Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcTại sao lên Mặt Trăng ngày nay 'khó' hơn 50 năm trước?

Tại sao lên Mặt Trăng ngày nay ‘khó’ hơn 50 năm trước?


Thách thức trong việc chế tạo tàu, quá trình hạ cánh và sự thiếu kinh nghiệm của các công ty tư nhân khiến nhiều tàu đổ bộ Mặt Trăng gần đây thất bại.





Tên lửa Vulcan Centaur mang theo tàu đổ bộ Mặt Trăng Peregrine bay lên từ bệ phóng. Ảnh: William Harwood/CBS News

Tên lửa Vulcan Centaur mang theo tàu đổ bộ Mặt Trăng Peregrine bay lên từ bệ phóng. Ảnh: William Harwood/CBS News

13h18 ngày 8/1 (giờ Hà Nội), tên lửa Vulcan Centaur phóng lên không gian từ bang Florida, Mỹ, mang theo tàu đổ bộ Mặt Trăng Peregrine. Công ty Mỹ Astrobotic Technology phát triển tàu đổ bộ Peregrine theo hợp đồng với NASA. Do đó, vụ phóng mang theo niềm hy vọng về tàu đổ bộ Mỹ đầu tiên trở lại bề mặt Mặt Trăng sau hơn nửa thế kỷ.

Tuy nhiên, không lâu sau khi phóng, Astrobotic Technology phát hiện Peregrine rò rỉ nhiên liệu đẩy. Việc thiếu nhiên liệu khiến khả năng con tàu hạ cánh nhẹ nhàng xuống Mặt Trăng nhanh chóng giảm xuống bằng 0.

Peregrine không phải là thất bại duy nhất trong thời gian gần đây. Tàu Luna 25 của Nga đã gặp trục trặc và đâm xuống Mặt Trăng năm 2023, gần 60 năm sau khi tàu Luna 9 của Liên Xô thực hiện cú hạ cánh nhẹ nhàng đầu tiên. Tính đến nay, tàu đổ bộ Mặt Trăng do các công ty tư nhân chế tạo có tỷ lệ thất bại 100%. Ngoài Peregrine, tàu đổ bộ Beresheet của Israel cũng rơi vào năm 2019, trong khi tàu đổ bộ của công ty Nhật Bản ispace rơi vào năm ngoái.

Những thách thức với tàu đổ bộ Mặt Trăng

Một trong những thách thức cơ bản là trọng lượng, theo Jan Worner, cựu giám đốc tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). “Bạn luôn cận kề với thất bại vì tàu vũ trụ phải đủ nhẹ, nếu không sẽ không bay được”, ông nói.

Thêm vào đó, đa số tàu vũ trụ đều là nguyên mẫu. Ngoài những trường hợp hiếm hoi, tàu vũ trụ thường là những cỗ máy chuyên biệt. Chúng không được sản xuất hàng loạt với cùng các hệ thống và thiết kế đã được thử nghiệm, kiểm tra. Hơn nữa, một khi bay vào không gian, chúng phải tự hoạt động. “Nếu gặp vấn đề với chiếc ôtô của mình, bạn có thể đem nó đi sửa, nhưng trong không gian thì không có cơ hội như vậy”, Worner nói.

Bản thân Mặt Trăng cũng đặt ra nhiều thách thức cho các tàu vũ trụ. Thiên thể này có lực hấp dẫn – mạnh bằng 1/6 Trái Đất – nhưng không có khí quyển. Không giống sao Hỏa, nơi tàu vũ trụ có thể bay đến điểm hạ cánh và giảm tốc bằng dù, việc hạ cánh xuống Mặt Trăng phụ thuộc hoàn toàn vào động cơ. Nếu chỉ có một động cơ duy nhất, giống như đa số tàu thăm dò nhỏ, thì nó phải chỉnh hướng được vì không có cách nào khác để kiểm soát quá trình hạ độ cao. Động cơ cũng phải có van tiết lưu, cho phép điều chỉnh lực đẩy.





Phi hành gia Buzz Aldrin đứng cùng lá cờ Mỹ trên Mặt Trăng trong nhiệm vụ Apollo 11 vào tháng 7/1969. Ảnh: NASA

Phi hành gia Buzz Aldrin đứng cùng lá cờ Mỹ trên Mặt Trăng trong nhiệm vụ Apollo 11 vào tháng 7/1969. Ảnh: NASA

Tại sao ngày nay việc đổ bộ Mặt Trăng vẫn rất khó?

Các tàu vũ trụ đã hạ cánh thành công xuống Mặt Trăng từ những năm 1960. Vì vậy, có lẽ khá khó hiểu khi qua hàng chục năm, Mặt Trăng vẫn là một điểm đến đầy thách thức.

Hồ sơ về các nhiệm vụ Mặt Trăng cung cấp một lý do: Không lâu sau chương trình Apollo, tàu đổ bộ Mặt Trăng không còn được ưa chuộng. Khi tàu vũ trụ Hằng Nga 3 của Trung Quốc đáp xuống vào năm 2013, nó đã đánh dấu lần hạ cánh thuận lợi đầu tiên xuống thiên thể này kể từ tàu Luna 24 của Liên Xô năm 1976.

“Đã nhiều thập kỷ người ta không phát triển tàu đổ bộ. Công nghệ này không phổ biến đến mức bạn có thể dễ dàng học hỏi từ người khác”, Nico Dettmann, trưởng nhóm thám hiểm Mặt Trăng của ESA, cho biết.

Việc thử nghiệm rất quan trọng. Nhưng trong khi tên lửa có thể được giữ cố định và thử nghiệm từng bước, các lựa chọn với tàu vũ trụ lại hạn chế hơn. Quá trình thử nghiệm có thể kiểm tra xem điện, lực đẩy, hoạt động điều hướng, liên lạc và các thiết bị có hoạt động không. Tàu vũ trụ cũng có thể trải qua bài kiểm tra rung lắc để đảm bảo chúng chịu được chấn động mạnh khi phóng. Tuy nhiên, không có cách nào hiệu quả để mô phỏng việc hạ cánh xuống Mặt Trăng.

Trong cuộc chạy đua không gian nhiều thập kỷ trước, NASA đã chi tới 25 tỷ USD cho chương trình Apollo nhưng vẫn thất bại nhiều lần trước khi có thể lên tới Mặt Trăng. Cơ quan này hiện có khoảng 70 năm kiến thức và văn hóa hướng tới việc thiết kế, chế tạo và thử nghiệm tàu vũ trụ.

Tuy nhiên, theo chương trình mới mang tên Dịch vụ tải trọng Mặt Trăng thương mại (CLPS), NASA đang tìm cách cắt giảm chi phí và kích thích ngành công nghiệp vũ trụ Mỹ bằng cách trả tiền cho các công ty tư nhân, ví dụ như Astrobotic Technology và Intuitive Machines, để đưa các thiết bị của mình lên Mặt Trăng.

Sự đánh đổi này mang đến nguy cơ thất bại lớn hơn, vì vậy sẽ có nhiều tàu rơi hơn. “Các công ty này đều khá mới. Một cách tương đối, họ cũng đang thực hiện những nhiệm vụ này với ngân sách nhỏ”, tiến sĩ Joshua Rasera tại Đại học Hoàng gia London nhận định.

Nhưng theo Rasera, chiến lược này sẽ mang lại kết quả vì các công ty sẽ học hỏi từ những thất bại. “Cuối cùng, chi phí vẫn rẻ hơn nếu tính theo tổng số nhiệm vụ, kể cả khi một số nhiệm vụ đầu tiên có thể thất bại”, ông nói.

Thu Thảo (Theo Guardian)




Source link

Cùng chủ đề

Kính viễn vọng James Webb chụp được cảnh hai thiên hà tạo ra vòng Einstein tuyệt đẹp

(CLO) Bức ảnh mới nhất từ Kính viễn vọng không gian James Webb ghi lại một hiện tượng vũ trụ hiếm gặp gọi là "vòng Einstein". ...

Tàu NASA đào được thứ có thể do sinh vật Sao Hỏa tạo ra

(NLĐO) - Khoan xuống một hố va chạm lớn ở Sao Hỏa, chiến binh săn sự sống Curiosity của NASA đã tìm thấy "báu vật". ...

Hai phi hành gia người Mỹ trở về Trái đất an toàn

Wilmore và Williams, hai phi hành gia kỳ cựu của NASA và là phi công thử nghiệm đã nghỉ hưu của Hải quân Hoa Kỳ, đã phóng lên vũ trụ với tư cách là phi hành đoàn đầu...

Hai phi hành gia NASA về đến trái đất sau hơn 9 tháng mắc kẹt trên ISS

Các phi hành gia NASA Butch Wilmore và Suni Williams đã trở lại trái đất trong một tàu con thoi của SpaceX vào ngày 18.3 sau khi bị mắc kẹt 9 tháng trên Trạm Không gian quốc tế (ISS). ...

Các phi hành gia NASA bắt đầu hành trình trở về Trái đất

Wilmore và Williams, hai phi hành gia kỳ cựu của NASA và là phi công thử nghiệm đã nghỉ hưu của Hải quân Mỹ, được buộc chặt bên trong tàu vũ trụ Crew Dragon cùng với hai phi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Tại sao thành phố xốp ở Trung Quốc không thể ngăn ngập lụt?

Thành phố xốp được thiết kế với kỳ vọng ngăn ngập lụt nhưng do chỉ chịu được nhiều nhất 200 mm nước mưa/ngày nên không thể đối phó với lượng mưa bão kỷ lục. Những ngôi nhà ngập trong biển nước ở Bà Dương, Giang Tây. Ảnh: Yahoo Trung Quốc trải qua những trận lụt nghiêm trọng trong vài tuần gần đây, khiến các thành phố ngập nước, nhiều người tử vong và cơ sở hạ tầng bị hư hại....

Ngôi mộ 28.000 năm chôn cất người lai giữa 2 loài

(NLĐO) - Việc xác định niên đại ngôi mộ cổ "đứa trẻ Lapedo" ở Bồ Đào Nha đã gây bối rối cho các nhà khoa học. ...

Yandex Mobile Ads SDK6 cung cấp các ứng dụng quảng cáo trên di động

SGGPO 05/10/2023 11:22 Yandex Ads, thuộc Công ty công nghệ quốc tế Yandex đã cung cấp bộ công cụ hoàn chỉnh trong tiếp thị, quảng bá sản phẩm và dịch vụ… Yandex Ads công bố phiên bản thứ sáu Yandex Ads đã công bố phiên bản thứ sáu, phiên bản mới nhất của quảng cáo trên thiết bị di động SDK (Mobile Ads), giúp các nhà phát triển có thể kiếm tiền, tăng cường doanh thu từ ngay...

Xiaomi ra mắt Xiaomi 14 với cụm camera Leica lừng danh

Xiaomi 14 sở hữu cấu hình cao, hệ điều hành thông minh và công nghệ quay chụp được nâng cấp toàn diện nhờ trang bị cụm camera Leica Summilux hứa hẹn mang đến trải nghiệm toàn diện cho người dùng... đã được ra mắt tại Việt Nam. Thiết kế của Xiaomi 14 là sự kết hợp hài hòa giữa nét cổ điển và nét hiện đại phảng phất. Phần khung vuông...

Cùng chuyên mục

Cơ bản vẫn là chủ động đào tạo nhân tài

PV: Thưa ông, chúng ta có hẳn Nghị quyết về sử dụng người tài, từ thực tế tham gia các Hội đồng khoa học, quan điểm của ông về vấn đề này như nào?GS.VS Đào Trọng Thi: Chúng...

Ngăn chặn hơn 530.000 vụ lừa đảo tài chính nhằm vào các doanh nghiệp

Tội phạm mạng đã và đang lợi dụng các liên kết lừa đảo tài chính để xâm nhập vào hệ thống của các doanh nghiệp. Hãng bảo mật Kaspersky vừa cho biết đã ngăn chặn thành công hơn nửa triệu lượt truy cập vào...

AI đang tiến gần hơn tới trí tuệ con người

Tại hội nghị công nghệ GTC vừa diễn ra, Nvidia – gã khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất chip – đã gây ấn tượng mạnh khi công bố nền tảng chip AI mới mang tên Blackwell Ultra....

Sự sống kỳ lạ đã ra đời nhờ lỗ đen quái vật?

(NLĐO) - Các hành tinh mang sự sống có thể đang ẩn nấp ở nơi tưởng chừng chết chóc nhất trong các thiên hà. ...

An toàn trong thời đại công nghệ cao

Theo Europol, AI “vô tình” đã giúp tội phạm gia tăng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như buôn bán ma túy, buôn người, tội phạm mạng và trộm cắp danh tính. Chuyên gia công nghệ Bruce Schneier,...

Mới nhất

Khánh thành Dự án tu bổ, tôn tạo tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), ngày 19.4, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Lễ khánh thành công trình Dự án tu bổ, tôn tạo một số hạng mục, công trình thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Đây...

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm...

Mới nhất