Trang chủNewsThời sựTăng tính minh bạch sau giám sát

Tăng tính minh bạch sau giám sát

Qua 3 năm thực hiện giám sát cán bộ, đảng viên và hoạt động của chính quyền các cấp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhờ đó góp phần quan trọng vào việc xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Đồng thời, nâng cao quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho nhân dân.

Đề nghị khắc phục ngay thiếu sót

Báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ trên, ông Lê Nguyễn Hồng Quang – Trưởng ban Dân chủ – Pháp luật (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh) cho biết, giai đoạn 2022 – 2024, hệ thống Mặt trận của thành phố đã triển khai giám sát 13 nội dung đối với 57 tổ chức và 5 cá nhân, tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến thực hiện công tác dân tộc, chính sách hỗ trợ người dân, cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo, cải thiện môi trường đầu tư, y tế cơ sở và giải ngân vốn đầu tư công…

Cụ thể, Mặt trận các quận, huyện, thành phố Thủ Đức đã tổ chức 239 cuộc giám sát chuyên đề, giám sát 47 các vị là Bí thư, Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn về vai trò nêu gương, vai trò lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, gắn với công tác cải cách hành chính và thực hiện dân chủ ở cơ sở.

bai chinh
Giám sát hoạt động tổ chức chính quyền và cán bộ, đảng viên tại quận Bình Tân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Quốc Định.

Đối với Mặt trận cấp xã đã tổ chức được 184 cuộc giám sát đối với 192 Chi ủy chi bộ khu dân cư và 14 cán bộ, đảng viên là công chức. Nội dung giám sát tập trung vào việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện khu phố, ấp văn hóa gắn với các chủ trương của Thành ủy về xây dựng đô thị văn minh.

Theo ông Quang, kết thúc cuộc giám sát, Mặt trận các cấp đều có báo cáo về kết quả giám sát và kiến nghị sau giám sát gửi các đơn vị được giám sát đề nghị khắc phục những thiếu sót, hạn chế. Song song đó, gửi Ban Thường vụ cấp ủy, chính quyền cùng cấp để chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm kết luận, kiến nghị sau giám sát, và yêu cầu có văn bản trả lời gửi về Mặt trận cấp giám sát.

Bên cạnh hoạt động giám sát của Mặt trận, nhiệm vụ này của các tổ chức chính trị – xã hội cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong đó hệ thống Liên đoàn Lao động đã tổ chức 9 cuộc giám sát ở cấp thành phố và 41 cuộc giám sát ở cấp trên cơ sở. Đối với Hội Nông dân thành phố, 3 năm qua, đã triển khai 24 cuộc giám sát ở cấp thành phố và 362 cuộc ở cấp huyện, cấp xã; Thành Đoàn đã tổ chức giám sát 4 chuyên đề đối với 14 đơn vị là các sở, ngành, chính quyền và cấp ủy các quận huyện trên địa bàn…

Ông Phạm Minh Tuấn – Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, hoạt động giám sát của thành phố đã đi vào nề nếp, biểu hiện ở việc các chủ thể đã lên kế hoạch phân công ngay từ cuối năm trước nhằm chuẩn bị cho hoạt động của năm sau. Nhờ vậy, hoạt động giám sát của các cơ quan, đơn vị thể hiện tốt vai trò của mình, hạn chế sự trùng lắp về nội dung, đối tượng giám sát.

Chủ động hơn trong thực hiện nhiệm vụ

Để công tác giám sát đi vào chiều sâu, hiệu quả, ông Nguyễn Đức Tiến – Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bình Thạnh kiến nghị, cần tập trung định hướng nội dung giám sát cho Mặt trận phường, trong đó chú trọng các chuyên đề giám sát chính quyền giải quyết, trả lời ý kiến tại Hội nghị nhân dân định kỳ hàng tháng, không để xảy ra các nội dung phản ánh, kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được xem xét giải quyết hoặc giải quyết chậm, thiếu tính triệt để.

“Các chuyên đề phù hợp với từng địa phương, đơn vị gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Định hướng các phường việc nâng cao chất lượng của các đoàn giám sát, trong đó tập trung rà soát, mời các vị trí thức, chuyên gia, người có uy tín tham gia các cuộc giám sát” – ông Tiến nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Bình – Thành viên Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh đề nghị, Mặt trận cần đề xuất với Thành ủy, UBND thành phố có công văn hoặc lập kế hoạch các đối tượng giám sát, nhằm tăng cường tính chủ động hơn cho hoạt động giám sát; nội dung giám sát cũng cần dành tỉ lệ nhiều hơn cho các vấn đề mới phát sinh.

Ở góc độ là người bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, ông Nguyễn Thành Đô – Trưởng ban Chính sách, Pháp luật Liên đoàn Lao động thành phố cho rằng, trước hết chú trọng đến công tác nắm bắt những thông tin phản ánh của đoàn viên, người lao động và căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị cũng như những hạn chế tồn tại của các đợt giám sát trước, để từ đó có cơ sở xác định đúng đối tượng, phạm vi cần giám sát.

Ngay sau khi ban hành kế hoạch giám sát, phân công cán bộ theo dõi xuyên suốt, kịp thời trao đổi đến đơn vị, đối tượng được giám sát và thống nhất nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên tham gia đoàn về phương pháp, cách thức giám sát và cung cấp đầy đủ các tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát. Đặc biệt cần có cơ chế phối hợp chế tài, xử lý đối với những cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh Phạm Minh Tuấn cho rằng, hoạt động giám sát của hệ thống Mặt trận phải đạt hiệu quả và chỉ có hiệu quả thì người dân mới có cơ hội thụ hưởng từ hoạt động này. “Làm sâu sắc thêm hoạt động giám sát theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương, qua đó nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức thành viên về hoạt động giám sát” – ông Tuấn mong muốn.



Nguồn: https://daidoanket.vn/tang-tinh-minh-bach-sau-giam-sat-10302039.html

Cùng chủ đề

Bộ Nông nghiệp và Môi trường mang ‘hơi ấm’ đến xã vùng cao Thành Sơn

Thành Sơn - xã đặc biệt khó khăn vừa được Bộ Nông nghiệp và Môi trường lựa chọn để phối hợp cùng với một số đơn vị khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí. Ông Ngần Văn Diễn - bí thư Đảng ủy, chủ...

UBND TP HCM chính thức đề xuất bỏ chế độ hỗ trợ thêm cho cán bộ, công chức nghỉ việc

(NLĐO)- Các trường hợp cán bộ, công chức được giải quyết chính sách hỗ trợ thêm theo Nghị quyết 01 trước ngày 15-3 thì không bị ảnh hưởng. ...

Đề xuất các hình thức kỷ luật cán bộ, công chức vi phạm

Kinhtedothi-Cán bộ vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan, tùy tính chất, mức độ vi phạm, sẽ phải chịu một trong 5 hình thức kỷ luật- một nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) vừa được hoàn tất. Những trường hợp cán bộ bị "cách chức" Bộ Nội vụ đã hoàn tất dự thảo Luật Cán bộ, công chức...

Đề xuất thống nhất cơ chế quản lý đội ngũ cán bộ, công chức

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) nhằm thực hiện thống nhất cơ chế quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ trung ương đến cơ sở là yêu cầu cấp bách trong thời điểm hiện nay. ...

119 cán bộ, công chức được nghỉ hưu trước tuổi

(NLĐO) - 119 cán bộ là công chức, viên chức tại Đà Nẵng được phê duyệt nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 và Nghị định 67 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Cơ bản vẫn là chủ động đào tạo nhân tài

PV: Thưa ông, chúng ta có hẳn Nghị quyết về sử dụng người tài, từ thực tế tham gia các Hội đồng khoa học, quan điểm của ông về vấn đề này như nào?GS.VS Đào Trọng Thi: Chúng...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Hơn 5.000 cơ hội việc làm cho người lao động

Hơn 5.000 cơ hội việc làm chất lượng cao đã tiếp cận với sinh viên, người lao động trên địa bàn thành phố và các khu vực lân cận, thông qua hình thức tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến với hơn 60 doanh nghiệp. ...

Bài đọc nhiều

Ông Thích Minh Tuệ ‘tự nguyện dừng đi bộ khất thực’

(Dân trí) - Trưa 3/6, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) thông tin, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai; hiện không có địa chỉ cư trú...

Chuỗi phương thức ‘thao túng’ SCB của Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan, hành vi của Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng đồng phạm được đánh giá là có nhiều chiêu thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi.Với...

Hà Nội tăng bậc trong danh sách các thành phố đáng sống

Tổ chức tư vấn quản lý nguồn nhân lực quốc tế ECA International công bố bảng xếp hạng hằng năm về các thành phố đáng sống nhất. Theo đó, Singapore tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng các thành phố đáng sống đối với người nước ngoài. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Singapore giữ ngôi đầu trong bảng xếp hạng của ECA về thành phố đáng sống. Trong khi đó, Tokyo và Osaka của Nhật Bản lần lượt...

Wi-Fi 7 có thể phổ biến tại Việt Nam hay không?

Với nhiều ưu điểm vượt trội, Wi-Fi 7 có thể sẽ thay đổi trải nghiệm mạng tại Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua. Wi-Fi 7, còn được biết đến với tên gọi 802.11be, là chuẩn công nghệ mạng không dây mới nhất với nhiều cải tiến vượt trội về tốc độ và hiệu suất. Công nghệ này hứa hẹn mang lại trải nghiệm mạng mượt mà hơn, đặc biệt cho các ứng dụng yêu cầu...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

CHOLIMEX FOOD HOÀ VÀO NIỀM VUI ĐÓN LỄ 30/4 CÙNG CHƯƠNG TRÌNH HUẾ – KINH ĐÔ ẨM THỰC

Chương trình “Huế – Kinh đô ẩm thực” 2025 sẽ diễn ra từ ngày 29/4-02/5 tại Công viên Thương Bạc (đường Trần Hưng Đạo, TP Huế), không chỉ hứa hẹn tạo ra không gian văn hoá ẩm thực đặc sắc mà còn là một trong những điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động văn hóa – lễ hội...

Đối tượng được ưu tiên trong khám, chữa bệnh từ ngày 1/1/2024

Trong hệ thống y tế, việc xác định đối tượng cần được ưu tiên trong khám chữa bệnh là điều cần thiết nhằm đảm bảo tính nhân đạo, công bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 đã có những quy định rõ...

Những thông tin cần có trong hồ sơ khám sức khỏe của nhân viên

Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ nhân viên là hoạt động quan trọng trong chính sách chăm lo toàn diện của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để quá trình khám được diễn ra thuận lợi, chính xác và đúng quy định pháp luật, không thể thiếu bước chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía doanh nghiệp và từng...

“ĐO NI ĐÓNG GIÀY” CHO TÌNH YÊU THĂNG HOA

Chuẩn bị cho ngày trọng đại của đời mình, không ít cặp đôi dành nhiều tâm sức để kiếm tìm tín vật tình yêu ưng ý. Bởi nhẫn cưới là biểu tượng đồng hành, chứng nhân của tình yêu và giây phút thiêng liêng giữa hai người. Trong bài viết này, hãy cùng DOJI “đo ni đóng giày”...

VIMC đồng hành cùng Đoàn tàu Thống Nhất kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tối 29/4/2025, tại Ga Hà Nội, lễ khai mạc hành trình Đoàn tàu Thống Nhất đã được tổ chức trang trọng ngay trước thời khắc đoàn tàu SE1 lăn bánh. Sự kiện có sự tham dự của khách mời và đại diện các doanh nghiệp, trong đó có sự góp mặt của Tổng công ty Hàng hải Việt...

Mới nhất