Trang chủDu lịchẨm thựcTản mạn Tết xưa

Tản mạn Tết xưa


Phong tục đón Tết của người Việt xưa diễn ra bình dị, vui vẻ, hòa đồng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Mang ý nghĩa là sự khởi đầu của một giai đoạn gieo trồng mới, một tháng mới, mùa mới, Năm mới, cho nên Tết có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của người Việt.

Với mỗi người Việt, Tết là dịp tụ họp, đoàn viên gia đình. Con cháu đi làm ăn xa, dù bận đến mấy cũng cố gắng về ăn Tết với gia đình. Mọi người ai nấy đều cố hoàn thành công việc, giải quyết công nợ xong hết trước Tết, để có thể đón một năm mới thanh thản, an vui.

Phong tục đón Tết của người Việt xưa diễn ra bình dị, vui vẻ, hòa đồng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết của người Việt là sự giao hòa giữa ước mơ và hiện thực. Tết không chỉ có vật chất, ăn uống, trang hoàng nhà cửa… Tết còn là nét đẹp trong văn hóa tâm linh, nhớ về ông bà, tổ tiên, mọi người hướng về sự đầm ấm, thiêng liêng tình cảm gia đình, dòng tộc, tình làng nghĩa xóm.

Đối với người Việt Nam, nói là ăn Tết ba ngày, nhưng để có 3 ngày Tết đó, phải chuẩn gần như cả năm.

Đầu tiên là nuôi lợn, ngày ấy không có giống lợn lai và thức ăn tăng trọng, mà toàn là giống lợn quê cho ăn cám nấu cây chuối dọc khoai hay bèo tấm. Sức lớn mỗi tháng chỉ 4-6kg. Nên để đạt trọng lượng 50-60kg thịt cho ngày Tết, phải nuôi từ đầu năm.

Tản mạn Tết xưa
Đại đa số người dân, sống bằng nghề làm ruộng ở nông thôn, lấy bánh chưng thịt lợn làm cơ bản để cúng và ăn Tết.

Đối với những nhà có điều kiện gói bánh chưng thì cũng ngay từ đầu tháng chạp đã lo mua gạo nếp, đậu xanh… để sẵn. Thậm chí đến những chiếc lá để gói bánh như lá dong, những chiếc lạt để buộc bánh chưng, bánh giò cũng phải lo liệu trước, không đợi cận Tết mới sắm. Họ lo như thế nào? Những nhà có vườn cây, quanh năm góp nhặt những tàu lá rụng, cắt lấy mà tước mỏng, quấn lại lên bếp để Tết mà gói giò.

Cứ rằm tháng Chạp thì nhà nào cũng làm dưa hành. Hành củ to tròn, mua về ngâm nước gio bếp 5 ngày, rồi bóc vỏ cắt rễ trộn muối hai ngày sau thì đổ nước ngâm, mất 7-8 ngày nữa củ hành mới hết cay chuyển thành dưa chua dôn dốt. Không phải món chính, nhưng trên mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu món này, nên ngày xưa nó được xếp vào 6 loại phẩm vật đặc trưng của Tết: “Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh/Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.”

Không khí Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo lên chầu Trời. Ngày 24 trở đi đã rộn rã lắm rồi, trẻ con mua pháo lẻ ở chợ về đốt chơi đì đùng ở sân đình. Người lớn lau dọn bàn thờ tổ tiên, đi tạ quan thần linh ở những nơi đặt phần mộ ông bà cụ kỵ; tổng vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm…

Từ 27 đến 30 tháng Chạp, nhà nhà lo mổ lợn, gói bánh chưng, bánh tẻ, quấy chè lam, nấu kẹo lạc, làm bỏng mụn.

Chỉ trừ số ít gia đình quan lại và dân phố phường, thành thị là ăn Tết có cao lương mĩ vị đắt tiền, còn đại đa số người dân, sống bằng nghề làm ruộng ở nông thôn, lấy bánh chưng thịt lợn làm cơ bản để cúng và ăn Tết.

Thường là mỗi nhà mổ một con lợn, nhà ít người hoặc nghèo thì chung nhau hai nhà một con, nhà quá ít người hoặc quá nghèo thì ăn đụng một đùi hoặc nửa đùi.

Suốt ngày 28 đến 30 tháng Chạp tiếng lợn kêu eng éc khắp làng xóm, các bến nước hai bên bờ sông kẻ lên người xuống dập dìu, chỗ này cọ lá dong, chỗ kia làm lòng lợn.

Quanh năm bận rộn, bữa ăn đơn giản vài ba món, toàn là rau dưa, cà kiệu, cá tôm, cua lươn, ốc ếch. Tết đến mổ con lợn ra mới có điều kiện bày vẽ trước cúng sau ăn. Cái sỏ thường dùng gói giò gọi là giò thủ, đôi thăn giã nhuyễn gói giò lụa, cũng có nhà gói cả giò mỡ. Chả rán thì dùng thịt nạc giã nhuyễn nặn như chiếc đĩa, chả nướng thì thái miếng ướp hành nước mắm, cũng ướp cả riềng mẻ nữa, vót tre làm xiên mỗi xiên 7-8 miếng.

Những khổ thịt ba chỉ hay nửa nạc nửa mỡ luộc qua cho cứng lại rồi thái thỏi bề ngang vài ngón tay, đem áp chảo. Sườn thì chặt quân cờ cặp gắp nướng chả vè hoặc tút xương làm chả chìa. Xương để hầm măng khô. Món nem thính gói lá ổi cũng nhiều nhà làm, vì có nó hương vị Tết mới đậm đà.

Bánh chưng là món ăn ngon, hạt gạo tự mình làm ra chẳng cần đong đếm song ngặt một nỗi là chiếc nồi đồng luộc được ba bốn chục bơ gạo bánh, trong làng chỉ có năm bảy nhà giàu sắm được. Vì vậy phải mượn chuyền tay nhau, phải dạm trước với nhà chủ để còn sắp xếp. Có nhà luộc bánh từ sáng ngày 27, nhà mượn cuối cùng là chiều 30, tính đếm sao cho kịp trả nồi trước lúc gia chủ thắp hương đón giao thừa, tiếng pháo nổ rền mừng năm mới.

Ngoài ba ngày Tết, ăn uống còn kéo dài thêm nhiều ngày nữa. Nào là anh em họ mạc bạn bè ở xa đi du Xuân rẽ vào chơi dùng bữa. Nào là con cháu rong ruổi với các trò vui đánh đu, đánh đáo, kéo co, chọi gà, đánh vật, đánh cờ, lúc đói bụng lại đáo về lục lọi thức ăn. Tục là như thế: “Tháng giêng là tháng ăn chơi.” Ăn chơi cho bõ cả mùa đông lăn lộn ngoài đồng hai sương một nắng. Ăn chơi, vì mọi việc đồng áng đã xong.

Khâu chuẩn bị cuối cùng là món tiền lẻ để phát vốn cho trẻ con. Trước tiên là sáng mùng Một phát vốn cho con cháu trong nhà, sau đó bất cứ đứa trẻ nào đến chơi cũng được phát vốn. Trường hợp có bổn phận phải đến chúc Tết các bậc vai vế bề trên, thì cũng cần mang theo tiền lẻ để phát vốn cho trẻ nhỏ.

Chiều 30 Tết, nhà nào cũng cắm một cây nêu ở giữa sân, dùng cây tre nhỏ hay cây nứa còn bánh tẻ để nguyên ngọn cong vút như cần câu, buộc lá cờ đuôi nheo xanh đỏ hoặc túm lá dứa dại làm tín hiệu chào đón ông bà ông vải về ăn Tết, và để ngăn trừ ma quỷ. Xem ra công việc chuẩn bị cho Tết rất nhiều và vất vả. Nhưng cũng lạ là không ai kêu ca, mà trẻ già trai gái ai nấy đều vui mừng háo hức.

Tản mạn Tết xưa
Người dân dọn nhà, gói bánh chưng đón Tết.

Sửa soạn cho Tết để đón chào Năm mới, không phải chỉ lo các thứ như mọi ngày mà còn sắm sửa cho những mối ân tình, những quan hệ thâm sâu.

Đúng 0h, mọi người thắp đèn hương cúng ông bà, ông vải, người thân đã khuất…, chào đón Xuân sang.

Theo tục xông đất, người Việt quan niệm nếu ngày mùng 1 Tết, mọi việc diễn ra suôn sẽ thì may mắn quanh năm. Khách đầu tiên đến thăm nhà trong năm mới vì thế rất quan trọng.

Cứ vào dịp cuối năm, mọi nhà lại cố ý tìm trong gia đình, họ hàng những người có tính tình vui vẻ, hoạt bát, nhanh nhẹn, đạo đức tốt, nhờ đến xông đất đầu năm. Người đến xông đất thường chỉ đến nhà 5-10 phút chứ không ở lại lâu, với mong muốn cầu cho mọi việc trong năm được trôi chảy.

Trong 3 ngày Tết, phụ nữ có thể đi lễ ở đình, chùa, đàn ông đánh tổ tôm, chơi cờ, làng tổ chức các trò chơi dân gian. Đến chiều ngày mùng 3 Tết, gia đình làm lễ tiễn tổ tiên.

Ngày mùng 1, mùng 2, người dân kiêng sát sinh, không động thổ quét tước để màu sắc Tết không bị mất đi quá sớm.

Trong những ngày Tết, mọi người kiêng nói những điều không hay, không đánh nhau, cãi nhau trong dịp Tết, xóa bỏ mọi hận thù, xích mích.

Người nghèo được bà con họ hàng tạo điều kiện để cùng ăn Tết; người hành khất chỉ cần đứng trước cửa nói vài câu may mắn sẽ được gia chủ mang bánh chưng, thịt, giò ra cho. Người Việt thường quan niệm: “Khó đói chẳng lo 3 ngày Tết / Giàu sang rộng mở tấm lòng thương.”

Đến ngày mùng 7 Tết, mọi gia đình sẽ làm lễ hạ nêu, Tết Nguyên đán kết thúc. Người ta lại tụ tập gặp nhau ở những chốn linh thiêng như đình, chùa, miếu, mạo, nơi tổ chức những cuộc vui xuân, xách nước, hát chèo tuồng, thổi cơm thi.

Con cháu khi đã ra ở riêng, dù xa xôi cách trở, cũng tìm về lo liệu biếu Tết cho ông, bà, cha mẹ nhiều ít tùy hoàn cảnh sinh sống. Nếu dư dả thì của ngon vật lạ, nếu nghèo túng thì cũng phải có thứ gì nhỏ làm quà. Nếu ông bà, cha mẹ sống cảnh giàu sang có khi con cháu đưa đến một cành đào, hai chậu cúc, hay vài củ thủy tiên có khi chỉ có một cối pháo cũng đủ làm cho đấng sinh thành hài lòng. Ngoài bổn phận con cháu, còn bổn phận học trò. Dù bây giờ có trở thành ông nghè, ông cống bia đá có đề tên thì ông học trò cũng phải nhớ về thăm thầy cũ.

Theo Vietnamplus.vn

https://mega.vietnamplus.vn/tan-man-tet-xua-5542.html



Nguồn: https://thoidai.com.vn/tan-man-tet-xua-196681.html

Cùng chủ đề

Khi người trẻ mê cổ phục

Cổ phục Việt ngày càng được nhiều bạn trẻ yêu thích. Sự kiện “Bách hoa bộ hành” Tết 2025 vừa được tổ chức tại không gian phố cổ Hà Nội là một trong những hoạt động cộng hưởng trong kỳ "Tết Việt - Tết Phố”, thu hút tới 400 thành viên mặc trang phục truyền thống Việt Nam, đi qua các điểm di tích lịch sử của Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội. ...

NSND Bạch Tuyết, Jun Phạm… “Du yên” cùng VTV 2025

(NLĐO) - Chương trình "Đón Tết cùng VTV" 2025 có chủ đề: "Du yên - Chuyến viễn du của bình yên". ...

Khám phá tết xưa giữa những không gian đương đại quyến rũ

Từ "Hương vị Mũi Né", "Hương vị ẩm thực Chăm" đến "Hương vị Á Âu" và khép lại...

Tết Việt ấm áp tại Pakistan

Ngày 17/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan đã tổ chức chương trình “Tết Cộng đồng - Xuân Quê hương” chào đón Xuân Ất Tỵ 2025. Chương trình diễn ra trong không khí đầm ấm với sự tham dự của hơn 100 khách mời là bà con người Việt đang sinh sống và làm việc tại địa bàn; các đại sứ, cao ủy ASEAN tại Islamabad; các cựu đại sứ Pakistan tại Việt Nam cùng đông đảo lãnh đạo...

Tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân”

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động Tết kéo dài từ ngày 20/1 - 6/2 với nhiều hoạt động đặc sắc. Với trưng bày không gian Tết truyền thống, chúng ta...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thăm, tặng quà Tết cho con ngư dân nhận đỡ đầu

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân và Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà và trao tiền hỗ trợ cho con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn được đơn vị nhận đỡ đầu năm 2025. Lữ đoàn 171 tặng quà Tết cho con ngư dân nhận đỡ đầu Sáng...

Lãnh đạo Lào chúc mừng Việt Nam nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng

Trong hai ngày 21 và 22/1, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm đã tiếp hơn 20 đoàn lãnh đạo cấp cao của Lào, bao gồm đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, các ban, bộ, ngành, Mặt trận và đoàn thể nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025. Tại buổi tiếp, các lãnh đạo Lào đã gửi lời chúc mừng...

Tết ấm áp đến với trẻ em vùng cao Quảng Trị và Quảng Ngãi

Trong hai ngày 21 và 24/1, tổ chức Zhi Shan Foundation đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” dành cho 3.000 trẻ em vùng cao tại huyện Đakrông (Quảng Trị) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Chương trình mang đến cho các em bữa tất niên đặc biệt tại trường với nhiều món ăn phong phú. Ngoài bữa ăn,...

Đồng Tháp: 100% sản phẩm OCOP được kinh doanh trên thương mại điện tử

Hơn 90% doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Đồng Tháp tham gia kinh doanh trên thương mại điện và 100% sản phẩm OCOP của tỉnh được kinh doanh trên thương mại điện tử. Bà Võ Phương Thuỷ, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại hội thảo. Phát biểu tại hội thảo, bà Võ Phương Thuỷ, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh: Thương mại điện tử đã và đang là xu hướng toàn...

Quảng Nam: ký kết phối hợp thông tin đối ngoại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025

Ngày 22/01, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức lễ ký kết phối hợp trong công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025. Qua thảo luận về công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025, hai...

Bài đọc nhiều

Phở bò Wagyu, gan ngỗng dát vàng đắt đỏ nhất Việt Nam lên báo Mỹ

Theo CNN Travel, số tiền mà khách hàng phải trả cho một bát phở như vậy vào khoảng 170 USD (4,1 triệu đồng Việt Nam). Tọa lạc ở một trong những khách sạn cao nhất Việt Nam, nhà hàng này cho biết mỗi ngày họ chỉ phục vụ đúng năm bát phở đặc biệt. “Phở là món ăn dân tộc của Việt Nam, được thưởng thức ở mọi nơi, mọi thời điểm trong ngày và tôi muốn bày tỏ...

'Kiếp nạn thứ 82' của cây đu đủ: Thân muối chua kho cá cực tốn cơm

Đã từ lâu, những món ăn được chế biến từ quả, lá, hoa đu đủ... được nhiều người biết đến và yêu thích. Thế nhưng, việc dùng phần lõi thân cây đu đủ để làm thực phẩm thì có lẽ không nhiều người biết tới. Mới đây, chị Lê Tình (SN 1987, Hà Tĩnh) khiến cộng đồng người yêu thích trồng rau sạch tại nhà "tròn mắt" trước món ăn mà theo chị rất tốn cơm vào mùa đông....

Quán chè nổi tiếng Hà Nội bội thu nhờ ‘món đậu đỏ thoát ế’ ngày Thất tịch

Sáng sớm ngày 22/8 (tức 7/7 âm lịch), Lại Thu Hiền (Thanh Xuân, Hà Nội) dậy sớm hơn mọi khi. Cô gái 24 tuổi tranh thủ rẽ ngang khu chợ gần nhà để mua một cốc chè đậu đỏ mang đi làm, với mong muốn "sớm thoát cảnh độc thân". Hiền cho biết, từ vài ngày trước, cô và đồng nghiệp đã hẹn nhau ăn chè đậu đỏ. Những người trẻ này có niềm tin rằng, "ăn đậu đỏ...

Khách xếp hàng chờ, bê phở ngồi vỉa hè thưởng thức

Trên phố Ấu Triệu cạnh Nhà thờ Lớn Hà Nội có một quán phở luôn tấp nập người ra người vào mấy chục năm qua. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh thực khách xếp hàng dài chờ đợi hay tự tay xếp ghế nhựa, bê phở và ngồi thưởng thức trên vỉa hè. Quán không trưng biển hiệu nhưng thực khách quen gọi là phở Ấu Triệu hay phở Tư Lùn - Ấu Triệu. Chủ quán...

Cùng chuyên mục

Hành muối nước mía ngon lạ miệng, ăn kèm bánh chưng chuẩn vị

Hành muối nước mía là món ăn đặc trưng của người dân Nghệ An, Hà Tĩnh vào dịp tết Nguyên đán. Hành muối bằng cách này sẽ chua ngọt, giòn rôm rốp, không mặn như vị truyền thống. Cận Tết, chị Hoàng Thị Hà ở Nghệ An lại nhớ đến món hành muối nước mía. Đây là món ăn đặc trưng của người dân Nghệ An, Hà Tĩnh. Thuở nhỏ, chị thường thấy mẹ đem hành muối với nước mía để...

Cách luộc gà cúng ngon và đẹp

Gà cúng giao thừa, cúng tổ tiên là lễ vật quan trọng dịp Tết. Dưới đây là cách luộc gà ngon, không bị nứt da trong các mâm cỗ cúng và đãi khách ngày tết Nguyên đán để một năm luôn may mắn, bình an. Xem nhanh: • 1. Chuẩn bị luộc gà • 2. Cách luộc gà cúng ngon và đẹp • 3. Luộc gà bao nhiêu phút? 1. Chuẩn bị luộc gà Để luộc được con gà cúng ngon với làn...

Cách làm hành muối trắng giòn cho ngày Tết Nguyên đán

Hành muối là món ăn 'chống ngán' trong những bữa cơm ngày Tết. Bạn đã biết cách làm hành muối đúng chuẩn cho ngày Tết chưa? Cùng VietNamNet  tìm hiểu cách làm như dưới đây. Xem nhanh: • 1. Nguyên liệu muối dưa hành • 2. Cách làm hành muối ngon cho ngày Tết • 3. Lưu ý khi làm và bảo quản dưa hành 1. Nguyên liệu muối dưa hành Hành củ: 1kg Nước mắm: 1 bát Đường: 4 muỗng Giấm: 1 bát Muối: 2 muỗng Ớt:...

Cách gói bánh chưng đơn giản và vuông vức, đẹp mắt cho ngày Tết

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam. Bánh chưng tự làm luôn khiến người ta cảm thấy ngon miệng và yên tâm hơn. VietNamNet xin giới thiệu cách gói bánh chưng đơn giản và vuông đẹp cho ngày Tết. Xem nhanh: 1. Nguyên liệu gói bánh chưng 2. Cách gói bánh chưng ngon 3. Lưu ý khi gói và bảo quản bánh chưng 1. Nguyên liệu gói bánh chưng Gạo nếp: 4kg Đỗ xanh tách vỏ:...

Người châu Phi lần đầu ăn cỗ kiểu Việt, hết lời khen món gà luộc và chả nem

Hai món truyền thống của người Việt thường xuất hiện trong các dịp giỗ chạp, tiệc tùng ngày lễ, Tết là chả nem và gà luộc khiến những người dân châu Phi lần đầu được ăn liên tục khen ngon. Công Giáp (quê ở Nghệ An) là thành viên quen thuộc của nhóm châu Phi đã gắn bó với Quang Linh Vlogs nhiều năm ở Angola. Ngoài hỗ trợ người dân bản địa canh tác nông nghiệp, anh còn thường xuyên...

Mới nhất

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025...

Giáo viên Hà Nội sẽ được đảm bảo quyền lợi theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội và Sở Tài chính về hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP Ngày 24/1, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho...

Cấp cứu nhiều ca tai nạn giao thông do rượu bia, dọn nhà bị ngã chấn thương

Từ ngày 20-24/1, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận 245 ca cấp cứu do TNGT, 169 trường hợp cấp cứu do tai nạn sinh hoạt. Vào nhập viện trong tình trạng đa chấn thương nghiêm trọng, bệnh nhân H.T.H (39 tuổi,...

Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. Tin mới y tế ngày 22/1: Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễmTheo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong...

EVNCPC có 5 công trình đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2024

DNVN - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa công bố kết quả giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2024. Tổng công...

Mới nhất