Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTăng trưởng GDP ít nhất 8% “Chỉ bàn làm, không bàn lùi”

Tăng trưởng GDP ít nhất 8% “Chỉ bàn làm, không bàn lùi”


Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 cả nước và GRDP của từng địa phương ít nhất 8% không phải là một mục tiêu dễ dàng. Tuy nhiên, đó là một quyết sách cần thiết, một sự lựa chọn không thể khác để nền kinh tế bước vào giai đoạn cất cánh lên một tầm cao mới. Với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi,” mọi địa phương đều phải xem đây là một trọng trách phải hoàn thành, không đơn thuần là một con số mang tính tham khảo.

Tăng trưởng GDP ít nhất 8% “Chỉ bàn làm, không bàn lùi”
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng dự Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế ngày 21/2

Từng đóng góp nhỏ tạo nên thành công lớn

Thủ tướng nêu rõ, muốn cả nước tăng trưởng trên 8% thì tất cả các bộ, ngành, địa phương, các lĩnh vực phải tăng trưởng trên 8%, doanh nghiệp trong và ngoài nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân… đều phải tăng trưởng trên 8%. Theo Thủ tướng, đây là thời điểm chúng ta phải tăng tốc, bứt phá, về đích; tận dụng mọi thời cơ để đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, bay cao vươn xa. Tình hình thế giới thay đổi rất nhanh, phải tranh thủ thời cơ, biến khó khăn, thách thức thành động lực, càng khó khăn, thách thức càng phải nỗ lực hơn.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đối diện nhiều khó khăn, việc đặt ra mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 thể hiện tư duy bứt phá, sự quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ, khẳng định tinh thần “Chỉ bàn làm, không bàn lùi” và tạo động lực, nền tảng cho tăng trưởng cao hơn trong giai đoạn tiếp theo. Câu hỏi đặt ra lúc này không phải là liệu có thể đạt được mục tiêu này hay không, mà là làm thế nào để đạt được.

Với những địa phương vốn có “truyền thống” tăng trưởng thấp, mục tiêu GRDP tăng 8% năm nay có thể là một thách thức chưa từng có. Chẳng hạn, trong giai đoạn 2022-2023, một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên như Cao Bằng, Bắc Kạn, Kon Tum, Gia Lai… ghi nhận mức tăng trưởng GRDP rất thấp, trước khi có sự phục hồi tốt hơn trong năm 2024. Tuy nhiên, thay vì coi là khó khăn, đây lại là cơ hội để các địa phương này có bước chuyển mình mạnh mẽ. Điều quan trọng là thay đổi tư duy phát triển, loại bỏ những quan điểm cho rằng “nguồn lực có hạn, khó khăn chất chồng nên phải chấp nhận tăng trưởng thấp”, thay vào đó là tinh thần đổi mới và quyết tâm đột phá. Trên từng địa bàn cụ thể, việc vận dụng, hiện thực hóa các chính sách chung vào địa phương mình; khai thác tốt các thế mạnh riêng có; cải thiện môi trường đầu tư, thu hút doanh nghiệp, đẩy mạnh liên kết vùng… sẽ là những yếu tố giúp tăng trưởng GRDP bứt phá.

Trong khi đó, các địa phương có vai trò đầu tàu như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh… hay các địa phương khác thường đạt mức tăng trưởng GRDP cao liên tục trong những năm gần đây như Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh… sẽ phải tiếp tục duy trì được vai trò động lực, duy trì được “tấm gương điển hình” về tăng trưởng, dẫu biết rằng mục tiêu tăng trưởng cao hơn trên quy mô kinh tế lớn hơn và nền tăng trưởng đã rất cao trước đó là điều không hề dễ dàng.

Thực tế cho thấy không thiếu trường hợp những địa phương từng có mức tăng trưởng thấp nhưng đã vươn lên mạnh mẽ nhờ tư duy đổi mới và quyết tâm bứt phá. Điển hình như Quảng Ninh, từ một địa phương chủ yếu dựa vào khai thác than (chiếm tới 35% trong cơ cấu GRDP năm 2010), đã chuyển mình thành một trong những tỉnh có tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước nhờ chiến lược phát triển du lịch – dịch vụ và công nghiệp – xây dựng. Nhìn lại chặng đường 2015-2024, Quảng Ninh có tới 9/10 năm ghi nhận tăng trưởng GRDP ở mức hai con số. Riêng năm 2024, tăng trưởng chỉ đạt 8,42% và được xem là mức thấp so với chính tỉnh này, song cũng vẫn là mục tiêu cao mà không ít địa phương khác đang nỗ lực phấn đấu trong năm nay.

Tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”

Với Hải Phòng, tăng trưởng hai con số dường như đã trở thành “truyền thống” của địa phương này khi trong 10 năm liên tiếp vừa qua đều duy trì được, với mức tăng bình quân đạt 12,35%/năm. Năm 2025, Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng 12,5% và Hải Phòng cam kết sẽ phấn đấu đạt được mục tiêu này, thậm chí có thể tăng trưởng ở mức cao hơn. Bên cạnh đó, địa phương này cũng đóng góp tích cực vào phát triển hạ tầng và kinh tế vùng, điển hình là cam kết đầu tư 11.000 tỷ đồng vào dự án đường sắt Lào Cai – Hải Phòng.

Bắc Giang có thể xem là một ví dụ điển hình khác. Từng là địa phương chủ yếu dựa vào nông nghiệp thuần túy, nhưng chính sách thu hút đầu tư vào công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo đã giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và cải thiện tăng trưởng. Giai đoạn 2021-2024, tăng trưởng GRDP trung bình đạt trên 14%/năm. Riêng năm 2024, tốc độ tăng GRDP đạt 13,85%, giữ vững vị trí đứng đầu cả nước… Những điển hình như vậy cho thấy ngoài những lợi thế riêng có, nếu có chiến lược phát triển phù hợp, cải cách mạnh mẽ và quyết tâm hành động, mọi địa phương đều có thể “vượt lên chính mình” để đạt được các mức tăng trưởng cao hơn.

Điều đáng mừng là sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP (ban hành ngày 5/2/2025), trong đó có giao chỉ tiêu tăng trưởng GRDP cho từng địa phương, rất nhiều tỉnh, thành đã cam kết sẽ phấn đấu quyết tâm đạt và vượt. Như Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn cho biết, chia sẻ cùng cả nước với tinh thần trách nhiệm và xét tiềm năng, lợi thế của mình, tỉnh Quảng Ninh quyết tâm xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng, phấn đấu vượt hơn 14% trong năm nay (chỉ tiêu tăng trưởng GRDP được Chính phủ giao là 12%).

Với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, tin tưởng các địa phương – dù là các thành phố, địa phương lớn được xem là các đầu tàu; các tỉnh thành trong những năm qua luôn duy trì được tăng trưởng cao, hay kể cả những địa phương vốn lâu nay có “truyền thống” tăng trưởng thấp – sẽ thực sự có tư duy đổi mới, đột phá, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, khai thác hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh riêng có của mình để đạt được mục tiêu đề ra, qua đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung trong năm nay.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/tang-truong-gdp-it-nhat-8-chi-ban-lam-khong-ban-lui-160788.html

Cùng chủ đề

Xây dựng trung tâm tài chính phải có bản sắc riêng

Việc xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là một mục tiêu kinh tế, mà còn là bước tiến quan trọng để nâng tầm vị thế của Việt Nam trên bản đồ tài chính toàn cầu. Cần chính sách quy...

Thủ tướng Canada tuyên bố đối đầu thương mại với Mỹ

(CLO) Thủ tướng Canada Mark Carney tuyên bố rằng mối quan hệ kinh tế và an ninh lâu đời giữa Canada và Mỹ "đã kết thúc", đồng thời khẳng định Canada sẽ phải tái thiết nền kinh tế để giảm sự phụ thuộc vào Washington. ...

11 tỉnh thành được đề xuất giữ nguyên, bức tranh kinh tế ra sao?

Bức tranh kinh tế của các địa phương được đề xuất giữ nguyên đơn vị hành chính cấp tỉnh có sự chênh lệch đáng kể giữa miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc...

Lãnh đạo Bộ Tài chính và UBND TP HCM nói gì về xây dựng trung tâm tài chính tại TP HCM?

(NLĐO)- Việt Nam kỳ vọng xây dựng thành công một trung tâm tài chính hiện đại, đẳng cấp quốc tế. ...

linh hoạt trong chỉ đạo, vượt qua thách thức để phát triển kinh tế

Kinhtedothi- Ngày 27/3, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Lào Cai năm 2025 và công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường chủ trì cuộc họp. Báo cáo kết quả triển khai 10 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, ông Đinh Văn Đăng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dữ liệu – “nguồn tài nguyên mới”để Việt Nam vươn lên mạnh

Trong dòng chảy chuyển đổi số toàn cầu, dữ liệu đang trở thành “nguồn tài nguyên mới”, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới mô hình phát triển. Đối với Việt Nam, đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là “cơ hội vàng” để bứt phá, xây dựng nền kinh tế tri thức, sáng tạo và có giá trị gia tăng cao.Dữ liệu - “huyết mạch” của nền kinh tế...

Bốn nhóm rào cản “kìm hãm” dòng vốn đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3/2025, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) chính thức công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2024 với chủ đề "Huy động đầu tư cho phát triển bền vững". Dù là vùng sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp chủ lực, nhưng ĐBSCL...

Thành lập Tổ công tác về phát triển Trung tâm tài chính TP. Đà Nẵng

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 945/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm tài chính (TTTC) TP. Đà Nẵng. Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ và phát triển TTTC quốc tế tại Đà Nẵng, góp phần tạo nền tảng để biến Đà Nẵng trở thành một TTTC khu vực.Tổ công tác do Giám đốc...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp Từ cuối năm 2024 đến cuối tháng 2/2025, giá lúa trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Tuy nhiên đến nửa đầu tháng 3/2025, giá gạo xuất khẩu của Việt...

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Giá tiêu ổn định ở vùng đỉnh, tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Đà Nẵng: Du lịch Tết Ất Tỵ 2025, lượng khách tăng mạnh

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đánh dấu một mùa du lịch sôi động tại Đà Nẵng khi thành phố đón hơn 469.000 lượt khách, tăng 16,7% so với kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn 2024. Trong đó, lượng khách quốc tế đạt hơn 228.000 lượt, tăng mạnh 29%, còn khách nội địa đạt hơn 241.000 lượt. Doanh thu từ du lịch cũng đạt 1.887 tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm trước.Chăm lo tết cho người dânTheo UBND TP....

Giá USD lao dốc, dự báo mới nhất về tỉ giá tại Việt Nam

(NLĐO) - Giá USD ngân hàng được dự báo có thể chạm 26.000 đồng nhưng đang có nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ tiền đồng ...

Đã đủ cơ sở pháp lý, sẽ làm ngay?

Bộ Công Thương vừa có báo cáo mới nhất gửi Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn. Tại báo cáo này, Bộ Công Thương tiếp tục đưa ra hai trường hợp mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn thuộc...

Xu hướng tiêu dùng sữa tại Việt Nam

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của các loại sữa.

Sàn thương mại điện tử có thể phải nộp thuế thay người kinh doanh

Bộ Tài chính cho rằng, các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng đặt hàng trực tuyến nắm được đầy đủ các thông tin về người mua; thông tin về các giao dịch bán hàng thành công; thông tin về doanh thu, chi phí thông qua sàn của các tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Do đó, sàn TMĐT có thể thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay...

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư trú ẩn vào các cổ phiếu nào?

Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, có thể tìm kiếm nơi “trú ẩn” bằng cách đầu tư vào các công ty hàng đầu, có nội lực để chống chọi được với khủng hoảng. Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn" vào các cổ phiếu nào?Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay,...

Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng

Sabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồngSabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Công ty cổ...

Tiết lộ thù lao lãnh đạo loạt ngân hàng, nơi lãi nhất hệ thống trả thu nhập sếp ra sao?

Nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính năm 2024 qua kiểm toán. Báo cáo minh bạch các khoản thù lao, thu nhập lãnh đạo quản lý được nhận năm ngoái. Chủ tịch LPBank không nhận thù lao 2 năm liềnTại LPBank, ông...

Con trai chủ tịch Nguyễn Duy Hưng bán hết cổ phiếu SSI

Ông Nguyễn Duy Linh - con trai chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng - đã bán ra toàn bộ số cổ phiếu SSI nắm giữ theo hình thức thỏa thuận. Tại báo cáo vừa gửi Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Duy Linh cho...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. 30/03/2025 21:29 (PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. ...

Mới nhất

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Mới nhất