Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTấm lòng với quê hương ngàn dặm

Tấm lòng với quê hương ngàn dặm

Những năm 1960 tại miền Nam Việt Nam, một lớp thanh niên được cử đi du học ở các nước tiên tiến trên thế giới.

Sau này, họ trở thành những người có tên tuổi và có nhiều đóng góp cho đất nước.

Họ đã bay hơn nửa vòng trái đất để đến những nơi xa xôi như Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Ý, Bỉ… với kỳ vọng sẽ được đào tạo thành nhân tài. Một số người khác, trong đó có Trần Văn Thọ, chọn đi con đường ngắn hơn – sang Nhật Bản, cũng với lòng tin về một nền giáo dục hiện đại sẽ được thụ hưởng.

Đi Nhật Bản mà học về kinh tế như Trần Văn Thọ thì quá hợp “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Bại trận sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, bị tàn phá về vật chất và thương tổn về tinh thần, song nước Nhật đã nén nỗi đau và vết nhục, vực dậy tinh thần dân tộc để phục hưng đất nước, trở thành một nền kinh tế thị trường phát triển hàng đầu thế giới, khiến nhân loại kính nể.

Nhật Bản và Việt Nam ở cùng khu vực “văn minh Đông Á”. Hai nước từng có mối liên hệ về giáo dục từ đầu thế kỷ 20, khi phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu khởi xướng đã đưa 200 thanh niên Việt Nam đầu tiên sang Nhật du học.

1692845.jpg

Ảnh minh hoạ

Được đào tạo và tự đào tạo thành một nhà kinh tế học uyên bác, GS Trần Văn Thọ không dừng lại ở những kiến thức lý thuyết mà luôn tìm cách vận dụng vào những lĩnh vực quan yếu của đời sống xã hội.

Sau ngày Việt Nam thống nhất, GS Trần Văn Thọ về nước, tham gia nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm và được thỉnh giảng ở một số trường đại học. Ông đã đề xuất nhiều kiến nghị, giải pháp cho sự phát triển kinh tế của đất nước từ sự tiếp thu có sáng tạo những bài học kinh nghiệm của Nhật Bản và thế giới.

Theo GS Trần Văn Thọ, hai nhân tố then chốt dẫn đến sự tiến bộ thần kỳ của đất nước mặt trời mọc là năng lực xã hội – trong đó bao gồm tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm – và thể chế với tư cách một nhà nước kiến tạo phát triển. Sống trong lòng xã hội Nhật Bản 56 năm, ông tận mắt chứng kiến và suy ngẫm về những vấn đề cụ thể, như khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao, xây dựng đường sắt cao tốc, giải pháp thi tuyển công chức…

Tuy vậy, GS Trần Văn Thọ không phải là người ủng hộ thuyết duy kinh tế hay chủ nghĩa tự do trong kinh tế. Bàn về những vấn đề kinh tế, bao giờ ông cũng gắn với nền tảng văn hóa và con người, trong đó văn hóa là động lực của sự phát triển, còn giáo dục thì định hướng cho tương lai của văn hóa.

Thật ra, nhiều năm qua, không chỉ riêng GS Trần Văn Thọ mà nhiều trí thức ưu thời mẫn thế, dù chuyên sâu và thành đạt trong lĩnh vực nào, cũng đều quan tâm suy nghĩ và hiến kế cho giáo dục Việt Nam. Bởi lẽ, họ ý thức rằng giáo dục là lĩnh vực liên quan đến tất cả các lĩnh vực khác. Hơn thế, một nền giáo dục có thực chất mới giải quyết được căn bản những vấn nạn về nhân sự, tri thức sáng tạo và thị trường lao động.

Huỳnh Như Phương.jpg

Tác giả (GS Huỳnh Như Phương) trong một dịp gặp gỡ, trao đổi với GS Trần Văn Thọ (bên trái) tại TP HCM. (Ảnh do tác giả cung cấp)

Trên tinh thần đó, những ý kiến của GS Trần Văn Thọ về hệ thống đại học công lập và tư thục, tổ chức đào tạo và cấp bằng tiến sĩ, việc chọn ngành học phục vụ chiến lược công nghiệp hóa… đều rất đáng suy ngẫm.

Đọc những cuốn sách và bài viết của GS Trần Văn Thọ, chúng ta có thể thấy rằng hướng đi trong cuộc đời mỗi người vừa là kết quả tác động từ hoàn cảnh khách quan, vừa là sự kết tinh từ phẩm chất, năng lực và hoài bão của chính người đó.

Theo tâm sự của tác giả, sau khi đỗ tú tài toàn phần Ban Triết, chàng trai Hội An – Quảng Nam vào Sài Gòn với ý định theo học năm dự bị Văn Khoa ở Ban Văn chương Việt Nam, rồi sẽ chuyển sang học Trường Đại học Sư phạm để trở thành một thầy giáo trung học. Một hôm, tình cờ đi ngang cổng Bộ Quốc gia Giáo dục trên đường Lê Thánh Tôn, đọc thấy thông báo tuyển sinh du học theo học bổng của chính phủ Nhật Bản, ông nộp hồ sơ, dự thi và trúng tuyển.

Đặt chân đến Tokyo năm 1968, mãi hơn nửa thế kỷ sau, GS Trần Văn Thọ mới về thăm lại Trường Đại học Văn khoa – nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM. Đây là nơi ông từng nghe những bài giảng văn chương trong niên khóa đầu tiên.

Hôm GS Trần Văn Thọ về thăm trường cũ, chúng tôi ngồi với nhau quanh bàn cà phê trên sân thượng Văn Khoa, nhớ lại những thầy giáo nay đã ra người thiên cổ: Nguyễn Khắc Hoạch, Phạm Việt Tuyền, Lưu Khôn. Cảm động nhất là khi nhắc đến nhà giáo Huỳnh Ngọc Hòa, tức Huỳnh Phan, người anh kết nghĩa đã giúp đỡ Trần Văn Thọ trong những ngày tháng đầu tiên vào đại học.

Huỳnh Phan, tác giả cuốn sách “Câu chuyện thầy trò”, là người đã tổ chức một cuộc phỏng vấn sâu rộng vể cải tổ giáo dục khi mới là sinh viên sư phạm. Đây là một trong những cuốn sách tâm đắc mà tôi đã trích dẫn trong bài báo viết năm 1972 ở Trường Trung học Trần Quốc Tuấn (Quảng Ngãi) và trong cuốn “Ước vọng cho học đường” xuất bản gần đây.

Cũng như Huỳnh Phan và Trần Văn Thọ, những sinh viên Việt Nam dù đi đến chân trời nào vẫn luôn ghi nhớ lời dặn dò của cụ Phan Châu Trinh: “Chi bằng học”. Học để nên người và để góp một phần khiêm tốn cho đời. Họ có thể khác nhau cả về hoàn cảnh lẫn tuổi tác, có thể chưa hề quen biết, mà vẫn gặp nhau trong chí hướng, trong ước vọng và hoài bão về một nền giáo dục nhân bản, khai phóng mang tinh thần dân tộc và hiện đại.

Cũng như GS Trần Văn Thọ, sinh viên Việt Nam dù đi đến chân trời nào vẫn luôn ghi nhớ lời dặn dò của cụ Phan Châu Trinh: “Chi bằng học”. Học để nên người và để góp một phần khiêm tốn cho đời.S



Nguồn: https://nld.com.vn/tam-long-voi-que-huong-ngan-dam-196250122103019153.htm

Cùng chủ đề

Dự án “Vang mãi khúc quân hành” của NSƯT Hương Giang

(NLĐO) - NSƯT Hương Giang với dự án "Vang mãi khúc quân hành" chào mừng 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam. ...

Người trẻ háo hức với an ninh quốc phòng

Những tín hiệu tốt trong thời gian vừa qua đối với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam cho thấy niềm yêu thích tìm hiểu lịch sử dân tộc của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có giới trẻ.   Các bóng hồng xinh đẹp của khối nữ quân nhạc Quân đội nhân dân Việt Nam trong buổi tổng duyệt cho Triển lãm quốc phòng quốc tế 2024 - Ảnh: NAM TRẦN Từ ngày 1-11, Bảo tàng Lịch sử Quân...

Sắc màu dân tộc tại Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX

TPO - Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029, có sự tham gia của 980 đại biểu đến từ 54 dân tộc anh em, đại diện cho hơn 21 triệu hội viên, thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước. Trang phục truyền thống của các đại biểu dân tộc thiểu số đã mang đến sắc màu rực rỡ tại Đại hội.  TPO - Đại hội...

Dâng trào ‘Tôi yêu Tổ quốc tôi’ ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

TPO - "Tôi yêu Tổ quốc tôi! Tôi yêu Tổ quốc tôi..." là tiếng hô vang và cảm xúc dâng trào tự hào của đại biểu Đại hội Hội LHTN Việt Nam toàn quốc lần thứ IX trong hành trình tham quan, trải nghiệm ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. TPO - "Tôi yêu Tổ quốc tôi! Tôi yêu Tổ quốc tôi..." là tiếng hô vang và cảm xúc dâng trào tự hào của...

Khánh thành nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại quê hương Lệ Thuỷ

(Tổ Quốc) - Ngày 14/12, UBND huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) đã tổ chức lễ dâng hương và đưa vào hoạt động Nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại làng An Xá, xã Lộc Thuỷ (Lệ Thuỷ - Quảng Bình). ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ghé làng nghề “tỏa hương” dịp Tết

(NLĐO) - Trải qua bao thăng trầm, người se nhang ở xã Lê Minh Xuân vẫn bám trụ với nghề. Tết cổ truyền là thời điểm làng nghề hoạt động nhộn nhịp nhất. ...

Nhựa Rạng Đông bất ngờ báo tin xấu ngay cuối năm

(NLĐO)- Trên thị trường, cổ phiếu RDP đã bị đình chỉ giao dịch do đã vi phạm nhiều quy định về công bố thông tin. ...

Ông Đỗ Văn Chiến thăm, tặng quà bệnh nhân tại Bệnh viện K Tân Triều

NLĐO) - Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm hỏi, tặng quà cho các bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều ...

Saigonbank lên tiếng vụ 2 cựu cán bộ ngân hàng bị khởi tố

(NLĐO) – Saigonbank khẳng định luôn tuân thủ các quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng vẫn đang hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. ...

Đại tá chỉ đạo, điều tra vụ án Oanh Hà làm Cục phó Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy

(NLĐO)- Đại tá Lê Văn Đàm được Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, ...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Cùng chuyên mục

Canada năm thứ hai liên tiếp thực hiện chính sách giới hạn số lượng sinh viên quốc tế nhập cảnh

Ngày 24/1, Bộ Di trú, tị nạn và quốc tịch Canada (IRCC) thông báo sẽ tiếp tục giới hạn số lượng sinh viên quốc tế mới được phép nhập cảnh trong năm nay, khi chính phủ đang nỗ lực giảm bớt áp lực về nhà ở, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác.

Bé trai 4 tuổi ở Hải Dương ‘trốn học’ khiến công an phải nửa ngày đi tìm

Sau khoảng 4 tiếng tìm kiếm, lực lượng Công an xã Cao An (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) đã tìm thấy bé Nguyễn Đức H.H. (4 tuổi), sau nhiều giờ ‘trốn học’. Bà Nguyễn Thị Long (trú tại xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) vừa gửi thư cảm ơn Công an xã Cao An vì kịp thời tìm thấy cháu nội của bà, bé Nguyễn Đức H.H. (4 tuổi), sau nhiều giờ đi lạc. Được biết, 8h ngày 23/1,...

Đại biểu Quốc hội tán thành quy định giáo viên mầm non được nghỉ hưu trước tuổi

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) góp ý quy định về chế độ nghỉ hưu với nhà giáo. ...

Lý do nhiều trường THPT mở đêm nhạc hàng ngàn người, mời loạt nghệ sĩ nổi tiếng

Xuất phát từ một sự kiện nội bộ mừng xuân, nhiều trường THPT tại TP.HCM đã 'nâng cấp' cả về chất lượng lẫn số lượng, biến các đêm nhạc truyền thống thành thương hiệu nổi tiếng trong giới học sinh. ...

Chi tiết lịch thi đánh giá vào các trường đại học 2025

Sau Tết Nguyên đán, hàng nghìn thí sinh cả nước sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh riêng các trường đại học. Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội (HSA)Kỳ thi HSA năm nay gồm 6 đợt, bắt đầu từ tháng 3, dự kiến có khoảng 85.000 lượt thi. Trường mở đăng ký từ ngày 8/2. Lệ phí thi 500.000 đồng/lượt thi. Về địa điểm, kỳ thi sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh, thành như Hà...

Mới nhất

Nhựa Rạng Đông bất ngờ báo tin xấu ngay cuối năm

(NLĐO)- Trên thị trường, cổ phiếu RDP đã bị đình chỉ giao dịch do đã vi phạm nhiều quy định về công bố thông tin. ...

Ông Đỗ Văn Chiến thăm, tặng quà bệnh nhân tại Bệnh viện K Tân Triều

NLĐO) - Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm hỏi, tặng quà cho các bệnh nhân ung thư đang điều trị...

Ninh Bình: "Không gian chợ Tết xưa" tại Phố cổ Hoa Lư

Ngày 25/1, "Không gian chợ Tết xưa" được khai mạc tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nhằm tái hiện nét đẹp văn hóa, quảng bá giá trị văn hóa của dân tộc tới đông đảo du khách.Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều chợ hoa Tết đồng loạt mở cửa đón kháchSau bão Yagi, chợ...

Thái Lan chốt quy định cầu thủ dự SEA Games 33: Xuân Son không thể góp mặt

Ban tổ chức SEA Games 33 tại Thái Lan vừa thông báo về việc áp dụng quy định mới đối với môn bóng đá nam, chỉ cho phép các đội tuyển sử dụng cầu thủ U22, không còn suất bổ sung U22+3 như các kỳ SEA Games trước. Quyết định này đã được thông qua sau cuộc họp...

Nam Định tặng bằng khen, chúc Tết gia đình Xuân Son

Phó Chủ tịch thường trực UBND Nam Định Trần Anh Dũng gửi lời chúc năm mới An khang, Thịnh vượng đến gia đình Nguyễn Xuân Son, đồng thời trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho tiền đạo này vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc, giúp tuyển Việt Nam vô địch ASEAN...

Mới nhất