Trang chủDestinationsQuảng NinhTăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước đối...

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước đối với huy động, sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội


Ngày 7/8, Thường trực Tỉnh ủy nghe và cho ý kiến về tình hình quản lý, huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội theo Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” và Kết luận số 06 ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40 cùng một số nội dung quan trọng. Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Ngay sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, MTTQ, các tổ chức chính trị – xã hội, các cấp, các ngành và Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã tổ chức triển khai tích cực, nghiêm túc, có hiệu quả đến tất cả xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.

Thực hiện Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, ngày 26/6/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 26 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính sách tín dụng xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Đến ngày 31/7/2023, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền trên 1.020 tỷ đồng, chiếm 23% tổng số vốn, tăng 984 tỷ đồng và gấp 28 lần so với thời điểm trước Chỉ thị số 40 được ban hành, đứng thứ 7 toàn quốc về số vốn ủy thác.

Từ hoạt động vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh với thủ tục đơn giản, mức vay và phương thức trả nợ phù hợp, lãi suất ưu đãi, thời gian dài…, người nghèo và các đối tượng chính sách đã dần thay đổi nhận thức theo hướng tích cực, sử dụng vốn có trách nhiệm, trả nợ đúng hạn, tạo được việc làm, tăng thu nhập, nhất là tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nguồn vốn được bảo toàn và phát huy hiệu quả.

Trong giai đoạn 2014-2023, nguồn vốn tín dụng chính sách Trung ương và địa phương tập trung đầu tư đã góp phần giúp trên 30.000 lượt hộ thoát nghèo, cận nghèo bền vững; tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm, tăng thu nhập cho trên 97.000 người lao động. Riêng từ đầu năm 2023 tới nay đã tạo việc làm mới cho gần 2.200 lao động; cho gần 2.900 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng 118.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn và 2.600 căn nhà cho hộ nghèo, gia đình chính sách; trên 430 cơ sở, người lao động được vay vốn chuyển đổi nghề; hơn 4.100 lượt người lao động tại vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo được tiếp cận với nguồn vốn ngân sách địa phương để phát triển sản xuất. Năm 2022, Quảng Ninh đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới ở cả ba cấp và về đích trước 3 năm chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách chênh lệch vùng, miền trong tỉnh.

Thường trực Tỉnh ủy đánh giá cao thời gian qua hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh rất hiệu quả, nhất là sau khi Chỉ thị số 26 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh được ban hành.

Qua ý kiến thảo luận, Thường trực Tỉnh ủy thống nhất, thời gian tới phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền địa phương các cấp đối với công tác huy động, quản lý sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội theo hướng rà soát tối đa các đối tượng thuộc diện bao phủ của hoạt động tín dụng chính sách xã hội để mở rộng đối tượng được thụ hưởng từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội một cách bền vững theo quy định pháp luật. Mục tiêu nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho nhân dân; thúc đẩy phát triển sản xuất; thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, công bằng xã hội, tiến bộ xã hội, thu hẹp chênh lệch vùng miền, khoảng cách giàu nghèo, gắn với các chương trình mục tiêu của quốc gia và của tỉnh.

Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh, các địa phương và các sở, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội rà soát các đối tượng thuộc diện Trung ương quy định và tỉnh Quảng Ninh quy định, nhất là đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo mới thoát nghèo theo tiêu chí Trung ương; hộ nghèo, cận nghèo mới xuất hiện theo tiêu chí mới của tỉnh và các xã, thôn, bản mới ra khỏi diện đặc biệt khó khăn nhưng vẫn nằm trong diện Chương trình 06 để tính toán kỹ càng đối tượng, nội dung nhiệm vụ, nhu cầu, nguồn vốn, lộ trình bố trí đủ nguồn tài chính từ nguồn ngân sách địa phương phù hợp với quy định pháp luật; tăng cường quản lý bằng mô hình tập trung thống nhất, phát huy tối đa năng lực, kinh nghiệm và hệ thống ngân hàng chính sách xã hội để đảm bảo an toàn nguồn vốn theo đúng mục tiêu.

Xem xét, nghiên cứu các ý kiến đề xuất tại hội nghị liên quan tới việc quan tâm mở rộng một số đối tượng được thụ hưởng từ nguốn vốn tín dụng chính sách xã hội như hộ nghèo, cận nghèo mới theo chuẩn mới của tỉnh, hộ sản xuất kinh doanh của vùng miền núi, biên giới, hải đảo gắn với phát triển lâm nghiệp, thủy sản bền vững; những gia đình có người nghiện ma túy, người hoàn lương, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã.

Tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy Ngân hành chính sách các cấp để hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thực hiện đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quản lý và sử dụng vốn đúng mục tiêu, mục đích, cho vay đúng đối tượng; nâng cao trách nhiệm của cấp xã trong việc xác định đối tượng cho vay.

Cùng ngày, Thường trực Tỉnh ủy cũng nghe và cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng khác.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tăng cường nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội

Gia đình bà H (ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, công việc không ổn định, vốn liếng không có cho nên cái nghèo cứ đeo bám. Bà H chia sẻ: "Từ năm 2013, gia đình tôi được tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn của Hội Phụ nữ thôn, được bình xét cho vay vốn chương trình hộ nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã...

Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả vốn tín dụng chính sách

Tham dự hội nghị về phía T.Ư có Phó Trưởng ban Kinh tế T.Ư Nguyễn Hồng Sơn. Về phía TP Hà Nội có Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải. Hơn 1 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn Báo cáo tại hội nghị cho thấy, qua 10 năm triển...

Kinh tế số đang đặt ra yêu cầu mới với tín dụng chính sách xã hội

Ngày 2/7, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo tồn để phát triển kinh tế di sản

Để phát triển kinh tế di sản, làm cho di sản không bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ mai một thì trước khi phát huy giá trị di sản cần nghĩ đến câu chuyện bảo tồn.  Quảng Ninh có kho tàng di sản văn hoá đồ sộ. Trong đó, di sản văn hóa biển, đảo vùng Đông Bắc xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn hóa dân tộc (với các di chỉ văn hóa Hạ...

Những kiến trúc nổi tiếng ở cố đô Huế

Mỗi công trình kiến trúc ở Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, thể hiện những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng. Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu... Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể...

Bảo vệ và phát huy giá trị điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

Năm 2024 tròn 30 năm Vịnh Hạ Long (VHL) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đây cũng là quãng thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý VHL (ảnh) về việc phát huy giá trị điểm đến du lịch VHL. - Ông cho biết VHL có vai trò như thế nào đối...

Hạ Long định vị thành phố di sản

Hạ Long được quy hoạch theo định hướng phát triển mô hình đô thị thông minh, phát triển bền vững, có cấu trúc phát triển gồm 5 vùng và 1 hành lang ven Vịnh Hạ Long và lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối theo hướng đa cực, hài hòa với Di sản thiên nhiên thế giới và các vùng núi phía Bắc. Trong hướng đi chung đó, di sản văn hoá sẽ là nền tảng vững...

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

Bài đọc nhiều

Quảng Yên: Trên lộ trình trở thành thành phố

Với mục tiêu phấn đấu trở thành thành phố vào năm 2025, đô thị loại II trước năm 2030, thời gian qua TX Quảng Yên đã tập trung cho công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Nửa đầu nhiệm kỳ 2022-2025, thị xã đã đẩy nhanh tiến độ hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch một số khu công nghiệp (KCN), các quy hoạch phân...

Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vạn Gia: Tặng 30 phần quà cho các học sinh nhân ngày Quốc tế thiếu nhi

Nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi, chiều 26/5, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vạn Gia phối hợp với với một số địa phương, đơn vị trên địa bàn 2 xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thực (TP Móng Cái) tổ chức gặp mặt, tặng quà cho các cháu học sinh trong 2 chương trình Nâng bước em tới trường, Con nuôi đồn biên phòng và các cháu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên...

Đảng bộ Sở Y tế kết nạp đảng viên mới

Ngày 19/5, tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô, Đảng ủy Sở Y tế đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định kết nạp đảng viên cho 12 quần chúng ưu tú tại các chi đảng bộ cơ sở trực thuộc. Buổi lễ diễn ra trong không khí sôi nổi chào mừng kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890...

Tuổi trẻ TKV ra quân “Ngày Chủ nhật xanh”

Ngày 28/5, tại Công ty Tuyển than Cửa Ông - TKV, Đoàn Thanh niên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Đoàn Thanh niên Than Quảng Ninh tổ chức Lễ ra quân “Ngày Chủ nhật xanh” lần thứ II năm 2023, hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6 và phát động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2023. Chương trình nhằm tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, vận động đoàn...

Đổi mới nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời gian qua, các cấp uỷ, chính quyền của Quảng Ninh đã triển khai sâu rộng Kết luận số 01-KL/TW (ngày 18/5/2021) của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Việc triển khai nghiêm túc, đổi mới hình thức tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Kết luận số 01-KL/TW, cũng như chuyên đề toàn...

Cùng chuyên mục

Nghề nuôi giống cá biển: Mở ra tương lai bền vững cho ngành thủy sản

Nuôi giống cá biển là một trong những khâu quan trọng nhất trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản. Việc sản xuất giống chất lượng cao, số lượng lớn không chỉ đảm bảo nguồn cung cho nuôi trồng mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học biển.

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng: Tối ưu hóa năng suất và chất lượng

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng là một giải pháp hiện đại, giúp nông dân kiểm soát tốt hơn các yếu tố môi trường, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm. Nhà màng giúp điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, CO2... tạo điều kiện sinh trưởng tối ưu cho cây dưa lưới. Nhờ kiểm soát được khí hậu, bạn có thể trồng dưa lưới quanh năm, không phụ thuộc vào mùa...

Đông trùng hạ thảo – dược liệu quý với sức khỏe cộng đồng

Đông trùng hạ thảo, một loại nấm ký sinh độc đáo, đã từ lâu được coi là một trong những dược liệu quý hiếm và có giá trị nhất trên thế giới. Với hình dáng đặc biệt, kết hợp giữa côn trùng và thực vật, đông trùng hạ thảo không chỉ là một hiện tượng kỳ thú của tự nhiên mà còn mang đến những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Mới nhất

Cháy gara ô tô ở Hà Nội

Một gara ô tô nằm trong ngõ 543 đường Giải Phóng (Hà Nội) bất ngờ bốc cháy, người dân đã tìm cách dập lửa nhưng bất thành. Theo thông tin ban đầu, tối 13/2, một vụ cháy xảy ra tại gara ô tô nằm trong ngõ 543 đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Người dân chứng kiến sự việc...

Tổng thống Mỹ điện đàm với Tổng thống Nga và Ukraine, nói sẽ gặp ông Putin tại Saudi Arabia và có lệnh ngừng bắn...

Trung Quốc chỉ trích tư duy “tổng bằng không” của Washington, Australia phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, NATO bất ngờ về thay đổi chính sách của Mỹ trong vấn đề Ukraine, Ấn Độ cáo buộc Pakistan vi phạm lệnh ngừng bắn…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Hé lộ danh tính nhà thầu sẽ thực hiện gói thầu quan trọng của Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái

(PLVN) - Thủy điện tích năng Bác Ái là dự án thủy điện tích năng đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam và là một trong các dự án trọng điểm của EVN triển khai trong năm 2025. Gói thầu 02XL-BA là gói thầu quan trọng nhất tác động đến tiến độ dự án. 13/02/2025 20:22 (PLVN) - Thủy...

Mới nhất

Được rót 18 tỉ đồng