Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcTại sao rệp giường trở thành cơn ác mộng của Paris?

Tại sao rệp giường trở thành cơn ác mộng của Paris?


PhápKhả năng kháng thuốc trừ sâu và lan rộng qua đường du lịch biến rệp giường thành vấn đề khó giải quyết triệt để đối với nhà chức trách Paris.





Rệp giường làm tổ trong vải và lớp đệm của đồ nội thất. Ảnh: Guardian

Rệp giường làm tổ trong vải và lớp đệm của đồ nội thất. Ảnh: Guardian

Những video tràn ngập trên mạng xã hội và mục tin tức về rệp giường bò khắp mọi ngóc ngách ở Paris, từ ghế ở tàu điện ngầm đến ghế ngả ở rạp chiếu phim. Loài côn trùng này đang gây lo ngại trên khắp Paris nói riêng và trên thế giới nói chung do số lượng du khách tới thành phố và có thể trở về nhà với rệp hút máu. “Không ai an toàn”, phó thị trưởng Paris nhấn mạnh trên mạng Twitter trong Tuần lễ Thời trang Paris.

Dù rệp giường có thể là loài gây hại, chúng không lây lan dịch bệnh và thường gây ngứa ngáy khó chịu thay vì trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe. Rệp giường gần như vắng bóng từ thập niên 1940 đến cuối những năm 1990 do sử dụng thuốc trừ sâu, nhưng chúng tái xuất hiện trong vài năm gần đây, bùng phát ở gần như mọi thành phố lớn, bao gồm New York và Hong Kong. Tình huống ở Paris có thể chưa phải trận bùng phát, nhưng là bằng chứng cho vấn đề lâu dài và ví dụ về khả năng sinh tồn hiệu quả của rệp giường, theo National Geographic.

Bất cứ ai từng gặp rệp giường ở nhà riêng đều biết vết cắn từ chúng có thể gây ngứa ngáy, sưng tấy khó chịu. Việc diệt trừ rệp giường cũng vô cùng khó khăn do chúng làm tổ bên trong vải và lớp đệm của đồ nội thất. Một con rệp giường thường chỉ sống vài tháng hoặc một năm trong vài trường hợp. Nhưng thời gian đó đủ nhiều để quần thể bùng phát, theo Zachary DeVries, nhà côn trùng học đô thị ở Đại học Kentucky, cho biết. “Bạn có thể thả một con rệp cái ra khỏi nhà. Nó sẽ giao phối và nhanh chóng bắt đầu một quần thể phát triển ngoài tầm kiểm soát chỉ trong vài tuần hoặc vài tháng”, DeVries nói.

Rệp giường thuộc họ Rệp, bao gồm khoảng 100 loài côn trùng ký sinh nhỏ chuyên hút máu động vật máu nóng. Chỉ có 3 loài trong số đó thường cắn con người, phổ biến nhất là Cimex lectularius. Rệp giường trưởng thành có màu nâu đỏ, không có cánh, chỉ dài khoảng 0,6 cm, tương đương kích thước hạt táo. Chúng thường bị nhầm với loài hút máu khác như bọ chét nhưng có thể phân biệt qua phần thân dẹt hình bầu dục.

Rệp giường trở thành một vấn đề từ khi con người ghi lại lịch sử, DeVries nói. Dấu tích của chúng được phát hiện trong những ngôi mộ Ai Cập có niên đại hơn 3.500 năm. Nhưng đầu tiên chúng đến từ đâu? Các nhà khoa học không chắc chắn về tổ tiên lâu đời nhất của rệp giường, nhưng một giả thuyết hàng đầu về sự xuất hiện của rệp giường hiện đại là chúng tiến hóa cùng với dơi. “Cách đây 200.000 năm, khi con người sống trong hang động cùng với dơi, một giống rệp giường bám vào họ”, Coby Schal, nhà côn trùng học ở Đại học North Carolina, cho biết. “Khi con người rời hang động, giống rệp đó cũng đi theo”.

Sau khi rệp giường tìm thấy mục tiêu, chúng cắm một ống giống kim tiêm gắn đầu chúng vào da để hút máu ấm. Chúng cũng bơm một loạt protein ở vết cắn, bao gồm chất gây tê và chất chống đông máu. Dù không mang bệnh, nước bọt của rệp giường có thể gây phản ứng dị ứng ở một số người, để lại vết sưng lớn ngứa ngáy. Những người khác thậm chí có thể không nhận ra họ đang sống cùng rệp giường bởi da của họ không có phản ứng, theo Schal.

Thông qua chiến thuật mang tên traumatic insemination, rệp giường đực trưởng thành cắm dương vật hình chiếc liềm vào bụng con cái và bơm thẳng tinh trùng vào cơ thể nó. Tinh trùng truyền qua hệ tuần hoàn của rệp cái tới tử cung và thụ tinh cho trứng. Theo William Hentley, nhà sinh thái học ở Đại học Sheffield tại Anh, cách chúng tiến hóa cơ chế sinh sản này vẫn là một bí ẩn.

Theo thời gian, rệp giường cái tiến hóa một cơ quan chuyên biệt trong bụng gọi là spermalege chứa tế bào miễn dịch giúp ngăn nhiễm khuẩn ở vị trí vết thương. Sau cuộc giao phối thô bạo, rệp cái thường đẻ 1 – 7 quả trứng/ngày và trứng nở thành nhộng. Nhộng trải qua 5 giai đoạn phát triển trước khi trưởng thành, dù chúng phải hút máu để hoàn thành mỗi lần lột xác.

Trong lịch sử, con người từng vô số lần tìm cách kiểm soát rệp giường bùng phát. Một trong những nỗ lực thành công nhất diễn ra trong Thế chiến II, khi thuốc trừ sâu DDT ngày nay bị cấm sử dụng được phân phối rộng rãi để tiêu diệt rệp giường. Hóa chất này ban đầu rất hiệu quả trong việc kiểm soát chúng. Vào thập niên 1990, một quần thể rệp giường mới miễn dịch với tác dụng của DDT bắt đầu lan rộng.

Vấn đề càng trầm trọng hơn khi du lịch toàn cầu phát triển trong những thập kỷ gần đây, tạo điều kiện cho loài hút máu này lan khắp thế giới và tìm kiếm vật chủ mới mỗi ngày. Kết quả là quần thể rệp giường phát triển mạnh và nhiều cá thể có khả năng kháng thuốc trừ sâu trên thị trường. Các chuyên gia tiêu diệt thường dựa vào biện pháp nhiệt bởi rệp giường sẽ chết nếu trải qua nhiệt độ từ 43,3 độ C trong ít nhất 90 phút.

An Khang (Theo National Geographic)




Source link

Cùng chủ đề

Hiệu ứng Donald Trump: Giai đoạn “lửa thử vàng của các công ty công nghệ khí hậu

Các quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên rót vốn vào các start-up có giải pháp phát triển bền vững có thể gặp khó khi huy động vốn sau khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris. Tối 20/1 (giờ Washington D.C), tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai ở Nhà Trắng. Điểm nhấn của chương trình là việc ông Trump công khai ký khoảng 10 văn bản...

Người tiền sử thiết kế bản đồ 3D từ 13.000 năm trước

(NLĐO) - Bản đồ 3D "không thể tin nổi" đã được tìm thấy trong một hầm đá nổi tiếng ở lưu vực Paris, miền Bắc nước Pháp. ...

Nông dân Pháp lại biểu tình, lái máy kéo chặn đường đến Paris

(CLO) Đoàn xe nông dân đã khởi động lại phong trào biểu tình vào Chủ nhật để chặn các con đường quanh Paris và nhằm phản đối những gì họ cho là sự cạnh tranh không lành mạnh từ nước ngoài và quy định quá mức. ...

Thông tin sai lệch về vụ cháy tháp Eiffel lan truyền trên mạng xã hội trong đêm Giáng sinh

(CLO) Sau khi một số tờ báo đưa tin Tháp Eiffel xảy ra một sự cố chập điện lúc sáng 24/12, trên mạng xã hội đã lan truyền rất nhiều hình ảnh ngọn tháp biểu tượng của Paris chìm trong biển lửa. Nhưng nhà chức trách Pháp khẳng định, đây là...

Cháy tại tháp Eiffel, khoảng 1.200 du khách được sơ tán

Vụ hỏa hoạn xảy ra ở một hố thang máy giữa tầng một và tầng hai của tháp Eiffel, được cho là do cáp thang máy bị quá nhiệt. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Yamaha Jupiter Z1 2024 xuất hiện với giá 30 triệu đồng

Yamaha Jupiter Z1 2024 có kích thước tổng thể 1935mm x 680mm x 1065mm, độ cao yên 765mm, khoảng sáng gầm 150mm, sử dụng kết cấu đèn pha hai mắt với bóng đèn halogen đặt đầu xe còn đèn xi nhan trước được đưa xuống mặt nạ trước. ...

Ra mắt đồng hồ cơ Leica ZM 11 có giá 200 triệu đồng

Leica ZM 11 là sản phẩm kế nhiệm của ZM 1 và ZM 2. ZM 11 đi kèm mặt số hai lớp của nó thay đổi diện mạo dựa trên góc nhìn, nhằm mô phỏng “sự quyến rũ tinh tế của ánh sáng mặt trời xuyên qua rèm”.  ...

Canon ra mắt chiếc máy ảnh nhỏ gọn mới

Máy ảnh Canon PowerShot V10 chỉ nặng khoảng 198g, người dùng có thể dễ dàng bỏ vào túi và đột phá phong cách. Máy ảnh tích hợp micrô và chân đế tích hợp, cho phép các vlogger tạo nội dung hấp dẫn để đăng tải lên xã hội. Được thiết kế...

Hàng triệu người dùng Việt đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo

Ngày 8-10, Công ty an ninh mạng Bkav cho biết có 2 địa chỉ là zaloweb.me và zaloweb.vn đều là các website giả mạo do kẻ xấu tạo ra để lừa người sử dụng.Điều đáng nói, hai địa chỉ này luôn nằm trên tốp đầu kết quả khi người dùng tìm kiếm từ khóa “zalo web” trên Google. Do đó, chỉ 2...

Hệ giải pháp hạ tầng Bizfly Cloud giúp doanh nghiệp Việt bứt phá “nhanh” để tăng tốc chuyển đổi số

Từ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thành công trong giai đoạn chuyển đổi số của VCCorp Sở hữu nền tảng công nghệ quảng cáo trực tuyến Admicro phục vụ trên 50 triệu người dùng (chiếm trên 90% tổng số người dùng Internet tại Việt Nam), cùng hơn 200 website uy tín, trong đó, có nhiều trang thuộc top đầu lượng truy cập (CafeF, Cafebiz, Kênh 14, Afamily…), phục vụ hàng tỷ lượt xem mỗi tháng, VCCorp...

Cùng chuyên mục

Comfee ra mắt bộ đôi bếp từ và hút mùi thông minh

Năm 2025, Comfee mở rộng danh mục sản phẩm với loạt thiết bị nhà bếp, tiếp tục hành trình xây dựng hệ sinh thái nhà thông minh. ...

EVNCPC có 5 công trình đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2024

DNVN - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa công bố kết quả giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2024. Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) có 5 công trình đăng ký tham gia và đều đạt giải, với 2...

Quảng Ninh hoàn thành sửa chữa nhiều công trình trọng điểm trước Tết

TPO - Các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng do bão số 3 như Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh; Cung quy hoạch, Bảo tàng - thư viện tỉnh; Cột đồng hồ; Khu huấn luyện, thi đấu Đại Yên được tỉnh Quảng Ninh gấp rút sửa chữa và hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. 24/01/2025 | 09:14 ...

Canada bắt được tín hiệu radio lặp lại từ “thế giới hình elip”

(NLĐO) - Từ một thế giới cách Trái Đất 2 tỉ năm ánh sáng, tín hiệu radio "vô lý" đã chạm đến hệ thống kính thiên văn CHIME ở British Columbia - Canada. ...

Phát hiện rùng rợn nơi “hành tinh gió và lửa”

(NLĐO) - Các nhà khoa học vừa tìm thấy điều vô cùng chết chóc nơi thế giới từng được gọi với cái tên ngọt ngào "hành tinh kẹo bông". ...

Mới nhất

Tọa đàm Đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

(MPI) - Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trưa 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và...

GELEX cán mốc lợi nhuận 3.616 tỉ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng trong năm 2024. ...

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt...

Ô tô cháy đỏ rực khi đỗ bên đường ở Lâm Đồng

Chiếc xe đang đỗ bên đường ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) bất ngờ bốc cháy. Lửa bùng dữ dội khiến cả khu phố náo loạn. Tối nay (24/1), một ô tô biển số Lâm Đồng đang đỗ tại ngã 3 Lê Hồng Phong trên quốc lộ 20, đoạn qua huyện Đức Trọng bất ngờ bốc cháy dữ dội....

Khai mạc chợ hoa xuân “trên bến dưới thuyền”

(NLĐO) - Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" ở quận 8, TP HCM sẽ được tổ chức đến hết ngày 29 tháng Chạp. ...

Mới nhất