thêm việc làm và giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Ở góc độ tiêu dùng, các biện pháp phòng vệ thương mại trong dài hạn giúp cho nền kinh tế không bị phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, đem lại sự ổn định và chống chịu tốt hơn trước các tác động và cú sốc từ bên ngoài.

Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, việc áp dụng phòng vệ thương mại đối với các nguyên liệu cơ bản cũng giúp tăng khả năng tận dụng cam kết trong các hiệp định thương mại tự do, đồng thời làm giảm nguy cơ Việt Nam bị nước ngoài điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại do ta đã chủ động và bảo vệ được nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, các biện pháp phòng vệ thương mại đã áp dụng đóng góp hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế thu được vào ngân sách nhà nước.

Thực hiện cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam

Với chính sách chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, trong đó kinh tế là lĩnh vực đi đầu, Việt Nam đã ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 11,3% trong năm năm 2018 – 2022 và đạt 355,5 tỷ USD trong năm 2023, đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ 17 toàn cầu về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu.

Tuy nhiên, khi kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng phải đối mặt với rủi ro lớn hơn, trở thành đối tượng của các cuộc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài. Bộ Công Thương cho biết, tính đến tháng 6/2024, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 252 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường và vùng lãnh thổ. Trong đó, đứng đầu là các vụ điều tra chống bán phá giá (138 vụ việc), tiếp đó là các vụ việc tự vệ (50 vụ việc), chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (37 vụ việc) và chống trợ cấp (27 vụ việc).

Thời gian qua, không chỉ những mặt hàng thuộc các nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực như gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, da giày, dệt may, sắt thép… đã bị điều tra mà kể cả những nhóm ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu nhỏ hơn như mật ong, gạch men, giấy bọc thuốc lá… cũng đã bị điều tra phòng vệ thương mại.

Mặc dù về nguyên tắc, các biện pháp phòng vệ thương mại là công cụ để đảm bảo một môi trường cạnh tranh công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu với hàng hóa sản xuất trong nước nhưng nếu không xử lý tốt các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, mức thuế phòng vệ thương mại áp dụng với hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị đẩy lên cao quá mức, làm giảm thị phần và thậm chí làm mất thị trường.

Vì vậy, Cục Phòng vệ thương mại đã tích cực, chủ động hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài thông qua các hoạt động tư vấn hướng dẫn doanh nghiệp về quy trình thủ tục điều tra, cách thức cung cấp thông tin để đáp ứng các yêu cầu của cơ quan điều tra và theo dõi sát quá trình điều tra để đảm bảo nước nhập khẩu tuân thủ đúng các yêu cầu về điều tra phòng vệ thương mại trong các cam kết quốc tế, từ đó bảo vệ được lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam.

Cùng với đó, công tác cảnh báo sớm đã được Cục Phòng vệ thương mại chủ động, triển khai thường xuyên. Cụ thể, nhằm ứng phó với các vụ điều tra phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương trong đó Cục Phòng vệ thương mại đã cập nhật danh sách cảnh báo các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh phòng vệ thương mại gửi các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, Hiệp hội, doanh nghiệp liên quan để phối hợp theo dõi. Bên cạnh đó, công tác cảnh báo sớm cũng như hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua đã đem lại một số kết quả tích cực.

Nhờ đó, cho tới nay, trong nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, kết quả đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là tích cực, giúp duy trì và ổn định được thị trường xuất khẩu kể cả khi bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (với các mặt hàng như tôm, cá tra-basa, một số sản phẩm thép, ván gỗ MDF…), nhất là xuất khẩu sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Úc, Canada, các nước Đông Nam Á,…

Trong thời gian tới, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng vệ thương mại thông qua việc xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 10/2018/NĐ-CP trên cơ sở tổng kết thực tiễn công tác phòng vệ thương mại trong 5 năm qua.

Thứ hai, hoàn thành hai vụ việc điều tra phòng vệ thương mại mới, 5 vụ việc rà soát các biện pháp phòng vệ thương mại đã có trong kế hoạch công tác năm một cách công bằng, minh bạch, đánh giá kỹ tất cả các yếu tố và tuân thủ đúng các quy định hiện hành. Nếu các cuộc điều tra, rà soát này dẫn đến việc áp dụng một biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp đó phải được áp dụng đúng đối tượng, đúng mức độ, bảo vệ được các ngành sản xuất trong nước nhưng có tính đến các tác động kinh tế xã hội.

Thứ ba, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài. Trong công tác này, hai nhiệm vụ quan trọng là xử lý vụ việc Hoa Kỳ xem xét công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và vận hành hệ thống cảnh báo sớm để cung cấp các thông tin cảnh báo từ sớm, từ xa các mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại.

Thứ tư, thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp ở các ngành hàng cụ thể và tại các địa phương cụ thể nhằm tăng cường sự hiểu biết của các doanh nghiệp đối với công tác phòng vệ thương mại, từ đó các doanh nghiệp có thể chủ động xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài cũng như biết cách sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại hợp pháp để bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành mình, của doanh nghiệp mình.





Nguồn: https://congthuong.vn/cuc-phong-ve-thuong-mai-tap-trung-to-chuc-thuc-thi-phap-luat-ve-phong-ve-thuong-mai-345866.html

Cùng chủ đề

Đạt thỏa thuận với Mỹ chấm dứt tranh chấp vụ kiện cá tra, ba sa

Việt Nam và Mỹ đã đạt được giải pháp song phương để chấm dứt các vấn đề tranh chấp trong vụ việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra, ba sa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ. ...

Việt Nam-Hoa Kỳ đạt thoả thuận giải quyết vụ tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại WTO

Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt thoả thuận trong vụ việc giải quyết tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chấm dứt các vấn đề tranh chấp trong vụ việc DS536 tại WTO Ngày 17 /1/ 2025, tại Washington, Hoa Kỳ, Bộ Công Thương được ủy quyền của Chính phủ đã ký Thỏa thuận song phương giữa Chính phủ Hoa...

Việt Nam và Hoa Kỳ đạt thỏa thuận trong giải quyết tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa

ANTD.VN -  Bộ Công Thương được ủy quyền của Chính phủ đã ký Thỏa thuận song phương giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với cá phi-lê từ Việt Nam với đại diện Chính phủ Hoa Kỳ - Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) . ...

Doanh nghiệp làm gì để ứng phó phòng vệ thương mại năm 2025?

Để bảo vệ nền sản xuất trong nước, năm 2024, Cục Phòng vệ thương mại tiếp tục điều tra, rà soát 10 vụ việc đã khởi xướng trong năm 2023; khởi xướng điều tra 06 vụ việc mới, khởi xướng rà soát 03 vụ việc rà soát cuối kỳ; khởi xướng 01 rà soát hàng năm, tiếp nhận và xử lý 07 hồ sơ đề nghị điều tra và rà soát mới.Nhận định về năm 2025, ông Trung...

Cảnh báo sớm giúp doanh nghiệp thuỷ sản vượt qua khó khăn

Những cảnh báo sớm về nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam có sự chuẩn bị tốt nhằm vượt qua các vụ kiện. Sự hỗ trợ tích cực từ Bộ Công Thương Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, chiếm gần 20% kim ngạch xuất khẩu cả ngành, đặc biệt là mặt hàng tôm và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phòng không Ukraine bắn hạ tên lửa hành trình Kh-59 của Nga

Lực lượng vũ trang Ukraine đã sử dụng hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) VAMPIRE để tiêu diệt thành công tên lửa hành trình Kh-59 của Nga Theo Armyrecognition, lực lượng vũ trang Ukraine đã sử dụng hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) VAMPIRE để tiêu diệt thành công tên lửa hành trình Kh-59 của Nga trên Biển Đen. Đây là lần đầu tiên hệ thống VAMPIRE, được phát triển bởi tập...

Đừng tạo niềm vui từ nỗi buồn của người bán hoa Tết

Việc cố tình đợi đến 29 - 30 Tết mới mua hoa Tết để ép giá các thương nhân là điều không nên, cần tránh trên cả phương diện phong tục lẫn đạo đức... Những ngày cận Tết, giữa không khí hối hả và cái lạnh len lỏi của mùa đông Hà Nội, câu chuyện về việc mua hoa, cây cảnh lại trở thành đề tài gây tranh luận cho nhiều người dân. Người ta tự...

Giá trong nước đi ngang

Dự báo giá cà phê ngày mai 27/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 27/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 26/1/2025 giá cà phê Robusta vẫn giữ mức ổn định và được cập nhật như sau: Giá giao hàng tháng 3/2025 là 5544 USD/tấn, giá...

Điện gió ngoài khơi mở “cánh cửa” mới cho hợp tác Việt Nam

Hợp tác Việt Nam - Na Uy trong năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió ngoài khơi đang mở ra cơ hội phát triển bền vững giữa 2 nước trong thời gian tới. Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Na Uy đã có những bước phát triển đáng kể. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng đầu năm 2024, kim...

Tiểu thương xả hàng, cắt lỗ vẫn vắng khách mua

Tết Nguyên đán đã cận kề, thị trường cây trang trí Tết tại thành phố Hà Nội đang hạ nhiệt; nhiều tiểu thương bắt đầu xả cây, cắt lỗ giá nào cũng bán. Chưa tới 3 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường cây Tết đang có dấu hiệu hạ nhiệt, khách mua cây trang trí Tết cũng giảm khiến lượng cây, gồm: Hoa đào, quất, bưởi, hoa mai… vẫn tràn...

Bài đọc nhiều

Tỷ phú USD bất động sản xoay xở với nợ khủng gần 200 ngàn tỷ

Sụt giảm hơn 400 triệu cổ phiếu Bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh, con gái ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) - vừa đăng ký bán 9,1 triệu cổ phiếu NVL theo phương thức thỏa thuận, dự kiến từ ngày 9/5-6/6. Thông tin ông Bùi Thành Nhơn và những người liên quan đăng ký bán/bán cổ phiếu Novaland là điều thường thấy trong khoảng 2 năm...

Tòa nhà văn phòng xanh ngày càng thu hút khách thuê

Xu hướng khách thuê ngày càng chú trọng đến các yếu tố xanh và bền vững, thể hiện qua việc các tòa nhà chất lượng cao và đạt chứng nhận xanh nhận được sự quan tâm cao. Cuối tháng 6/2024, Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) chính thức khai trương Tòa nhà E.town 6 tại quận Tân Bình (TP.HCM) sau nhiều năm thi công. Dự...

Đón Xuân 2025, Sacombank trao ‘tỷ lộc may’ tri ân khách hàng

Trước thềm Xuân mới 2025, Sacombank triển khai chương trình khuyến mại “Xuân Ất Tỵ - Tỷ lộc may” với tổng giá trị lên đến 18 tỷ đồng nhằm tri ân tất cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ, từ ngày 15/1 - 24/01/2025, các khách hàng gửi tiết kiệm, mở mới thẻ tín dụng hoặc có phát sinh giao dịch bảo hiểm sẽ được Sacombank tặng xấp bao lì xì được thiết...

Giá hoa tết phập phù, nông dân Tây Tựu thấp thỏm

Tết đang cận kề, người dân trồng hoa ở Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thấp thỏm vì thị trường tiêu thụ hoa năm nay kém hơn những năm trước. Trong khi đó nhiều loại hoa giá giảm sâu so với dịp này năm ngoái. Thu An ...

Cùng chuyên mục

Giá trong nước đi ngang

Dự báo giá cà phê ngày mai 27/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 27/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 26/1/2025 giá cà phê Robusta vẫn giữ mức ổn định và được cập nhật như sau: Giá giao hàng tháng 3/2025 là 5544 USD/tấn, giá...

Tiểu thương xả hàng, cắt lỗ vẫn vắng khách mua

Tết Nguyên đán đã cận kề, thị trường cây trang trí Tết tại thành phố Hà Nội đang hạ nhiệt; nhiều tiểu thương bắt đầu xả cây, cắt lỗ giá nào cũng bán. Chưa tới 3 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường cây Tết đang có dấu hiệu hạ nhiệt, khách mua cây trang trí Tết cũng giảm khiến lượng cây, gồm: Hoa đào, quất, bưởi, hoa mai… vẫn tràn...

Dự báo giá tiêu ngày mai 27/1/2025, trong nước đi ngang

Dự báo giá tiêu ngày mai 27/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 27/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 27/1/2025 đi ngang, bình ổn, neo ở mức khá cao. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 26/1/2025 như sau, thị trường tiêu...

Tàu thuyền về cảng nghỉ Tết đầy ắp tôm cá, chủ tàu bỏ túi trăm triệu

Những con tàu đầy ắp hải sản tấp nập cập cảng Lạch Vạn (Nghệ An) những ngày cuối năm, mang lại thu nhập cao cho ngư dân để đón một cái Tết đầm ấm, an vui. Cảng cá Lạch Vạn (huyện Diễn Châu) là một trong 5 cáng cá lớn nhất tỉnh Nghệ An. Nơi đây có khoảng 1.000 tàu cá của ngư dân địa phương thường xuyên ra vào, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động...

Mới nhất

Đi sắm Tết chớ nên bỏ qua

Đây là 3 loại quả quen thuộc với người Việt nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho gan. ...

Đây là con động vật hoang dã khiến dân tình chụp ảnh lia lịa ở khu rừng rộng 115.000ha tại Đắk Lắk

Thay vì cưỡi voi, du khách khi đến Vườn quốc gia Yok Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk sẽ vào rừng tham quan, tìm hiểu các hoạt động, sinh hoạt...

HLV Shin Tae-yong nhận đủ tiền đền bù, chúc Indonesia dự World Cup

Chiều 26/1, HLV Shin Tae-yong chính thức nói lời chia tay với Indonesia. Nhà cầm quân cùng nhóm trợ lý Hàn Quốc trở về quê nhà sau quá trình thanh lý hợp đồng. Ông Shin có thể nhận đến 3,6 triệu USD tiền đền bù từ Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) cho hơn 2,5 năm hợp đồng...

Mới nhất

Giá trong nước đi ngang