Trang chủNewsThời sựTăng cường gắn kết bền vững

Tăng cường gắn kết bền vững


thutg-duc.jpg
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (bên phải) đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại Berlin (Đức).

Mối quan hệ Trung Quốc – Đức diễn ra khá tốt đẹp trong thập kỷ qua. Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc và nhu cầu của nước này đối với ô tô, công nghệ Đức đã thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế số một châu Âu. Năm 2022 đánh dấu năm thứ bảy liên tiếp Trung Quốc giữ vị thế đối tác thương mại lớn nhất của Đức, với giá trị trao đổi hàng hóa khoảng 300 tỷ euro. Hơn 5.000 công ty Đức với 1,1 triệu nhân viên đang hoạt động tại quốc gia Đông Á. Nền kinh tế Đức hưởng lợi lớn từ lao động giá rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào và thị trường nội địa khổng lồ của đối tác.

Trong bối cảnh đó, không lạ khi hai bên đặt nhau ở vị trí chiến lược trong tiến trình phát triển giữa lúc kinh tế toàn cầu nhiều khó khăn. Tầm quan trọng thể hiện trước hết là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Phát ngôn của lãnh đạo hai nước cũng toát lên nhu cầu xích lại gần nhau.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nêu rõ, thế giới ngày nay đang ở trong giai đoạn mới của sự thay đổi và điều cần thiết là Trung Quốc và Đức duy trì truyền thống hữu nghị song phương. “Thiếu hợp tác là rủi ro lớn nhất, thiếu phát triển là bất an lớn nhất”, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nhấn mạnh khi gặp gỡ các doanh nghiệp hàng đầu của Đức. Về phần mình, Thủ tướng Đức Olaf Scholz hoan nghênh chuyến thăm và nhấn mạnh tầm quan trọng của vòng tham vấn cấp chính phủ giữa Đức và Trung Quốc lần thứ bảy, với chủ đề “Cùng nhau hành động bền vững”, vốn là hoạt động chỉ được Berlin tiến hành với các đối tác đặc biệt thân thiết.

Bên cạnh nỗ lực củng cố quan hệ hợp tác, giới quan sát cho rằng, Trung Quốc còn muốn cùng Đức vượt qua những khác biệt trong bối cảnh thế giới biến động. Hiểu biết chung vào lúc này đặc biệt quan trọng khi ngày càng có nhiều luồng “gió ngược” tác động lên mối quan hệ song phương. Trong đó, phải kể tới quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ đang trở nên căng thẳng và Liên minh châu Âu (EU) đang muốn giảm sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc cũng như những tác động từ cuộc xung đột tại Ukraine… Trước việc Ủy ban châu Âu đề xuất chiến lược kiểm soát đầu tư và xuất khẩu sang Trung Quốc, tiếng nói của Berlin sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm EU không đi quá xa trong các quyết định điều tiết quan hệ thương mại.

Đức cũng như một số nước châu Âu còn mong muốn Trung Quốc đóng vai trò trụ đỡ trước những rủi ro có thể xảy ra do các chính sách gần đây của Mỹ. Việc Washington tận dụng sự thiếu hụt nguồn cung năng lượng của châu Âu do cuộc xung đột Nga – Ukraine để xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) với giá gấp 4 lần giá bán trong nước được mô tả là “không thể chấp nhận” với Đức. Trong khi đó, Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của xứ Cờ hoa có vẻ ngoài nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp nội địa trong giai đoạn chuỗi cung ứng bị đứt gãy nhưng thực tế lại mang tính bảo hộ khiến các ngành công nghiệp Đức mất lợi thế cạnh tranh.

Chỉ có điều, những mong muốn nói trên hiện đang đối mặt với một số rào cản. Nội bộ Berlin đang có xu hướng cảnh giác trước các quá trình thâu tóm và sáp nhập mà nhóm công ty hàng đầu của Trung Quốc đang tiến hành với nhiều doanh nghiệp Đức. Cùng với đó là lo ngại rò rỉ công nghệ và sáng chế độc quyền. Chưa kể, việc thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc ở thời điểm này cũng sẽ đòi hỏi sự khéo léo của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, để cân bằng quan hệ với các đồng minh trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7): Canada, Pháp, Italia, Nhật Bản, Anh và Mỹ. Về phần mình, Bắc Kinh lâu nay vẫn lên tiếng chỉ trích các quan điểm của Berlin về cuộc xung đột tại Ukraine, cũng như về vấn đề Đài Loan (Trung Quốc).

Dù thế nào, xu hướng quan hệ gắn kết “đôi bên cùng có lợi” giữa Đức và Trung Quốc là dễ thấy và có thể xem là tất yếu. Một số quan điểm khác biệt chắc chắn không thể ngăn cản hai bên tìm kiếm cơ hội hợp tác. Trong bối cảnh đó, chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc rõ ràng là một cơ hội quý báu để hai bên có thể ngồi lại cùng nhau, xác định rõ phương hướng và những bước đi phù hợp cho thời gian tới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Singapore đắt đỏ nhất, tái thiết Ukraine sau xung đột, Giáo hoàng gặp Chủ tịch Cuba,

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/6.

Singapore đắt đỏ nhất, tái thiết Ukraine sau xung đột, Giáo hoàng gặp Chủ tịch Cuba

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/6.

Đất nước châu Âu này là điểm đến đầu tiên trong chuyến xuất ngoại của Thủ tướng Trung Quốc

Nhận lời mời của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ thăm chính thức Đức và tham dự tham vấn liên chính phủ Trung Quốc-Đức lần thứ 7.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ðưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Thủ đô

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025, trước 1 năm so với kế hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được, Hà Nội tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP cho giai...

Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025

Từ ngày 22 đến 27-12, tại 33 Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình, Hà Nội), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức "Phiên chợ nông sản tiêu biểu, chất lượng cao và sản phẩm OCOP" mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Phiên chợ nhằm giới thiệu, quảng bá nông sản chất lượng cao, thân thiện với môi trường; sản phẩm OCOP và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống từ các huyện, thị xã trên địa bàn...

Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11

Chiều 25-10, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức buổi giới thiệu thông tin “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu”. Theo đó, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú cho biết, từ ngày 31-10 đến ngày 4-11-2024, tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3, tỉnh Hưng Yên diễn ra triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Quy mô triển lãm...

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình): “Dấu chấm xanh” trên bản đồ du lịch

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình): “Dấu chấm xanh” trên bản đồ du lịch Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới nhờ những giá trị nổi bật toàn cầu. Phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút khách du lịch là những giải...

Bí ẩn bảo vật quốc gia: Hành trình di sản Hà Nội

Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, Hà Nội là nơi lưu giữ những di sản vô cùng quý giá. Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024, trong đó, có ba bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long là đầu phượng thời Lý, bình ngự dụng và gốm Trường Lạc thời Lê sơ. Bộ sưu tập bảo vật quốc gia tại Hoàng...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Dấu ấn hoạt động đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong những năm qua, công tác đối ngoại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có dấu ấn to lớn, sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp gỡ nhân sĩ và thế hệ trẻ hai nước, tháng 12.2023, tại Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn Gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Cầu Gianh nghẽn cứng sau Tết!

(NLĐO) - Cảnh tượng hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng chút trên Quốc lộ 1 qua Quảng Bình đang trở thành nỗi ám ảnh sau mỗi dịp nghỉ Tết. ...

Cùng chuyên mục

Kon Tum yêu cầu xử lý 2 hộ dân xâm chiếm hành lang đường bộ

Ngày 5/2, UBND tỉnh Kon Tum cho biết đã có công văn chỉ đạo huyện Đăk Hà yêu cầu xử lý nghiêm 2 hộ dân tự ý san lấp, xâm chiếm hành lang đường Hồ Chí Minh. ...

Đủ nguồn kinh phí để giải quyết các trường hợp nghỉ sau sắp xếp bộ máy

Kinhtedothi - Chiều 5/2, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh đã thông tin liên quan đến việc rà soát, đánh giá công chức, viên chức, người lao động sau khi tinh gọn bộ máy, nguồn kinh phí giải quyết các trường hợp nghỉ chế độ khi thực hiện sắp xếp. Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết: Ngày 31/12/2024, Chính phủ đã ban...

Dự báo thời tiết ngày 6/2/2025: Miền Bắc sắp bước vào chuỗi ngày mưa rét

Dự báo thời tiết, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng tới Bắc Bộ từ đêm 6/2. Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to và giông. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng gần sáng và sáng ngày 7/2, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực...

Không khí lạnh mạnh tràn về, Hà Nội rét đậm 10-12 độ C

(NLĐO) - Từ ngày 7-2, Bắc Bộ đón rét đậm, rét hại, cần bảo đảm sức khỏe cho học sinh tại các trường nội trú; không dùng than sưởi ấm trong phòng kín ...

‘Kinh phí chi trả cho người nghỉ khi sắp xếp thấp hơn trả lương họ trong 5 năm’

Theo Bộ Nội vụ, nguồn kinh phí để chi trả cho người nghỉ sớm khi sắp xếp bộ máy thấp hơn kinh phí chi trả cho họ tiếp tục làm việc trong 5 năm. Chiều 5/2, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, phóng viên đề nghị đại diện Bộ Nội vụ cho biết việc rà soát, đánh giá số lượng công chức, viên chức sẽ giảm khi hợp nhất, tinh gọn và sắp xếp bộ máy sau khi...

Mới nhất

Ban Hiệu suất Chính phủ của tỉ phú Elon Musk trọng dụng nhân tài gen Z

Một nhóm kỹ sư trẻ thuộc thế hệ gen Z đang hỗ trợ tỉ phú Elon Musk tiếp quản vai trò then chốt trong Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) do ông lãnh đạo. ...

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tham dự chương trình Khách mời ASEAN và đồng chủ trì Tham vấn chính trị Việt Nam-New...

Thủ tướng Christopher Luxon nhấn mạnh, Việt Nam và New Zealand có tin cậy chính trị cao, chia sẻ nhiều điểm đồng và còn nhiều tiềm năng hợp tác trên các lĩnh vực mới.

Công an nói gì vụ học sinh bị người phụ nữ lạ dụ dỗ đón trước cổng trường?

Công an thị xã Quảng Trị đã vào cuộc xác minh vụ một học sinh trên địa bàn bị một phụ nữ lạ dụ dỗ đón đi trước cổng trường. ...

Phát hiện “mối liên hệ kỳ lạ” về tuổi thọ của một cặp vợ chồng

Cặp đôi đều có mối liên hệ kỳ diệu về tâm lý và thể chất. ...

Mới nhất