Trang chủNewsNhân quyền‘Tấm khiên’ di cư an toàn bảo vệ công dân Việt Nam

‘Tấm khiên’ di cư an toàn bảo vệ công dân Việt Nam

Trong bối cảnh số lượng người di cư lao động ngày càng gia tăng, Việt Nam đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm tạo lập môi trường di cư an toàn, hợp pháp như “tấm khiên” bảo vệ công dân Việt Nam trước nhiều nguy cơ, cạm bẫy.

‘Tấm khiên’ di cư an toàn bảo vệ công dân Việt Nam
Các đại biểu tham dự Tập huấn về Di cư an toàn tại Hòa Bình, ngày 25/6. (Ảnh: Tuấn Việt)

Di cư lao động là một đặc điểm nổi bật của nền kinh tế toàn cầu và là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển, phúc lợi và tăng trưởng. Di cư được công nhận trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững như một chất xúc tác cho một tương lai công bằng và bình đẳng hơn cho tất cả mọi người trên thế giới.

Nâng cao nhận thức

Theo Báo cáo tình hình di cư thế giới năm 2024 của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), hiện có 281 triệu người di cư quốc tế trên thế giới, chiếm 3,6% dân số toàn cầu. Trong đó, khu vực châu Á là nơi xuất phát của hơn 40% người di cư quốc tế.

Những thay đổi về nhân khẩu học toàn cầu, chuyển đổi kinh tế và biến đổi khí hậu được dự báo là những động lực chính dẫn đến tình trạng di cư ở châu Á trong thập kỷ tới. Đông Nam Á là một trong những tiểu vùng dễ bị thiên tai nhất trên thế giới, với hàng triệu người phải di dời mỗi năm.

Khi người di cư được tiếp cận đầy đủ các quyền của mình, họ có thể thực sự phát huy được tiềm năng và khai thác toàn bộ sức mạnh của lao động di cư. Ở các quốc gia đến, di cư lao động giúp giải quyết tình trạng thiếu lao động và chuyên môn. Ở các quốc gia đi, lao động nhập cư góp phần cải thiện đời sống của gia đình và cộng đồng thông qua việc chuyển giao kỹ năng và nguồn lực tài chính, đồng thời giảm bớt áp lực lên thị trường lao động trong nước. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2023, Việt Nam tiếp tục đứng trong top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới, với ước tính khoảng 14 tỷ USD.

Tại Việt Nam, xu hướng di cư lao động ngày một gia tăng. Theo số liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), hiện có khoảng 650.000 người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, nhiều nhất là tại khu vực Đông Bắc Á. Lao động nữ chiếm từ hơn 30% đến hơn 40% theo từng thị trường và từng giai đoạn. Nếu tính cả những người đang lao động theo hình thức khác thì con số thực tế còn lớn hơn rất nhiều.

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo nhiều hình thức rất đa dạng: thông qua các công ty dịch vụ, các tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài; theo chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ mà Việt Nam đã ký kết với một số nước, các chương trình lao động thời vụ, hợp tác lao động qua biên giới ở cấp địa phương với Hàn Quốc và Trung Quốc. Ngoài ra, còn có một bộ phận người lao động tự phát, trong khu vực biên giới hoặc ở lại nước ngoài làm việc bằng con đường du lịch.

Tham gia di cư lao động đông đảo như vậy, nhưng nhiều người lao động Việt Nam chưa thực sự hiểu biết và coi trọng di cư an toàn. Trong quá trình làm việc ở nước ngoài, người lao động Việt Nam có thể gặp nhiều khó khăn, nguy cơ khác nhau, tùy theo từng hình thức đi làm việc ở nước ngoài và loại hình công việc. Những khó khăn dễ nhận thấy nhất là rào cản ngôn ngữ, giao tiếp, sự khác biệt về văn hóa lối sống, việc khó tiếp cận với các dịch vụ y tế, bảo trợ xã hội, những vấn đề về tâm lý khi phải xa gia đình, người thân, một mình nơi xứ người.

Từ 2021 đến nay, có khoảng 4.000 công dân được các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải cứu, hỗ trợ và đưa về nước; một số trường hợp được xác định là nạn nhân bị mua bán. (Số liệu của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao)

Bên cạnh đó, người lao động cũng có thể đối mặt với những nguy cơ bị tổn thương như bị thu giữ giấy tờ tùy thân, bị phân biệt đối xử, bị ngược đãi, bị làm việc quá giờ, bị tai nạn, không được trả lương theo hợp đồng, không được bảo đảm điều kiện làm việc, bị ép thực hiện hành vi vi phạm pháp luật… Và đối với nhóm người làm việc theo các kênh không chính thức, thì rủi ro còn nhiều hơn thế.

Đặc biệt, tình trạng lao động Việt Nam bị lừa đi làm việc tại các cơ sở lừa đảo trực tuyến trong khu vực Đông Nam Á thời gian qua cho thấy những nguy cơ đó đã trở thành vấn đề hết sức nhức nhối khi quyền và lợi ích chính đáng của người lao động bị xâm phạm nghiêm trọng. Nhiều người trong số họ trở thành nạn nhân của các loại tội phạm, nhất là tội phạm mạng, hoặc trở thành nạn nhân bị mua bán.

Trong bối cảnh số lượng người di cư lao động ngày càng gia tăng, các nhân tố lôi kéo và thúc đẩy di cư ngày càng phức tạp, đa dạng, cùng với tình trạng tội phạm mua bán người đang diễn biến phức tạp trong khu vực, việc nâng cao nhận thức về di cư an toàn và tăng cường bảo hộ người di cư càng trở nên cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.

Nỗ lực liên ngành đồng bộ

Theo đánh giá của Trưởng Phái đoàn IOM tại Việt Nam Park Mi-Hyung, trong những năm gần đây, Việt Nam đã rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn cũng như có những nỗ lực nghiêm túc chống mua bán người.

Một ví dụ điển hình là việc triển khai Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, trong đó bao gồm các giải pháp, nhiệm vụ mới nhằm phòng, chống mua bán người trên mọi lĩnh vực.

Thời gian qua, Việt Nam đã tăng cường sự chú ý tới việc điều tra và xác định các hình thức mua bán người khác nhau, như mua bán trong nước, lao động cưỡng bức; thống kê nhiều dữ liệu chi tiết hơn về tình hình mua bán người thế giới nhằm hiểu rõ hơn về tình hình mua bán người trong nước.

Đồng thời, các cơ quan chức năng Việt Nam chú ý tăng cường xác định và hỗ trợ nạn nhân mua bán người, thể hiện qua số lượng nạn nhân được hỗ trợ đáng kể trong năm 2022. Đặc biệt các vụ mua bán người với nạn nhân bị cưỡng bức lao động trên các tàu đánh cá gần đây đã được Bộ đội Biên phòng Việt Nam xác định và truy tố.

‘Tấm khiên’ di cư an toàn bảo vệ công dân Việt Nam
Lễ xuất cảnh cho ứng viên điều dưỡng, nhân viên chăm sóc sang làm việc tại Nhật Bản ngày 4/6, tại Hà Nội. (Nguồn: Bộ LĐTBXH)

Đặc biệt, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (hay Luật số 69), có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, là một bước tiến quan trọng hơn trong việc bảo đảm tuyển dụng lao động công bằng, có đạo đức.

Nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn có sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị thể hiện qua việc tăng cường phối hợp liên ngành với các thủ tục được tiêu chuẩn hóa. Minh chứng nổi bật là Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua, bán có hiệu lực từ tháng 8/2022, áp dụng cho 4 Bộ chuyên ngành là Bộ LĐTBXH, Bộ Công an, Bộ Quốc phòngBộ Ngoại giao.

Những nỗ lực đó vẫn đang được tiếp tục và không ngừng nâng cao để đối phó với các thủ đoạn ngày càng tinh vi của tội phạm mua bán người và cưỡng bức lao động công nghệ cao, phù hợp trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, nhằm tạo lập môi trường di cư an toàn, hợp pháp cho công dân Việt Nam trong thời gian tới, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang chỉ ra một số biện pháp cần tiếp tục triển khai đồng bộ.

Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền về các kênh di cư hợp pháp, an toàn hiện có, rủi ro của di cư qua kênh không chính thức, mua bán người, thủ đoạn của tội phạm mua bán người, đưa người di cư trái phép, tăng cường giáo dục phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến di cư, lao động, học tập ở nước ngoài, hướng đến những đối tượng cụ thể, bao gồm những trường hợp dễ bị tổn thương, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, của người di cư, đặc biệt là những người chuẩn bị di cư ra nước ngoài.

Thứ hai, tăng cường quản lý cư trú, xuất nhập cảnh, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hoạt động đưa người di cư trái phép, mua bán người, mở rộng các kênh di cư hợp pháp, an toàn với các nước, để người di cư có thể lựa chọn các kênh di cư hợp pháp phù hợp với bản thân, bởi lẽ di cư là sự lựa chọn chứ không phải là cần thiết, qua đó giúp ngăn chặn tình trạng đưa người di cư trái phép và mua bán người.

Thứ ba, nâng cao phối hợp liên ngành, tăng cường nhận thức chung và hành động chung trong giải quyết các vấn đề di cư và quản lý di cư nhằm thúc đẩy việc triển khai Thoả thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) của Liên hợp quốc theo Kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/3/2020.

Với mỗi công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hành trang chuẩn bị ngoài trình độ, chuyên môn, còn cần kiến thức, hiểu biết về di cư an toàn. Cùng với đó, công dân Việt Nam còn có “tấm khiên” bảo vệ là sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng của các bộ, ngành Việt Nam nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Với những hành trang vững chắc đó, tin tưởng rằng lao động Việt Nam có thể thực hiện ước mơ vươn ra thế giới, tạo động lực quan trọng cho khả năng phục hồi, tăng trưởng và thịnh vượng kinh tế.





Nguồn: https://baoquocte.vn/tam-khien-di-cu-an-toan-bao-ve-cong-dan-viet-nam-277429.html

Cùng chủ đề

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc 2025 cho công dân Việt Nam

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc dành cho ứng viên Việt Nam gồm nông - lâm - ngư nghiệp, chuyển đổi số, giáo dục, công nghệ thông tin (chỉ dành cho người khuyết tật), môi trường, biến đổi khí hậu... Học bổng Chính...

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng chia sẻ về chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng trả lời phỏng vấn về chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ đến Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng trả lời phỏng vấn về chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ đến Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ.Xin Thứ trưởng cho biết kết quả nổi bật của chuyến thăm chính thức Ba Lan, Séc và hoạt động song phương tại Thụy Sĩ của...

Việt Nam hoan nghênh Mỹ đưa Cuba ra khỏi danh sách tài trợ khủng bố

Việt Nam hoan nghênh việc Chính phủ Mỹ quyết định đưa Cuba ra khỏi 'danh sách các quốc gia được cho là tài trợ khủng bố' của Bộ Ngoại giao Mỹ cùng một số bước đi theo hướng giảm cấm vận đối với...

Hoa Kỳ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người

Đó là nhận định của Văn phòng theo dõi và chống mua bán người (J/TIP) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 13-14/1 của ông Jonathan Turley, Phó Giám đốc J/TIP.

Ông Biden có động thái mới giúp 900.000 người di cư không bị trục xuất

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 10.1 đã gia hạn một chương trình nhằm giúp khoảng 900.000 người di cư từ 4 quốc gia được phép làm việc thêm 18 tháng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ cân nhắc giải pháp mới để cung cấp vũ khí cho Ukraine, “một mũi tên trúng hai đích”

Washington đang cân nhắc việc mua vũ khí Mỹ cho Ukraine bằng tiền thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa. Cách tiếp cận này có thể là một phần của giải pháp toàn diện nhằm hỗ trợ Ukraine và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào “hành trình xanh”

Baoquocte.vn. Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.

Samsung trình làng smartphone siêu mỏng Galaxy S25 Edge

Samsung đã trình làng về chiếc smartphone siêu mỏng mang tên gọi Galaxy S25 Edge nhưng không công bố cấu hình, cũng không cho khách hàng tham quan trải nghiệm.

Nữ giám đốc độc lập chiếm gần 25% tại top 100 công ty Hàn Quốc

Số lượng nữ giám đốc độc lập tại 100 công ty hàng đầu Hàn Quốc tiếp tục tăng vào năm 2024.

Giới ngoại giao Mỹ yêu cầu miễn trừ cho chương trình viện trợ Kiev, Nga nêu cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng

Nhật báo Financial Times (FT) dẫn các tài liệu và nguồn tin tiết lộ giới ngoại giao Mỹ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao loại trừ các chương trình liên quan đến Ukraine khỏi lệnh đình chỉ viện trợ nước ngoài kéo dài 90 ngày.

Bài đọc nhiều

Mức sinh thấp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Ngày 10/11/2023, Hội Phụ sản Việt Nam (VAGO) chủ trì, phối hợp cùng Tổng cục Dân số Kế hoạch hoá Gia đình (Bộ Y tế) và Công ty TNHH Merck Healthcare Việt Nam tổ chức Hội thảo “Mức sinh thấp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” tại Hà Nội. Mức sinh thấp ảnh hưởng đến nguồn nhân lực lao động và an sinh xã hộiTuần lễ Vàng “Ngôi nhà hạnh phúc” 2021: Trao hàng nghìn hỗ...

250 hộ khó khăn tại Trà Vinh nhận quà Tết từ tổ chức Tzu Chi

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Trà Vinh phối hợp với tổ chức Tzu Chi (Đài Loan, Trung Quốc) và Ủy ban nhân dân huyện Trà Cú (Trà Vinh) vừa tổ chức chương trình trao quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho các hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại các xã Ngãi Xuyên, Tân Sơn và Hàm Giang. Tham dự buổi lễ có ông Trần Văn Điều, Phó Chủ...

Học sinh vùng khó khăn tại Hòa Bình được tài trợ thiết bị giáo dục

ChildFund Việt Nam phối hợp với Công ty Beiersdorf và Ban Quản lý các dự án phi chính phủ huyện Tân Lạc (Hòa Bình) vừa trao thiết bị giáo dục và quà tặng cho học sinh các trường vùng khó khăn tại địa phương. Tại buổi lễ, 10 máy tính xách tay, 4 màn hình tương tác đã được trao cho học sinh tại 4 trường: Tiểu học & THCS Ngòi Hoa, Trung Hòa, Quyết...

Cùng chuyên mục

Nữ giám đốc độc lập chiếm gần 25% tại top 100 công ty Hàn Quốc

Số lượng nữ giám đốc độc lập tại 100 công ty hàng đầu Hàn Quốc tiếp tục tăng vào năm 2024.

MTTQ Việt Nam dành hơn 1 tỷ đồng thăm hỏi, động viên y, bác sĩ và bệnh nhân ung thư

Nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà cho bệnh nhân ung thư với 800 suất quà, tổng trị giá 1,04 tỷ đồng. Ngày 25/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và Đoàn công tác Trung...

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Các phương thức truyền thông mới và ứng dụng trong công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Phát triển truyền thông đa kênh trong lĩnh vực đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam là một giải pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức, bảo vệ quyền con người, đồng thời phản bác các thông tin sai lệch.

Mới nhất

TPHCM đón Tết với không khí lạnh 20 độ

TPO - Trong khoảng ngày 28 - 29/1 (29 tháng Chạp và mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh tăng cường, thời tiết TPHCM sẽ se lạnh về đêm và sáng sớm, nhiệt độ thấp nhất từ 20 - 21 độ C. TPO - Trong khoảng ngày 28 - 29/1...

Thanh niên rửa xe, thu trăm triệu đồng gây quỹ từ thiện dịp Tết

TPO - Hơn 1 tuần lập điểm rửa xe, bán hàng… đoàn viên thanh niên toàn huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã thu về gần 150 triệu đồng góp vào quỹ để tặng quà các gia đình khó khăn dịp Tết Nguyên đán 2025. 26/01/2025 | 05:47 ...

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào “hành trình xanh”

Baoquocte.vn. Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.

Vụ nam thanh niên hít xà đơn trên metro số 1: Công ty Đường sắt đô thị đề nghị công an vào cuộc

Những ngày qua mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nam thanh niên hít xà đơn phản cảm trên chuyến tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ngày 26-1, công ty vận hành đề nghị công an vào cuộc. ...

Cận cảnh cặp linh vật ở Huế được lấy ý tưởng rắn từ Cửu Đỉnh

Tạo hình linh vật rắn Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại TP.Huế (Thừa Thiên Huế) được lấy cảm hứng từ hình ảnh Nhiêm xà khắc trên Anh đỉnh, chiếc đỉnh đồng thứ ba trong bộ Cửu Đỉnh Huế....

Mới nhất