Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTâm tính người Việt quanh chuyện uống trà

Tâm tính người Việt quanh chuyện uống trà

Việc chọn trà, pha trà, mời trà là một ứng xử văn hóa, biểu hiện sự tinh tế và lòng mến khách của người Việt. Nét văn hóa này thực chất có cả một hệ thống những kinh nghiệm, những quy ước ứng xử bất thành văn từ ngàn đời xưa.

Người Việt uống trà đầu thế kỷ 20 (Nguồn: Internet) 

Tuy chưa được nâng lên thành văn hóa Trà Đạo như của người Nhật hay Công Phu Trà như của người Hoa, nhưng phong cách uống trà của người Việt vẫn có những giá trị đặc sắc riêng. Nhà nghiên cứu văn hóa – Giáo sư Trần Ngọc Thêm từng nói: “Người Việt Nam mời nhau uống trà không phải đơn thuần là để giải khát, mà là để biểu hiện một phong độ văn hóa thanh cao, một sự kết giao tri kỷ, một tấm lòng ước mong hòa hợp, một sự tâm đắc của những người đối thoại. Người Việt Nam mời nhau uống trà là để bắt đầu một lời tâm sự, để bàn chuyện gia đình, xã hội, chuyện thế thái nhân tình, để cảm thấy trong chén trà có cả hương vị của đất trời, cỏ cây và muôn vật.” Đặc biệt, xung quanh chuyện uống trà, chúng ta có thể phần nào hiểu sâu hơn về tâm tính của người Việt.

Việt Nam là một đất nước có nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đời. Điều này trước hết bị quy định bởi đặc điểm môi trường tự nhiên của nước ta. Việc trồng lúa nước đã chi phối trở lại lối sống, lối ứng xử của người Việt. Trồng lúa nước, trước hết con người phải phụ thuộc vào nước (tức là thời tiết, khí hậu). Bởi vậy, phải chăng văn hóa hay căn tính con người Việt Nam mang tính nước khá nhiều? Đó là sự kiên nhẫn, linh hoạt, mềm dẻo như nước. Bên cạnh đó, họ không chỉ trông chờ vào thiên nhiên, mà phần khác còn phải dựa vào sức người, dựa vào cộng đồng mà cùng làm ăn, sinh sống. Con người làng xã, với tư cách là một mẫu người văn hóa, có tính chất phổ quát và chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử văn hóa Việt Nam.

Người Việt uống trà đầu thế kỷ 20 (Nguồn: Internet) 

Khi xem việc uống trà là một biểu hiện văn hóa trong đời sống người Việt, sẽ thấy nó phản ánh trọn vẹn căn tính truyền thống của người Việt. Đó là con người làng xã, là con người của cộng đồng. Tinh thần cộng đồng được hun đúc từ trong gia đình, làng xóm. Tính cộng đồng khiến người Việt giàu tình yêu thương và đức hy sinh, hy sinh cho cộng đồng nhỏ (gia đình, dòng họ) của mình, đến hy sinh cho cộng đồng lớn (làng xóm, đất nước). Nghệ thuật uống trà phản ánh phong cách văn hoá ứng xử của người Việt Nam. Cây chè mọc lên từ đất, lớn lên trong ánh mặt trời và tắm mình trong gió mưa, nên khi nhấp một ngụm trà, như cảm nhận được cả thiên nhiên đất trời hòa chung trong sự ngọt bùilan tỏa. Trà Việt mang tính chất gần gũi với thiên nhiên, nó dạy cho người thưởng trà cái tính cộng đồng, gần gũi, biết cảm ơn những người đã một nắng hai sương trên cánh đồng chè.

Tính cộng đồng và lối sống duy tình khiến người Việt yêu thích sự công bằng. Ý thức về sự công bằng đó bắt nguồn từ lối sống “tình làng nghĩa xóm” của người Việt, mọi người đều giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau nên ai cũng có quyền lợi và trách nhiệm như nhau. Do đó, xã hội Việt Nam không tồn tại sự phân chia đẳng cấp khắt khe như trong xã hội của các quốc gia khác, kể cả trong thời phong kiến lẫn ở hiện tại. Lấy việc rót trà làm ví dụ, sau khi tráng chén bằng nước sôi cho sạch và giữ nhiệt, người ta xếp các chén vào sát nhau, tạo thành một hình tròn. Các chén nằm sát nhau thể hiện sự gắn bó tình làng nghĩa xóm khi mời nhau chén trà. Hình tròn của các chén xếp cạnh nhau thể hiện mong muốn viên mãn, đầy đủ. Nếu rót trà theo hình tròn của các chén, mỗi chén rót một chút, từ đầu đến cuối, rồi lại vòng ngược lại đến đầu, điều này làm cho trà không có sự chênh lệch đậm nhạt giữa chén đầu và chén cuối. Ý nghĩa của nó là thể hiện sự bình đẳng giữa chủ và khách trong sự hưởng thụ tinh tuý của thiên nhiên.

Bên cạnh trà mạn, đa số người bình dân cũng thích uống chè tươi, chè nụ. Đây là cách uống trà độc đáo của người Việt. Uống chè tươi cũng thể hiện tính chất cộng đồng của văn hóa làng xã Việt Nam, nền văn minh lúa nước Đông Nam Á. Trà nói lên tính lạc quan, yêu đời của người Việt, cộng với tinh thần tự do phóng khoáng, ít chịu ràng buộc khiến trà Việt thấm đượm tính dân gian, dân tộc.

Người Việt uống trà đầu thế kỷ 20 (Nguồn: Internet) 

Nhiều người thường đặt câu hỏi tại sao Việt Nam không có một nền văn hóa trà để sánh với Trà Đạo Nhật Bản, với trà nghệ Trung Hoa, hay trà chiều của Anh quốc? Tuy chưa phát triển thành “đạo” trong uống trà, nhưng người Việtvẫn có nét văn hóa thưởng trà hài hòa, dung dị. Vì vậy, nó không hẳn là “đạo” như trà đạo Nhật Bản, không quá cầu kỳ như trà nghệ Trung Hoa, và không quá thực dụng như trà chiều của phương Tây. Có thể nói, trà của người Việt vừa mang tính thanh cao, thư nhàn, vừa có sự dân dã, mộc mạc, không muốn gò bó trong một khuôn mẫu cứng nhắc nào, phản ánh một tư duy tổng hợp, một sự hỗn dung hài hòa và khôn khéo trong văn hóa người Việt.

Tất cả những điều này không phải ngẫu nhiên mà người xưa thuận tay tạo ra như vậy, đó là thứ văn hóa hết sức giản dị của ông cha ta. Nó mộc mạc và bình dị, hài hòa với thiên nhiên, với mọi người và với chính thế giới nội tâm của mình. Qua cách dùng trà của người Việt, chúng ta cũng thấy được phần nào sự tinh tế của người Việt Nam, thú hưởng thụ cuộc sống bằng những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng chứa đựng biết bao tâm tình.

Nguyễn Lê Phương Anh – thainguyen.gov.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

Ai đỗ trạng nguyên ở tuổi 50 tuổi nhờ nghe lời vợ?

Từng định từ bỏ vì thi mãi không đỗ đạt, sau nghe theo lời khuyên của vợ, ông cố chí học hành và đỗ trạng nguyên ở tuổi 50. Người được nhắc đến là Vũ Tuấn Chiêu (1425-?), còn có tên khác là Vũ Tuấn Thiều, quê phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội ngày nay. Ông từng đỗ trạng nguyên đời vua Lê Thánh Tông, trong khoa thi Ất Mùi (1475).Theo sách Sử Việt những bất ngờ lý...

Tết ở nơi xa

Trong dòng chảy vô tận của thời gian, từ thượng cổ tới nay, dẫu có nhiều ngày lễ tết cổ truyền, nhưng Tết Nguyên đán, hay như hầu hết chúng ta đều gọi đơn giản là Tết, trong tâm thức các dân tộc Việt, người Việt, là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng nhất của một năm. ...

Đón kiều hối từ thế hệ Gen Z làm việc lương cao ở nước ngoài

Việc huy động kiều hối trong giai đoạn mới cần có những chính sách, sản phẩm thu hút được người trẻ, thế hệ Gen Z, Gen Y đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Theo bà Vũ Thị Huỳnh Mai - chủ...

Việt Nam sẽ có ‘Bách khoa Toàn thư Ẩm thực Việt’

Đó là mục tiêu của Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) nhằm tiếp tục hành trình nâng tầm ẩm thực Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Theo báo cáo tổng kết năm 2024, VCCA đã kết nạp thêm 58 hội viên, nâng tổng số hội viên thuộc Hiệp hội lên con số 474 và trở thành hội viên chính thức của Global Chefs Union (GCU). Chương trình trưng bày, giới thiệu tinh hoa ẩm thực Việt...

Hàn Quốc bắt 11 người Việt trốn trong xe tải rời đảo Jeju

Lực lượng tuần duyên Jeju ngày 16.1 thông báo họ đã bắt giữ 11 người Việt bị tình nghi đang tìm cách nhập cảnh trái phép và một người Hàn Quốc đưa người trái phép, theo Korea JoongAng Daily. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội An là một trong những đô thị cổ đẹp nhất Đông Nam Á

Trang CNN liệt kê những lý do du khách nên đến với Hội An, đó là văn hóa pha trộn những ảnh hưởng từ Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Pháp, ẩm thực phong phú, bãi biển tuyệt đẹp, dịch vụ đẳng cấp. Phố cổ Hội An trầm mặc nép mình bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng là một điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách nước ngoài. Mới đây, trang tin CNN đã ca ngợi Hội An...

Bốn thập kỷ trùng tu di tích Mỹ Sơn

Cách đây 20 năm, Khu Đền tháp Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới. Quần thể di tích này cũng đã nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, hàng trăm chuyên gia trong nước và nước ngoài đến nghiên cứu, hỗ trợ trùng tu… Nhiều nhóm tháp từ phế tích được phục dựng gần như nguyên vẹn. Khu Đền tháp Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam...

Thái Nguyên: Thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa ,Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, tỉnh Thái Nguyên có thêm 3 di sản được đưa vào Danh mục, gồm: Chữ Nôm của người Dao tỉnh Thái Nguyên; nghệ thuật may, thêu của người Dao, xã Hợp Tiến (huyện Đồng Hỷ), xã Nghinh Tường và xã Liên Minh (huyện Võ Nhai); hát ví của...

Khánh thành hai phòng trưng bày mới Mỹ Sơn và Đồng Dương tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm-pa Đà Nẵng

Tin từ Đại sứ quán Pháp cho biết, sáng 27-2 tới, hai phòng trưng bày mới mang tên “Mỹ Sơn” và “Đồng Dương” của Bảo tàng Điêu khắc Chăm-pa Đà Nẵng sẽ được khánh thành với sự hiện diện của các lãnh đạo TP Đà Nẵng, Viện Khoa học xã hội, Đại sứ Pháp tại Việt Nam và Trường Viễn Đông Bác Cổ. Hai phòng trưng bày mới này sẽ là nơi tôn vinh thêm giá trị của kho báu...

Phố cổ Hội An, bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị

Phố cổ Hội An nằm cách thành phố Đà nẵng 30km về phía đông nam, cách thị xã tỉnh lỵ Tam Kỳ 60km về phía đông bắc. Từ thế kỷ 16 đến 19, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hải trình thương mại đông - tây, là một thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam dưới triều đại các chúa Nguyễn bởi thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa,...

Bài đọc nhiều

Dân trồng phật thủ rục rịch phục vụ khách hàng dịp Tết 2025

(CLO) Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, người dân làng trồng phật thủ Đắc Sở (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) lại rục rịch phục vụ khách đến mua phật thủ về cúng gia tiên dịp Tết cổ truyền năm nay. ...

Phát triển Kon Tum toàn diện tạo động lực tăng trưởng khu vực Tây Nguyên

Ngày 10/01/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 68/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững của Kon Tum, đồng thời tạo động lực tăng trưởng cho khu vực Tây Nguyên. Thi công kết cấu hạ tầng ở Kon Tum. (Ảnh: Thanh Hưng)  Với việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn...

Bộ trưởng VHTTDL Mỗi địa phương cần sáng tạo để phát triển du lịch đêm

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đêm: Bài toán cần lời giải sáng tạo Vấn đề thu hẹp đào tạo nguồn nhân lực nghệ thuật cũng được đưa ra thảo luận. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng thừa nhận rằng, nếu không có...

Cùng chuyên mục

Chi hàng triệu USD quảng bá lì xì kỹ thuật số

Các công ty công nghệ Trung Quốc đã tặng người dùng hàng triệu USD trong các bao lì xì kỹ thuật số vào dịp Tết Nguyên đán. Phong tục lì xì bắt đầu được số hóa tại Trung Quốc từ đầu những năm 2010, khi các siêu ứng dụng như Alipay và WeChat giúp mọi người thuận tiện hơn khi gửi và nhận tiền ngay trên điện thoại. Họ cũng giới thiệu các cơ chế để thổi sinh khí mới cho...

Thấy tiếng động lạ cặp đôi ‘tá hỏa’ phát hiện thứ mắc kẹt trong tường nhà

Sau khi nghe thấy những tiếng động lạ phát ra từ bên trong bức tường của nhà mình, một cặp vợ chồng đã cắt một phần tấm thạch cao và vô cùng sửng sốt. ...

Nửa đêm đi làm về thấy mẩu giấy con gái để ở giường, bố mẹ vừa đọc vừa khóc

(Dân trí) - "Con biết ba và mẹ rất vất vả nên con đã bật nước, trải chăn cho ba mẹ cảm thấy thoải mái, để cho lưng của ba và mẹ không bị đau nhé" - đọc mẩu giấy con gái để trên giường, vợ chồng anh Tuấn bật khóc. Đã quá nửa đêm, anh Nguyễn Anh Tuấn (36 tuổi) và chị Hoàng Thị Nhung (35 tuổi) mới kết thúc một ngày làm việc, về nhà ở tổ 5...

Thư pháp tiếng Hàn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Thư pháp Hàn ngữ được Cục Di sản Hàn Quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Mới nhất

Người bệnh cao huyết áp ăn Tết cần biết điều này để bảo vệ sức khỏe

GĐXH - Trong mâm cỗ ngày Tết, "kẻ thù" đầu tiên của người bệnh cao huyết áp là chất béo đến từ thịt và da các loại gia cầm. Ngoài ra, các món ăn ngọt, bánh chưng, đồ ăn...

Món ngon đặc trưng trong mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Trung

Mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Trung có những món ngon đặc trưng, được bày thành từng đĩa nhỏ, mỗi thứ bày một ít và bài trí trên mâm tròn. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, văn hóa ẩm thực của miền Trung chịu tác động rất lớn từ thời tiết khắc...

Người nước ngoài mê mẩn Tết Việt: Lì xì, bánh chưng và hơn thế nữa

Những cành đào khoe sắc, chậu quất trĩu quả hay cùng gói bánh chưng và trao bao lì xì đỏ đã trở thành trải nghiệm quen thuộc với người nước ngoài mỗi dịp Tết, giúp họ hiểu rõ về văn hóa và con người Việt Nam. ...

Nhận định bóng đá Fulham vs Man Utd: ‘Quỷ đỏ’ lao dốc

Cuộc đối đầu giữa Fulham và Man Utd diễn ra trên sân vận động Craven Cottage lúc 2h ngày 27/1 là trận đấu muộn nhất vòng 23 Ngoại Hạng Anh. Trong giai đoạn khủng hoảng của "Quỷ đỏ", việc đội bóng này mất điểm trên sân khách nếu xảy ra cũng không phải bất ngờ.Dự đoán kết quả...

Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 tôn vinh 17 đơn vị của Việt Nam

Giải thưởng Du lịch ASEAN là sự kiện thường niên nhằm tôn vinh các địa phương, đơn vị có sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch chất lượng cao, góp phần phát triển bền vững các điểm đến du lịch.Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 gọi tên điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim Việt Nam thắng lớn...

Mới nhất