Trang chủDestinationsKon TumTăng cường giáo dục đạo đức cách mạng cho đảng viên

Tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng cho đảng viên



08/08/2023 06:12


Đạo đức cách mạng là gốc của cán bộ, đảng viên; là yếu tố chủ yếu tạo nên chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên; tác động trực tiếp đến năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và uy tín của Đảng; ảnh hưởng lớn đến đạo đức toàn xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, chú trọng và tăng cường công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đảng viên là việc làm hết sức quan trọng đối với các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

Có thể hiểu đạo đức cách mạng là hệ thống các giá trị, chuẩn mực đạo đức của người cộng sản được xây dựng trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa, phát huy giá trị truyền thống đạo đức  tốt đẹp của dân tộc và nhân loại mà mỗi đảng viên phải phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện, xứng đáng là tấm gương để quần chúng noi theo.

Nội dung của đạo đức cách mạng đó là: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, tôn trọng nhân dân, phục vụ nhân dân; là cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; là thường xuyên học tập, tiến bộ; là có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; là tự giác rèn luyện, chống chủ nghĩa cá nhân; là có tình yêu thương con người và có tinh thần quốc tế trong sáng.








Đảng viên chi bộ thôn Đăk Tiêng Klah (xã Đăk La, huyện Đăk Hà) giúp hộ gia đình phát triển kinh tế. Ảnh: SC

 

Thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đảng viên được Đảng ta đặc biệt quan tâm. Cụ thể, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Bộ Chính trị khóa XII ban hành Quy định số 55-QĐ/TW về “Một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”; Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành Quy định số 08-QĐi/TW về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”; Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII ban hành Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 về “Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Bộ Chính trị khóa XIII ban hành Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 về “Kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ”…

Nhờ đó, nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, tổ chức, cán bộ, đảng viên đã có chuyển biến tích cực về vai trò của đạo đức cách mạng và công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đảng viên.

Công tác đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa “xây” và “chống” được tiến hành thường xuyên, hiệu quả; xây là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, chống là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên.

Tại tỉnh Kon Tum, Đảng bộ tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.

Theo đó, đã tổ chức triển khai học tập, quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, XII; Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 43-KH/TU, ngày 18/1/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “ tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Đại đa số cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần tự tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức cách mạng. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với lý tưởng cách mạng, kiên trì phấn đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; có ý thức chính trị cao trong thực hiện chức trách nhiệm vụ.

Không mơ hồ, dao động trước những tình huống khó khăn, phức tạp; có ý thức, trách nhiệm và thái độ kiên quyết trong đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; luôn tích cực, tự giác trong việc học tập và nâng cao nhận thức chính trị, trình độ năng lực công tác của bản thân.

Gương mẫu đi đầu, tận tụy với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đấu tranh với những tư tưởng sai trái, phản động chống phá Đảng, Nhà nước. Dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn chung, vẫn còn một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa thực sự coi trọng công tác  giáo dục đạo đức cho đảng viên; việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của một số cấp ủy, cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên; một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực dụng, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ, dẫn đến tình trạng có cán bộ vi phạm đến mức  phải kỷ luật.

Năm 2022, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã xem xét thi hành kỷ luật 206 đảng viên, 3 tổ chức đảng. 6 tháng đầu năm 2023, cấp ủy các cấp đã xem xét thi hành kỷ luật 72 đảng viên (khiển trách 60, cảnh cáo 9, cách chức 1, khai trừ 2); UBKT các cấp đã xem xét thi hành kỷ luật 22 đảng viên (khiển trách 7, cảnh cáo 4, cách chức 3, khai trừ 8).

Việc tự phê bình và phê bình ở một số cấp ủy, tổ chức đảng còn hình thức, nể nang, né tránh, ngại va chạm. Công tác giám sát của Mặt trận, tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên ở một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa thường xuyên.

Để tăng cường công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đảng viên, các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên cần tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng Đảng gắn với đẩy mạnh học  tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chuyên đề chung và Chuyên đề của tỉnh; thường xuyên giáo dục đạo đức cách mạng cho đảng viên; triển khai thực hiện tốt các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng; thực hiện có hiệu quả việc giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; đồng thời phát huy tinh thần tự học, tự rèn, tu dưỡng đạo đức cách mạng của đảng viên.           

Sông Côn





Source link

Cùng chủ đề

Ứng dụng AI không nên tự phát mà cần cộng hưởng để tạo ra giá trị lớn

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA trong khuôn khổ buổi trao đổi làm việc với Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) diễn ra ngày 23/4/2025 tại trụ sở chính của công ty.  Buổi gặp gỡ đã mở ra cơ...

Ống thép Hòa Phát tự hào góp phần đưa nhà ga T3

Ống thép Hòa Phát đã cung cấp đúng tiến độ 2.400 tấn các chủng loại ống tròn đường kính cỡ lớn, ống tôn mạ kẽm… với chất lượng hàng đầu, góp phần đưa Công trình nhà ga hành khách T3 về đích sớm hơn dự kiến, khánh thành ngày 19/4/2025, chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).  Ống thép Hòa Phát đã cung cấp đúng tiến độ 2.400 tấn các chủng loại ống tròn...

Giám khảo “áp lực” trước dàn thí sinh bước vào chung kết Dalat Best Dance Crew 2025

Giám khảo Viết Thành và Việt Max bất ngờ trước chất lượng thí sinh Dalat Best Dance Crew 2025 – Hoa Sen Home International Cup. Ngày 29/4 và 1/5 sắp tới, hai đêm chung kết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khi chủ thể hiểu rõ giá trị sản phẩm OCOP

Sau gần 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh ngày càng có sức lan tỏa rộng, góp phần khơi dậy tiềm năng của các địa phương. Hiểu rõ lợi ích thiết thực Chương trình OCOP mang lại, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã chủ động tham gia, tích cực đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để được công nhận mới...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong những biểu tượng kiến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất của Tây Nguyên. Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman và nhà sàn truyền thống của người Ba Na, ngôi nhà thờ này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Một ngày đi hết các điểm đến mới ở Măng Đen

KON TUM-Thanh Hằng gợi ý các địa điểm mới có khung cảnh thiên nhiên đẹp ở Măng Đen và lịch trình khám phá trong một ngày. Nguyễn Thanh Hằng, 24 tuổi, người Hà Nội, chuyển vào Măng Đen sinh sống và làm việc được 8 tháng. Thời gian ở đây, cô để dành những ngày cuối tuần, tách mình khỏi công việc, khám phá từng ngõ ngách của thị trấn nghỉ mát này. "Nhiều người nói Măng Đen buồn, ít chỗ chơi, quanh...

Mới nhất

Chụp ảnh miễn phí, thắp lửa yêu nước cho bé

Mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI trân trọng tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt tại cơ sở 286 – 294 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Không chỉ dành cho các bé từ 6 tháng đến 5 tuổi với hoạt động...

Phát hiện, khai quật 9 bộ di cốt của cư dân văn hóa Quỳnh Văn

VHO - Việc tiếp tục khai quật di tích Quỳnh Văn nhằm làm rõ niên đại, giá trị lịch sử của di tích, góp phần bổ sung tư liệu cho lịch sử tiền sơ sử Nghệ An và cả nước, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị...

Triển khai lập hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê trình UNESCO

VHO - BQL Di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang, trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Hội nghị diễn ra chiều 21.4, tại thị trấn Óc...

Vosco và kế hoạch đầu tư đầy toan tính giữa tâm bão thuế quan – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Vosco ‘ra khơi’ giữa bối cảnh đầy sóng gió Chưa đầy một tuần nữa, Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (Vosco) sẽ nhận bàn giao tàu rời Sunlight, được đóng tại Nhật Bản từ năm 2013, dưới sự đồng hành về vốn của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB). Trước đó, cuối tháng 1/2025, Vosco đã...

NÉT QUYẾN RŨ TINH TẾ TỪ NHỮNG ĐÓA HOA

Khi hoa – biểu tượng của sự nữ tính và sức hút của người phụ nữ, được chạm khắc tinh xảo trong từng món trang sức, chúng mang theo một ngôn ngữ mới – ngôn ngữ của sự quyến rũ tinh tế và khí chất nội tại. Bộ sưu tập trang sức kim cương Blooming Rose và Jasmine...

Mới nhất