Trang chủNewsThời sựtạo mọi điều kiện để nữ trí thức phát huy năng lực,...

tạo mọi điều kiện để nữ trí thức phát huy năng lực, tâm huyết


Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các đại biểu Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương và lãnh đạo Hội Nữ trí thức Việt Nam 
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các đại biểu Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á – Thái Bình Dương và lãnh đạo Hội Nữ trí thức Việt Nam 


Cùng tham dự có GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch danh dự Hội Nữ trí thức Việt Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga; GS.TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam; bà Sarah Matilde Catherine Peers, Chủ tịch Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ quốc tế (INWES).

Theo các báo cáo, sau 13 năm hoạt động, Hội Nữ trí thức Việt Nam ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Hội Nữ trí thức Việt Nam đã tập hợp, thu hút được gần 6.000 hội viên phát triển hội viên ở 12 tỉnh/thành phố, 31 viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan Chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.

Hội đã có nhiều hoạt động phong phú, phát huy thế mạnh, tích cực thực hiện công tác tư vấn, phản biện, giám định xã hội, đóng góp ý kiến về các chính sách kinh tế-xã hội và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam nói chung và nữ trí thức nói riêng; phát huy thế mạnh, nâng cao vai trò của nữ trí thức trong nghiên cứu khoa học, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước; tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện, nhân đạo; đẩy mạnh quan hệ, hợp tác quốc tế…

Trong đó, năm 2018, Hội Nữ trí thức Việt Nam đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đăng cai, tổ chức thành công Hội nghị thường niên Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Năm nay, Hội nghị thường niên với chủ đề “Vai trò của phụ nữ trong khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế vì phát triển bền vững” do Hội Nữ trí thức Việt Nam đăng cai, tổ chức đã thành công tốt đẹp.

Thủ tướng nhấn mạnh, Hội nghị Mạng lưới khu vực năm 2024 do Hội Nữ trí thức Việt Nam đăng cai tổ chức tại Thủ đô Hà Nội là một minh chứng sinh động cho sự chủ động hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ của đội ngũ nữ trí thức Việt Nam 
Thủ tướng nhấn mạnh, Hội nghị Mạng lưới khu vực năm 2024 do Hội Nữ trí thức Việt Nam đăng cai tổ chức tại Thủ đô Hà Nội là một minh chứng sinh động cho sự chủ động hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ của đội ngũ nữ trí thức Việt Nam 


Đầu tư cho xây dựng, bồi đắp nguyên khí quốc gia

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức thường niên luân phiên giữa các nước, khẳng định sự quan tâm của các quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm tạo ra một diễn đàn chung cho các nhà khoa học nữ tiêu biểu.

Đây là sự kiện không chỉ để kết nối và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm; mà còn góp phần khẳng định vai trò quan trọng của các nhà khoa học, kỹ sư nữ trong việc giải quyết những vấn đề cấp bách của nhân loại, của khu vực và mỗi quốc gia, đóng góp vào sự phát triển bền vững và thịnh vượng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới.

Đặc biệt, Hội nghị Mạng lưới khu vực năm 2024 do Hội Nữ trí thức Việt Nam đăng cai tổ chức tại Thủ đô Hà Nội là một minh chứng sinh động cho sự chủ động hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ của đội ngũ nữ trí thức Việt Nam. Sự kiện càng có ý nghĩa khi Việt Nam vừa tổ chức Ngày hội Đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024.

Thủ tướng cho biết, trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam luôn coi trọng trí thức, coi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp”.

Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/11/2023, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới, xác định: “Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện là đầu tư cho xây dựng, bồi đắp nguyên khí quốc gia”.

Theo Thủ tướng, trong thành tựu chung của đất nước có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ trí thức nói chung, các nữ trí thức nói riêng 
Theo Thủ tướng, trong thành tựu chung của đất nước có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ trí thức nói chung, các nữ trí thức nói riêng 


Trong nhiều thập kỷ qua, Việt Nam kiên trì mục tiêu phát triển bền vững, xác định khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đồng thời, luôn đề cao vai trò của phụ nữ, nỗ lực không ngừng thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển đội ngũ nhà khoa học nữ, tạo điều kiện tốt nhất cho phụ nữ phát triển tài năng, vượt qua chính mình, đóng góp cho đất nước, khu vực và thế giới.

Theo Thủ tướng, từ vị trí là một trong những nước chịu nhiều đau thương, mất mát nhất sau chiến tranh thế giới hai, qua gần 40 năm tiến hành đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhờ có sự chung tay, đồng lòng của toàn dân tộc và bạn bè quốc tế, trong đó có những đóng góp quan trọng của đội ngũ trí thức nói chung, các nữ trí thức nói riêng, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; GDP bình quân đầu người tăng 58 lần so với trước khi đổi mới, đạt 4.300 USD năm 2023; đứng thứ 34 trong số các nền kinh tế lớn và nhóm 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất toàn cầu.

Việt Nam được Liên Hợp Quốc công nhận là một trong những nước đi đầu trong thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ; được cộng đồng quốc tế đánh giá là một biểu tượng của tình hữu nghị và hàn gắn vết thương chiến tranh.

Xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024 của Việt Nam đã cải thiện đáng kể, đạt vị trí 44/133 quốc gia (tăng 2 bậc so với năm 2023, tăng 4 bậc so với năm 2022). Việt Nam trở thành điểm đến tin cậy của nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung, Google, Apple, Meta, Nvidia…

Các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới luôn được chú trọng thực hiện. Năm 2023, Việt Nam đã có 11/20 chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đề ra cho năm 2025. Chỉ số bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022.

Thủ tướng đánh giá, ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội; thế giới đang đối diện với nhiều thách thức lớn như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, già hóa dân số, cạn kiệt tài nguyên và bất bình đẳng giới…

GS.TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam, phát biểu tại buổi gặp mặt 
GS.TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam, phát biểu tại buổi gặp mặt 


Đây là những vấn đề vừa mang tính toàn cầu, vừa mang tính toàn dân, không chỉ đòi hỏi những giải pháp kỹ thuật mà còn cần sự hợp tác chặt chẽ, nỗ lực lớn từ các quốc gia, cộng đồng và đặc biệt là từ giới khoa học. Chính các nhà khoa học, kỹ sư nữ với trí tuệ và sự nhạy bén đang và sẽ tiếp tục đóng góp vào việc tìm ra những giải pháp sáng tạo, hiệu quả để vượt qua các thách thức này.

Qua báo cáo, Thủ tướng vui mừng được biết thời gian qua, Hội Nữ trí thức Việt Nam đã có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nữ trí thức.

Hội đã tạo các diễn đàn khoa học cho nữ trí thức được thể hiện sự sáng tạo, tâm huyết và lòng đam mê nghiên cứu khoa học; đóng góp tích cực trong xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội.

Cụ thể như 264 công trình, nghiên cứu, báo cáo khoa học được đăng tải; trên 130 sản phẩm khoa học công nghệ của 26 nhà khoa học nữ được giới thiệu trong triển lãm “Thành tựu Khoa học và Công nghệ của Nữ trí thức Việt Nam”; hơn 200 sản phẩm trên Sàn giao dịch trực tiếp, trực tuyến về công nghệ, sản phẩm khoa học công nghệ…

Hội là nơi hội tụ các cá nhân được tôn vinh trong nước và quốc tế, được nhận các giải thưởng khoa học như: Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ, giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Vifotex, giải thưởng Kovalevskaia, Loreal-UNESCO và các giải quốc tế khác… dành cho các nhà khoa học nữ.

Thủ tướng nhắc tới Anh hùng lao động, PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm, người đã tạo ra hàng chục giống lúa lai năng suất cao và chất lượng; Anh hùng lao động, GS.TS. Huỳnh Thị Phương Liên, người đã làm nên những kỳ tích cho y học nước nhà như sản xuất vaccine viêm não Nhật Bản bất hoạt, là loại vaccine thế hệ 1 thành công; sản phẩm thuốc Trinh nữ hoàng cung của TS. Dược sỹ Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các nước châu Âu…

Hội đã hỗ trợ hiệu quả các nữ trí thức khởi nghiệp, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có giá trị; tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng, góp phần xây dựng một xã hội bền vững.

Thủ tướng khẳng định Hội Nữ trí thức Việt Nam đã từng bước thể hiện vai trò hạt nhân tập hợp đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của đội ngũ nữ trí thức, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam cũng như cho hoạt động của Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Thủ tướng tặng hoa cho các nữ đại biểu tham dự cuộc gặp mặt 
Thủ tướng tặng hoa cho các nữ đại biểu tham dự cuộc gặp mặt 


Chính phủ tạo mọi điều kiện thuận lợi với các nữ trí thức

Người đứng đầu Chính phủ cho biết, hướng tới kỷ nguyên phát triển mới, Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm đến khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đây là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh và bền vững; góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng về biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số, nâng cao năng suất lao động…

Với tinh thần “đổi mới để bứt phá, vượt qua chính mình – sáng tạo để vươn xa, bay cao trong bầu trời kỷ nguyên số và phát triển xanh của nhân loại”, Việt Nam nỗ lực bắt kịp, tiến cùng và vượt lên trong tiến trình đổi mới sáng tạo của nhân loại.

Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam đề cao và thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ hiện đại để phát triển đất nước.

Chính phủ Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức, trong đó có nữ trí thức, phát huy tối đa năng lực, tâm huyết của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho các nữ trí thức, các nhà khoa học nữ tham gia các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; thông qua việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách; đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu khoa học và công nghệ, hạ tầng cho chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; ưu tiên nguồn tài chính, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản trị hiện đại cho nghiên cứu, phát triển khoa học-công nghệ; khuyến khích sự sáng tạo và ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất và đời sống…

Nhân dịp này, Thủ tướng trân trọng cảm ơn và mong muốn Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ quốc tế tiếp tục quan tâm, phối hợp chặt chẽ, chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam; đồng thời kết nối, tạo điều kiện để nữ trí thức Việt Nam tiếp cận, học hỏi và có cơ hội làm việc, trao đổi, hợp tác với các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp công nghệ cao các nước trên thế giới; hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực quản trị, xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách.

Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm cùng các nữ đại biểu tham dự cuộc gặp mặt
Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm cùng các nữ đại biểu tham dự cuộc gặp mặt


Thủ tướng nhấn mạnh, phụ nữ có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của mỗi gia đình, mỗi xã hội, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Phụ nữ vừa là những người mẹ, người vợ, vừa là người lao động, doanh nhân, những kỹ sư, nhà khoa học, đóng vai trò trung tâm, là chủ thể trong xây dựng và phát triển nền kinh tế chăm sóc; thúc đẩy sự mạnh mẽ phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia, khu vực và trên thế giới.

“Càng phấn khởi, vui mừng về những kết quả quan trọng đã đạt được, chúng ta càng mong muốn có được ngày càng nhiều thành quả thiết thực, ý nghĩa hơn nữa của Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ quốc tế nói chung, của Hội Nữ trí thức Việt Nam nói riêng, đóng góp ngày càng lớn cho phát triển đất nước và xây dựng khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cũng như cho một thế giới hòa bình, công bằng, nhân văn, nhân ái, văn minh và phát triển bền vững”, Thủ tướng phát biểu.

Đối với đề nghị của Hội Nữ trí thức về thành lập Quỹ hỗ trợ các nhà khoa học trẻ nữ, Thủ tướng giao Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính nghiên cứu việc thành lập theo các quy định của pháp luật.

 



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/thu-tuong-tao-moi-dieu-kien-de-nu-tri-thuc-phat-huy-nang-luc-tam-huyet.html

Cùng chủ đề

Không để sai chồng sai khi xử lý các dự án kéo dài, tồn đọng

Liên quan đến các dự án đang kéo dài, tồn đọng, Thủ tướng lưu ý, trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo. ...

Việt Nam sẵn sàng mở cửa cho thị trường thịt bò của Brazil

(Dân trí) - Việt Nam và Brazil tiếp tục nâng tầm và cụ thể hóa hơn nữa khuôn khổ Đối tác Chiến lược, đưa hợp tác trên tất cả các lĩnh vực lên một tầm cao mới, đáp ứng tiềm năng và nhu cầu phát triển của hai nước. Ngày 28/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục nâng tầm và cụ thể...

Thủ tướng phát động phong trào ‘bình dân học vụ số’

Việc phát động phong trào 'bình dân học vụ số' là nuôi dưỡng tinh thần dân tộc, tạo động lực và truyền cảm hứng bước vào kỷ nguyên mới với tầm nhìn khát vọng lớn. Gắn chuyển đổi số với cải cách hành chínhCác...

Khởi công Khu công nghiệp VSIP ở tỉnh Thái Bình

Dự án Khu công nghiệp VSIP với quy mô 333,4ha, tổng vốn đầu tư 4.932 tỉ đồng sẽ tạo đà để phát triển kinh tế tỉnh Thái Bình. Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore...

Đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở ngay trong năm nay

Kinhtedothi - Chiều 25/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế về các dự thảo đề án quan trọng chuẩn bị trình Bộ Chính trị. Cùng dự cuộc họp có các đồng chí: Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; các đồng chí Ủy viên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng quà Tết cho người nghèo

Đoàn công tác của Phó thủ tướng đã tặng 100 phần quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, công nhân, người lao động tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ...

Đóng góp cho sứ mệnh AIPA, tạo đột phá với Indonesia và Iran

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN (AIPA) Puan Maharani và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Baqer Qalibaf, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ dự Đại hội đồng AIPA lần thứ 44 (AIPA-44), thăm chính thức Cộng hòa Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran từ ngày 4-10/8.

Không để một xe bị quản lý bởi hai luật

Tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 24/11, nhiều đại biểu đề nghị cần rà soát các nội dung trong dự án Luật Đường bộ, tránh trùng lắp với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Không để một xe bị quản lý bởi hai luậtĐại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) tán thành xây dựng 2 Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đại...

Chuỗi phương thức ‘thao túng’ SCB của Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan, hành vi của Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng đồng phạm được đánh giá là có nhiều chiêu thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi.Với...

Hà Nội tăng bậc trong danh sách các thành phố đáng sống

Tổ chức tư vấn quản lý nguồn nhân lực quốc tế ECA International công bố bảng xếp hạng hằng năm về các thành phố đáng sống nhất. Theo đó, Singapore tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng các thành phố đáng sống đối với người nước ngoài. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Singapore giữ ngôi đầu trong bảng xếp hạng của ECA về thành phố đáng sống. Trong khi đó, Tokyo và Osaka của Nhật Bản lần lượt...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Nền tảng tăng trưởng mới của VNG

"Trước làn sóng AI, chúng tôi không chờ đợi-chúng tôi hành động. Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: đừng chỉ nói, hãy làm. Bắt đầu từ dự án nhỏ, triển khai nhanh trên nhiều lĩnh vực, liên tục thích ứng nhưng luôn đặt giá trị người dùng làm ưu tiên hàng đầu. Yêu cầu chứng minh...

Hành Trình Kiến Tạo Tương Lai Số Hóa Bền Vững Cho Việt Nam

Tầm nhìn và sứ mệnh Trong suốt 20 năm hình thành và phát triển, VNG không ngừng đổi mới vì một tương lai số của Việt Nam. Từ một công ty game trực tuyến khởi nghiệp năm 2004, VNG đã phát triển thành doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, tiên phong trong nhiều lĩnh vực then chốt như...

20 năm không ngừng đổi mới

20 năm qua, chúng tôi liên tục dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực và kiến tạo nên những sản phẩm - dịch vụ "industry first" tại  Việt Nam.Các cột mốc chính:  2004: Khởi nghiệp, tiên phong khai phá thị trường game nhập vai trên PC. 2012: Ra mắt Zalo, nền tảng mạng xã hội đầu tiên của Việt Nam.  2013:...

Để “hồn cốt dân tộc” lưu giữ trong từng tên xã, tên phường?

VHO - HĐND hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận đã họp và ra Nghị quyết thống nhất chủ trương sáp nhập hai tỉnh. Nhân dân, các chuyên gia văn hóa cho rằng, việc sáp nhập này là cần thiết sẽ tạo mối liên kết vùng, phát huy thế mạnh để phát triển kinh tế -xã của hai...

“Phương thức sản xuất số là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA tại tọa đàm “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng...

Mới nhất