Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiTại sao mì ramen làm thực khách khắp thế giới say mê...

Tại sao mì ramen làm thực khách khắp thế giới say mê đến thế?


Hai loại ramen nổi tiếng nhất phải kể đến là ramen của Kyushu và ramen của Hokkaido - Ảnh: Tsunagujapan

Hai loại ramen nổi tiếng nhất phải kể đến là ramen của Kyushu và ramen của Hokkaido – Ảnh: Tsunagujapan

Ramen là một trong những món ăn truyền thống vô cùng nổi tiếng của Nhật Bản, được nấu từ xương heo, xương gà hoặc cá, ăn kèm với các món như thịt lợn thái mỏng, rong biển sấy khô, măng chua, chả cá và hành lá.

Cho đến nay, vẫn không có ghi chép rõ ràng về nguồn gốc của món ăn này. Theo New York Times, ramen xuất hiện tại Nhật Bản vào năm 1910, ban đầu được nấu bởi các đầu bếp người Trung Quốc. 

Họ sử dụng sợi mì với nước dùng mặn. Sợi mì mà các đầu bếp người Trung Quốc nấu sợi xoăn có màu vàng tươi và dẻo hơn so với mì Nhật Bản thời đó nên được người dân rất yêu thích.

Họ gọi đây là sợi mì ramen, đọc chệch theo cách phát âm của từ “lamian” (mì kéo) trong tiếng Trung Quốc.

Cho đến năm 1958, Nissin Foods sản xuất phiên bản ramen ăn liền đầu tiên với hương vị gà, có tên là Chickin Ramen. 

Từ đó, ramen đã trở thành một phần của cuộc sống hằng ngày với người dân Nhật Bản và dần theo thời gian được yêu thích trên khắp thế giới.

Nguyên liệu chính của một tô mì ramen gồm sợi mì ramen, nước dùng, và đồ ăn kèm. Nhưng đằng sau mỗi thành phần chính ấy lại là rất nhiều những nguyên liệu khác - Ảnh: iStock

Nguyên liệu chính của một tô mì ramen gồm sợi mì ramen, nước dùng, và đồ ăn kèm. Nhưng đằng sau mỗi thành phần chính ấy lại là rất nhiều những nguyên liệu khác – Ảnh: iStock

Để thưởng thức hương vị tuyệt vời của ramen, cần phải biết cách nấu và bài trí món này đúng cách. Ramen được nấu chín vừa phải và ăn nhanh khi còn nóng. Nước dùng ramen có hai loại chính là kotteri (đậm đà) hoặc assari/paitan (nhạt), tùy thuộc vào độ đục và độ đặc của nước dùng.

Sợi mì ramen được làm từ bột mì, nước, muối và nước tro tàu. Nước tro tàu là một nguyên liệu không thể thiếu khi làm mì ramen vì nó giúp tăng độ dẻo dai, tạo màu vàng cũng như hương vị đặc trưng cho sợi mì.

Theo thời gian, từ một loại mì ramen truyền thống, người Nhật Bản đã sáng tạo, biến tấu ra hàng chục loại ramen khác nhau. Mỗi loại lại có hương vị và sức hấp dẫn riêng - Ảnh: LINDSAY D. MATTISON

Theo thời gian, từ một loại mì ramen truyền thống, người Nhật Bản đã sáng tạo, biến tấu ra hàng chục loại ramen khác nhau. Mỗi loại lại có hương vị và sức hấp dẫn riêng – Ảnh: LINDSAY D. MATTISON

Hình dạng và độ dài của sợi mì ramen tùy vào biến thể theo từng địa phương của món ăn này.

Nước xúp của ramen thường được hầm từ xương heo, xương gà hoặc xương bò, và cá, kết hợp với các nguyên liệu khác như: nấm hương, tảo, vụn một số loài cá biển, hành tây và nhiều gia vị.

Để tăng thêm hương vị cho món mì, ramen sẽ được thêm vào một số loại đồ ăn kèm như thịt heo, rau củ, trứng luộc, chả cá.

Thịt heo gồm 3 loại chính đó là: thịt xá xíu, thịt viên được hầm với nước tương và rượu, thịt xông khói.

Rau củ tươi gồm có hành lá, tỏi băm, giá đỗ, ngô, đậu, cà rốt và bắp cải…

Rau củ khô gồm có: nấm kim châm, mộc nhĩ, rong biển, gừng đỏ, tảo bẹ…

Tại Nhật Bản, ramen không chỉ là một món ăn mà còn là một biểu tượng văn hóa và sự sáng tạo - Ảnh: Shutterstock

Tại Nhật Bản, ramen không chỉ là một món ăn mà còn là một biểu tượng văn hóa và sự sáng tạo – Ảnh: Shutterstock

Có thể nói, tô mì ramen không chỉ tạo bởi nhiều nguyên liệu mà ngay cả cách để tạo ra một món ăn kèm cũng phức tạp và kỳ công.

Chẳng hạn như những miếng trứng luộc trong mì Ramen – có tên gọi là Ajitsuke Tamago. Trứng sẽ được luộc lòng đào, sau đó được tẩm ướp với rượu ngọt, nước tương trong vài tiếng. Sau đó cắt đôi đều nhau và đặt trong tô mì.

Chả cá cũng thường được làm từ các loại cá có thịt màu trắng. Cá được lọc thịt, băm nhuyễn, cuộn lại, tạo hình theo ý muốn rồi đem đi hấp chín.

Ramen được nấu chín vừa phải và ăn nhanh khi còn nóng - Ảnh: Tasteatlas

Ramen được nấu chín vừa phải và ăn nhanh khi còn nóng – Ảnh: Tasteatlas

Người Nhật Bản đã tạo ra hàng chục biến thể ramen khác nhau. Mỗi loại lại mang đặc trưng văn hóa từng địa phương. 

Trong đó, hai loại ramen nổi tiếng nhất phải kể đến là ramen của Kyushu, được làm từ nước dùng xương heo gọi là tonkotsu, và ramen của Hokkaido, được làm bằng gia vị truyền thống gọi là miso đỏ. 

Mỗi loại ramen có hương vị đặc biệt riêng và thu hút sự yêu thích của đông đảo người thưởng thức.

Mì ramen có rất nhiều biến thể. Đồ ăn kèm cũng phong phú tùy theo khẩu vị, có thể ăn kèm trứng ngâm tương, thịt xá xíu, ba rọi hoặc đậu phụ, rau giá…

Điểm khác biệt của shoyu ramen so với các loại khác là nước dùng có màu nâu nhạt và mùi hương đặc trưng.

Biến tấu công thức ramen Kyushu truyền thống

Nguyên liệu cho món này gồm: 1 quả trứng luộc; 1 muỗng canh tương shoyu (nước tương); 1 muỗng canh rượu sake; 1 muỗng cà phê đường; 300ml nước nóng; 1 muỗng canh nước tương; 1 muỗng cà phê bột luộc gà; 1 củ gừng nạo sợi; 1 muỗng cà phê mỡ lợn băm nhỏ; hành lá, thái mỏng; 130g mì ramen.

Cách chế biến:

Làm trứng ngâm tương: Cho muỗng canh shoyu (nước tương), rượu sake, đường vào nồi đun nhỏ lửa, khuấy liên tục cho đến khi hòa quyện và đường tan.

Sau đó, khi hỗn hợp sôi nhỏ, bỏ thêm trứng luộc chín vào và khuấy đều khoảng 4 phút để nhuộm màu cho trứng và trứng ngấm vị.

Khi hoàn tất, cắt đôi quả trứng theo chiều dọc.

Nấu nước xúp: Cho tất cả nguyên liệu nấu xúp, bao gồm: một muỗng canh nước tương, một muỗng cà phê hạt nêm vị gà, gừng nạo, mỡ lợn băm nhỏ, hành lá vào nồi. Sau đó thêm nước đun sôi và khuấy đều.

Luộc chín mì ramen. Lưu ý chỉ luộc mì vừa chín tới để giữ sợi mì dai và mềm.

Thưởng thức: Mì ramen luộc chín vớt ra để ráo nước. Sau đó cho vào một tô lớn, chan nước xúp vừa nấu ngập mì. Cuối cùng là xếp lên trên những món ăn kèm gồm trứng, hành lá.

Cội nguồn lênh đênh của món ramenCội nguồn lênh đênh của món ramen

TTO – Chính chợ đen và bột mì Mỹ nhập khẩu đã khiến món ramen thành phổ biến qua những người bán dạo ramen bất hợp pháp của Tokyo thời hậu chiến.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nhật Bản đẩy mạnh quảng bá thịt bò Wagyu tại thị trường Việt Nam

Sự kiện Wagyu Beef Master Class là dịp để hơn 200 đại diện các nhà hàng, khách sạn tại TP.HCM tìm hiểu về thịt bò Wagyu chính thống Nhật Bản và cách chế biến phù hợp với khẩu vị người Việt. Ngày 14/01/2025 Hiệp hội Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi Nhật Bản (Japan Livestock Products Export Promotion Council - J-LEC) tổ chức sự kiện Wagyu Beef Master Class - Japanese Culinary Delights tại TP.HCM, với sự tham...

Khai mạc lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024

Kinhtedothi-Sáng 16/11, tại sân khấu khu vực tượng đài Quyết tử, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội diễn ra lễ khai mạc lễ hội Kanagawa năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa nghệ thuật đặc sắc được tổ chức hàng năm tại Việt Nam do chính quyền tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) phối hợp TP Hà Nội tổ chức. Tham dự chương trình, có Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ; Đại sứ quán Nhật Bản tại...

Những món ăn truyền thống độc đáo tại Fukushima, Nhật Bản

Với những món ăn truyền thống độc đáo và hương vị tinh tế, Fukushima hứa hẹn mang đến...

Những điều bạn sẽ muốn làm khi đến Nhật Bản

Ngắm núi Phú Sĩ Một trong những trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến Nhật Bản là...

Ăn thử mì ramen chuẩn Nhật, giá chỉ bằng hai tô phở

Trước kia, khách hàng của Mutahiro chỉ có người Nhật làm việc hoặc thuê nhà xung quanh "Little Tokyo", dần dà càng có nhiều...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lấy lại tinh thần từ ‘hội chứng sau Tết’

Kỳ nghỉ Tết là khoảng thời gian sum vầy, vui chơi, nhưng cũng có thể gây xáo trộn nhịp sống của nhiều người. Khi chuỗi ngày nghỉ lễ dài kết thúc, không ít người rơi vào cảm giác buồn chán, hụt hẫng, thậm chí ảnh hưởng tinh thần làm việc sau Tết. ...

Tin tức sáng 4-2: Đề xuất miễn thuế thu nhập cho nhà khoa học nghiên cứu công nghệ đường sắt đô thị

Một số tin tức đáng chú ý: Phạt một công ty bảo hiểm vì đưa thông tin gây nhầm lẫn để hút khách; Sếp VPBank chi gần 600 tỉ đồng mua cổ phiếu đầu năm; Nhu cầu thấp, siêu thị, chợ 'ê hề' hàng những ngày đầu năm... ...

Công bố sao kê 160 triệu đồng ‘lì xì’ người phụ nữ nghèo mất tiền Tết với những lời chúc dễ thương

Công an xã Vĩnh Thái giữ đúng hẹn ngày đầu tiên làm việc đã công bố 27 trang sao kê số tiền 559 nhà hảo tâm lì xì người phụ nữ mất tiền khi đi chợ Tết. Tổng số tiền ủng hộ là hơn 160 triệu đồng. ...

Dân nuôi tôm trên ruộng lúa Kiên Giang làm nhiều cách để phòng tránh xâm nhập mặn

Dân nuôi tôm, cua ở huyện An Minh, An Biên (Kiên Giang) hiện chủ động phòng tránh xâm nhập mặn bằng việc gia cố bờ bao và đo độ mặn trên kênh, sông nội đồng thường xuyên trước khi bơm nước vào ruộng. Vận...

WSJ: Trung Quốc đề xuất thỏa thuận thương mại với ông Trump

Nguồn tin cho hay Trung Quốc đang chuẩn bị một đề xuất để bắt đầu đàm phán với Mỹ, sau khi ông Trump áp thuế 10% hàng hóa của Bắc Kinh. Ngày 3-2, giờ Việt Nam, tờ Wall Street Journal (WSJ) dẫn các nguồn...

Bài đọc nhiều

Tìm về cội nguồn văn hóa Lào tại Lễ hội Voi tỉnh Xayaboury 2025

Lễ hội Voi tỉnh Xayaboury của Lào năm nay sẽ diễn ra từ ngày 18-24/2 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Khơi nguồn sống xanh, Net Zero thêm gần

Dự án Việt Nam Xanh do báo Tuổi Trẻ cùng Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) khởi xướng và tổ chức từ đầu năm 2024 đã diễn ra với hàng loạt hoạt động mang tính lan tỏa, trong đó điểm nhấn là Ngày hội Việt Nam Xanh. ...

Độc đáo nghề đục mõ tại xứ Huế

(CLO) Lẫn trong tiếng mưa rơi nặng hạt trên mái tôn là tiếng đục đẽo và thi thoảng là tiếng mõ cốc cốc đều đều vọng lên giữa không gian thanh vắng của khu xóm nhỏ nằm khá hẻo lánh trên một vùng đồi thuộc tổ 11, khu vực 6, phường...

Hội họa Công Quốc Hà

Công chúng yêu nghệ thuật sẽ nhớ mãi một hội họa Công Quốc Hà với những bức tranh vẽ phố và phụ nữ mang đậm một tinh thần Hà Nội. Cũng như một người làm cho nghệ thuật sơn mài trở lên hiện đại và lấp lánh. ...

Cùng chuyên mục

Công bố sao kê 160 triệu đồng ‘lì xì’ người phụ nữ nghèo mất tiền Tết với những lời chúc dễ thương

Công an xã Vĩnh Thái giữ đúng hẹn ngày đầu tiên làm việc đã công bố 27 trang sao kê số tiền 559 nhà hảo tâm lì xì người phụ nữ mất tiền khi đi chợ Tết. Tổng số tiền ủng hộ là hơn 160 triệu đồng. ...

Tòa phán quyết gây bất ngờ

Người phụ nữ bị ung thư phổi tỏ ra vô cùng tức giận khi đơn vị bảo hiểm từ chối bồi thường và đưa ra hàng loạt các lý lẽ. ...

Tái hiện Lễ cúng giọt nước tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam

(Tổ Quốc) - Các hoạt động tháng 2 với chủ đề “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc,” mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ (2025) sẽ diễn ra từ ngày 1-28/2/2025, tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. ...

Lương hưu 34 triệu đồng, “đổi” 4 người giúp việc trong nửa năm, tôi tìm ra nơi nghỉ hưu tuyệt vời nhất khi về...

Không phải sống cùng con cái, đây là nơi tuyệt vời nhất để dưỡng già của vợ chồng tôi. ...

Mới nhất

Bị “ghìm cương” bởi chính sách thuế

Tỷ giá USD hôm nay 04/02/2025: Chỉ số đồng USD giảm sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tạm dừng áp dụng thuế quan mới đối với Mexico trong một tháng. Tỷ giá USD hôm nay 04/02/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 04/02, tỷ giá trung tâm tại...

Loại lá được ví như thần dược chữa bệnh cảm cúm, khó tiêu nhưng nếu dùng sai cách thì tác hại như thế nào?

Không chỉ là một loại rau gia vị, lá bạc hà còn là loại thảo dược có tác dụng chữa khó tiêu, chống cảm cúm và cải thiện các dấu...

Nhiều thay đổi lớn của giáo dục có hiệu lực từ đầu năm

Từ tháng 2, nhiều chính sách, thay đổi đặc biệt quan trọng của giáo dục có hiệu lực, dự báo tác động lớn...

Nghỉ 9 ngày liên tiếp: Đón Tết thảnh thơi vui vẻ, đi lại thuận tiện hơn 

Khác với mọi năm, Tết Ất Tỵ 2025 được nghỉ 9 ngày liên tiếp đã tạo điều kiện cho người dân có thời gian đi lại mua sắm, chuẩn bị đón Tết thảnh thơi, vui vẻ. Giảm áp lực đi lại, có thêm thời gian đón Tết Vợ chồng anh Lê Đình Hoàng ở TP HCM đi làm trở lại sau...

Mới nhất