Trang chủKinh tếNông nghiệpTạo bước đột phá để phát triển nông nghiệp bền vững

Tạo bước đột phá để phát triển nông nghiệp bền vững


Đòn bẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn 

Nổi bật nhất là chính sách cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết 08. Đến nay, tỷ lệ diện tích cấy máy toàn TP tăng trung bình 15%; trong đó một số huyện tỷ lệ tăng cao như Mỹ Đức (19%), Phú Xuyên (10%), Mê Linh (8 %).

Ứng dụng mạ khay máy cấy trong gieo cấy lúa tại xã Nam Phong (huyện Phú Xuyên). Ảnh: Thu Phượng
Ứng dụng mạ khay máy cấy trong gieo cấy lúa tại xã Nam Phong (huyện Phú Xuyên). Ảnh: Thu Phượng

Theo báo cáo đánh giá của Sở NN&PTNT Hà Nội chính sách khuyến khích đưa cơ giới hóa sản xuất mạ khay, cấy máy là một bước tiến trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp người dân thay đổi tập quán sản xuất lúa nhỏ lẻ, giải phóng sức lao động, tạo điều kiện để sản xuất lúa hàng hóa tập trung với quy mô lớn, góp phần giảm chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thực tế triển khai trên địa bàn TP cho thấy, chi phí cấy lúa bằng máy từ 330.000 – 360.000 đồng/sào (tương đương khoảng 9 triệu – 10 triệu đồng/ha); cấy thủ công, chi phí từ 400.000 – 500.000 đồng/sào/ngày (tương đương khoảng 11 triệu – 13 triệu đồng/ha). Máy cấy đạt công suất 1,5 – 2,5 ha/ngày, gấp khoảng 30 – 50 lần so với lao động cấy thủ công. Năng suất thực tế tại các điểm cấy máy năm 2024 cao hơn từ 8-10%; cho hiệu quả kinh tế 840.000 đồng/sào (23,5 triệu đồng/ha), cao hơn so với phương pháp cấy lúa truyền thống 240.000 đồng/sào (tương đương 6,7 triệu đồng/ha).

Bên cạnh đó, việc áp dụng cấy lúa bằng máy và phun thuốc BVTV bằng thiết bị bay không người lái giúp giảm thiểu tối đa sức lao động cho con người, góp phần tháo gỡ khó khăn việc thiếu lao động lúc mùa vụ tại nhiều địa phương.

Mô hình nuôi trồng thuỷ sản của Hợp tác xã Thuỷ sản công nghệ cao Đại Áng (huyện Thanh Trì). Ảnh: Lâm Nguyễn
Mô hình nuôi trồng thuỷ sản của Hợp tác xã Thuỷ sản công nghệ cao Đại Áng (huyện Thanh Trì). Ảnh: Lâm Nguyễn

Với việc áp dụng hai phương pháp trên, người nông dân được tiếp cận với khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, dần thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, làm cơ sở để hình thành những cánh đồng lúa diện tích lớn, tiến tới sản xuất quy mô hàng hoá trên địa bàn TP.

Đồng thời việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất giúp cây lúa khỏe hơn do cấy nông, mật độ cây lúa đồng đều nên phát huy được hiệu ứng hàng biên, ruộng lúa thông thoáng ít sâu bệnh, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật góp phần bảo vệ môi trường.

Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường theo Nghị quyết 08, hầu hết các địa phương có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP đã nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản. Nhiều cơ sở chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản đã được hỗ trợ cải thiện môi trường. Các vùng sản xuất tập trung được thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định.

Nông dân đã tích cực sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ, phụ phẩm cây trồng thành phân bón hữu cơ cải tạo đất, giúp tăng độ phì nhiêu cho đất, hạn chế các mầm bệnh còn tồn dư trên phụ phẩm, hạn chế lây lan sâu bệnh.

Ngoài ra, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi tiếp tục được triển khai đúng định hướng, diện tích sản xuất cây trồng giống mới, chất lượng cao tiếp tục được mở rộng. Bước đầu, một số cơ sở đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp.

Các huyện, thị xã cần tích cực bố trí kinh phí thực hiện chính sách

Đánh giá về một số khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho hay: năm 2024 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 08 nên người dân còn tâm lý chưa sẵn sàng tiếp cận cơ chế chính sách hỗ trợ với phương thức sản xuất mới (cấy máy, phun thuốc bằng máy bay).

Thiết bị máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật tại huyện Đông Anh (Hà Nội). Ảnh: Thu Phượng
Thiết bị máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật tại huyện Đông Anh (Hà Nội). Ảnh: Thu Phượng

Trong khi đó, việc bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách về sản xuất nông nghiệp của các huyện, thị xã còn hạn chế, thậm chí một số huyện không bố trí. Đáng nói, một số địa phương có tâm lý ngại thực hiện các nội dung mới, khó, chưa chủ động nghiên cứu các quy định, chưa linh hoạt trong triển khai thực hiện.

Ngoài ra, một số chính sách chưa triển khai được do còn chậm trong công tác xây dựng kế hoạch hoặc do người dân còn tâm lý e ngại nên chưa đăng ký tham gia thực hiện, như: Chính sách khuyến khích sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; Chính sách khuyến khích xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản giống, bảo quản nông sản; Chính sách hỗ trợ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; Chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Chính sách hỗ trợ cấp mã số vùng trồng; Chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình điểm phát triển nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, trải nghiệm.

Do đó, Sở NN&PTNT đề nghị UBND TP tiếp tục chỉ đạo UBND các huyện, thị xã bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách về tập huấn kỹ thuật sản xuất, nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thủy sản tại vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung; hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo quy định tại Nghị quyết 08.

“Năm 2025, Hà Nội sẽ phát triển nền nông nghiệp Thủ đô theo hướng hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Hà Nội cũng phát triển mạnh nông nghiệp xanh, sinh thái thông minh, gắn với phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch nông thôn, giáo dục trải nghiệm. Vì vậy, việc các huyện, thị xã tích cực thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 08 có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng” – Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại nhấn mạnh.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/tao-buoc-dot-pha-de-phat-trien-nong-nghiep-ben-vung.html

Cùng chủ đề

Nông dân Hà Nội làm giàu nhờ trồng rau an toàn

Những vùng rau an toàn cho thu nhập tiền tỷ Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) là đơn vị điển hình của Hà Nội trong sản xuất, tiêu thụ rau an toàn. Giám đốc Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn Hoàng Văn Thám chia sẻ, để tạo sức cạnh tranh trên thị trường và nâng cao giá trị từ cây rau, hợp tác xã luôn tuân thủ quy định sản xuất rau...

Hà Nội sẽ có Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Theo Kế hoạch số 73KH-UBND, TP Hà Nội phấn đấu đến năm 2030, ít nhất 20% nhiệm vụ khoa học và công nghệ về ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong nông nghiệp được nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao phục vụ phát triển nông nghiệp của Thủ đô. Thúc đẩy hình thành, duy trì và phát triển ít nhất 10 doanh nghiệp có phương án sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ...

Tăng chiều sâu trong liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản

Gần 1.000 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn Những năm qua, chuỗi liên kết lúa gạo của Hợp tác xã (HTX) Sản xuất kinh doanh nông nghiệp Đoàn Kết (huyện Ứng Hòa) đã và đang nâng tầm giá trị của hạt gạo Ứng Hòa. Giám đốc HTX Sản xuất kinh doanh nông nghiệp Đoàn Kết Cao Thị Thủy chia sẻ, hợp tác xã đã tập trung sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao hàng hóa theo...

nông dân “căng mình chống mưa rét cho rau màu

Mưa rét, nồm ẩm kéo dài Cánh đồng xã Vân Nội (huyện Đông Anh) nhộn nhịp từ sớm. Bà con mỗi người một việc, nhanh tay chăm sóc, thu hoạch rau màu. Một bộ phận nông dân khẩn trương lắp đặt mái che nilon để bảo vệ cây trồng. Bà Nguyễn Thị Nội (thôn Thố Bảo, xã Vân Nội) cho biết, vụ sau Tết, gia đình trồng 4 sào rau xanh, chủ yếu là các giống cây ăn lá. Thời...

Bứt phá ngoạn mục trong ứng dụng mạ khay, cấy máy

Hội thi là cơ hội để nông dân, hợp tác xã giao lưu, học hỏi kinh nghiệm gieo cấy lúa bằng máy hiệu quả, qua đó thúc đẩy ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.Hội thi có sự tham gia của 12 đội thi đến từ 10 huyện: Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba vì, Sóc Sơn, Mê Linh và Đông Anh. “Máy cấy trong tay, mùa vàng chắc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Kiên trì giữ và chăm vườn tiêu, nay giá tiêu tăng cao, nông dân một huyện miền núi ở Bình Định lãi lớn

Cũng như nông dân các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, nông dân huyện An Lão (Bình Định) đang tất bật bước vào cao điểm vụ thu hoạch hồ tiêu với tâm trạng vui mừng, phấn khởi.Bước vào vụ tiêu năm nay, gia đình anh...

Cây dủ dẻ ra thứ hoa thơm thần thánh, con gái toàn giấu ngửi thầm, ra quả dại ngon nhất quả đất

Hoa dủ dẻ quá quen thuộc với người dân quê miền Trung. Dường như nó đã trở thành một "đặc sản" của các vùng trảng cát khô cằn, nắng rát. Nhớ đến hoa dủ dẻ là nhớ về những chùm hoa vàng tươi ẩn mình trong các...

Lần đầu tiên Lễ hội trái cây Việt Nam được tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc

Sau chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Bắc Kinh, Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT đang đồng phối hợp tổ chức Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên tại thủ đô Bắc Kinh, với sự hợp tác của...

Hội Nông dân Sơn La tập huấn, bỗi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động nông thôn mới

Clip: Nông dân Sơn La tích cực tham gia xây dựng nông thôn mớiTích cực thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mớiTriển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng...

Ngăn đà sụt giảm xuất khẩu gỗ

Một trong những giải pháp trọng tâm trong thời gian tới của ngành gỗ trong nước là phát triển bền vững, dựa trên yếu tố cơ bản là sử dụng gỗ có chứng chỉ SFC và sản phẩm giảm phát thải…Đối mặt nhiều khó khăn Hiện nay, mỗi năm ngành gỗ xuất khẩu thu về trung bình trên 10 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Nền tảng tăng trưởng mới của VNG

"Trước làn sóng AI, chúng tôi không chờ đợi-chúng tôi hành động. Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: đừng chỉ nói, hãy làm. Bắt đầu từ dự án nhỏ, triển khai nhanh trên nhiều lĩnh vực, liên tục thích ứng nhưng luôn đặt giá trị người dùng làm ưu tiên hàng đầu. Yêu cầu chứng minh...

Hành Trình Kiến Tạo Tương Lai Số Hóa Bền Vững Cho Việt Nam

Tầm nhìn và sứ mệnh Trong suốt 20 năm hình thành và phát triển, VNG không ngừng đổi mới vì một tương lai số của Việt Nam. Từ một công ty game trực tuyến khởi nghiệp năm 2004, VNG đã phát triển thành doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, tiên phong trong nhiều lĩnh vực then chốt như...

20 năm không ngừng đổi mới

20 năm qua, chúng tôi liên tục dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực và kiến tạo nên những sản phẩm - dịch vụ "industry first" tại  Việt Nam.Các cột mốc chính:  2004: Khởi nghiệp, tiên phong khai phá thị trường game nhập vai trên PC. 2012: Ra mắt Zalo, nền tảng mạng xã hội đầu tiên của Việt Nam.  2013:...

Để “hồn cốt dân tộc” lưu giữ trong từng tên xã, tên phường?

VHO - HĐND hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận đã họp và ra Nghị quyết thống nhất chủ trương sáp nhập hai tỉnh. Nhân dân, các chuyên gia văn hóa cho rằng, việc sáp nhập này là cần thiết sẽ tạo mối liên kết vùng, phát huy thế mạnh để phát triển kinh tế -xã của hai...

“Phương thức sản xuất số là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA tại tọa đàm “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng...

Mới nhất