Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcTại sao không thể nuôi nhốt kỳ lân biển?

Tại sao không thể nuôi nhốt kỳ lân biển?


Ở Bắc Mỹ, chỉ có hai trường hợp nuôi nhốt kỳ lân biển từng diễn ra và cả hai đều kết thúc không tốt đẹp.





Kỳ lân biển có tên gọi như vậy nhờ chiếc răng dài giống sừng nhô ra trên đầu con đực và một số con cái. Ảnh: Dotted Yeti

Kỳ lân biển có tên gọi như vậy nhờ chiếc răng dài giống sừng nhô ra trên đầu con đực và một số con cái. Ảnh: Dotted Yeti

Kỳ lân biển (Monodon Monoceros) là một loài cá voi có răng sống trong vùng biển băng giá gần Bắc Cực. Cơ thể của chúng dài 3,95 – 5,5 m, chưa tính chiếc răng xoắn ốc dài nhô ra trên đầu giống như sừng kỳ lân. Bản tính nhút nhát và dễ hoảng sợ khiến chúng tương đối khó nghiên cứu. Do đó, nhiều khía cạnh trong hành vi của chúng vẫn còn là bí ẩn.

Bất chấp các thách thức, Thủy cung New York ở Coney Island trở thành thủy cung đầu tiên nuôi kỳ lân biển vào năm 1969. Kỳ lân biển con được đặt tên là Umiak theo tên một loại thuyền của người Inuit, thường dùng để săn bắt loài vật này gần Bắc Cực. Con vật do người Inuit bắt được. Họ cho biết, Umiak bám theo thuyền trở về trại sau khi họ giết mẹ nó để lấy thịt.

Để không chịu cảnh đơn độc, Umiak được đưa vào bể cùng với một cá voi cái màu trắng, nhiều khả năng là cá voi beluga. Cá voi trắng đóng vai trò như “mẹ kế” của kỳ lân biển. Các nhân viên thủy cung cho kỳ lân biển ăn một lượng lớn sữa trộn với nghêu cắt nhỏ mỗi ngày. Điều này có vẻ khiến con vật cảm thấy hài lòng. Tuy nhiên, thời gian nó sống ở thủy cung rất ngắn ngủi. Ngày 7/10/1969, chưa đầy một năm sau khi tới thủy cung, Umiak chết vì bệnh viêm phổi, theo New York Times.

Trường hợp nuôi nhốt kỳ lân biển thứ hai diễn ra tại Thủy cung Vancouver, Canada. Năm 1968, giám đốc thủy cung Murray Newman hy vọng rằng việc đưa kỳ lân biển vào thành phố có thể thu hút sự quan tâm của công chúng với kỳ lân biển, giúp bảo tồn loài vật bí ẩn này.

Năm 1968, Newman và một nhóm thủy thủ do hướng dẫn viên người Inuit dẫn dắt đã tới vùng biển gần đảo Baffin để bắt kỳ lân biển, nhưng chuyến săn kéo dài hai tuần không thành công, theo Vancouver Sun. Newman trở lại khu vực này vào năm 1970 trong chuyến săn kéo dài ba tuần nhưng cũng thất bại. Cuối cùng, họ mua một con kỳ lân đực nhỏ tuổi từ nhóm thợ săn Inuit ở Grise Fiord.

Con vật được đặt tên là Keela Luguk theo từ “qilalugaq”, tên của kỳ lân biển trong phương ngữ Inuktitut. Kỳ lân biển đến Thủy cung Vancouver vào tháng 8/1970. Trong khoảng một tuần sau đó, cơ sở này cũng bắt được hai con kỳ lân cái và ba con non, thả vào bể cùng Keela Luguk.

Sự kiện ban đầu được công chúng và truyền thông ca ngợi, nhưng mọi thứ nhanh chóng trở nên tồi tệ. Trong vòng chưa đầy một tháng, tới tháng 9/1970, ba con non mất mạng. Đến tháng 11, hai con cái cũng chết. Sự phẫn nộ của công chúng bắt đầu tăng lên và thị trưởng Vancouver kêu gọi thả Keela Luguk về nơi hoang dã, nhưng Newman phản đối. Cuối cùng, vào ngày 26/12, Keela Luguk cũng mất mạng.

Giới chuyên gia chưa rõ chính xác lý do kỳ lân biển không phát triển tốt trong điều kiện nuôi nhốt. Họ hàng gần nhất của chúng, cá voi beluga, thường xuyên hiện diện trong các thủy cung và sống được khá lâu.

Tuy nhiên, một điều rõ ràng là kỳ lân biển cực kỳ nhạy cảm. Chiếc “sừng” đặc trưng của chúng chứa 10 triệu đầu dây thần kinh giúp phát hiện những thay đổi tinh vi về nhiệt độ, áp suất và những yếu tố khác. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng loài vật này đặc biệt nhạy cảm với tiếng ồn nhân tạo. Chỉ một con tàu đi qua môi trường sống của chúng cũng có thể dẫn đến thay đổi lớn về hành vi.

Những năm gần đây, nhận thức của công chúng về việc nuôi nhốt thú biển đã thay đổi. Khó có khả năng thế giới sẽ tiến hành một nỗ lực khác nhằm bắt kỳ lân biển vào bể nuôi nhốt. Sự thất bại của hai nỗ lực trước đó cũng cho thấy đây là tin vui đối với chúng.

Thu Thảo (Theo IFL Science)




Source link

Cùng chủ đề

Thủy cung Nhật Bản giúp cá mặt trời bớt ‘cô đơn’ hơn nhờ người nộm

(CLO) Làm thế nào để giúp một chú cá cô đơn trở nên vui vẻ? Nghe có vẻ như một câu hỏi đùa, nhưng đây là thử thách thực sự mà các nhân viên tại Thủy cung Kaikyokan, Nhật Bản, phải đối mặt khi phát hiện chú cá mặt trời, hay...

Chim cánh cụt béo ú trở thành ngôi sao trên mạng xã hội

TPO - Pesto, con chim cánh cụt vua 9 tháng tuổi đang chiếm trọn trái tim của cư dân mạng và thu hút rất nhiều người đến tham quan Thủy cung Sea Life ở thành phố Melbourne, Úc. Pesto nặng hơn 22kg, nhiều hơn cả bố mẹ cộng lại. Hudson và Tango - bố mẹ của Pesto chỉ nặng hơn 10kg. Thủy cung Sea Life Melbourne cho biết, Pesto là con chim non nặng nhất mà...

Thủy cung không nước đầu tiên ở Việt Nam đi vào hoạt động

Thủy cung không nước - Waterless Aquarium ứng dụng công nghệ để mô mô phỏng sinh vật biển tại Việt Nam. ...

Khách ùn ùn đổ về các điểm du lịch tắm biển, vui chơi

Ngày mùng 4 Tết (tức 13/2), theo ghi nhận của PV, nhiều địa phương...

Cặp lợn biển sắp được giải cứu sau hàng chục năm nuôi nhốt

MỹCặp lợn biển Romeo và Juliet, sau khoảng 60 năm bị nuôi nhốt, dự kiến được chuyển đến một cơ sở rộng rãi và nhận sự chăm sóc tốt hơn. Lợn biển Juliet (trái) và một con lợn biển khác tên Phoenix bơi trong thủy cung Miami Seaquarium ở Key Biscayne, Florida, năm 2014. Ảnh: Alan Diaz/AP Lợn biển đực 67 tuổi Romeo và lợn biển cái 61 tuổi Juliet sống trong thủy cung Miami Seaquarium, Florida, từ khi chúng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Nghị quyết 57-NQ/TW: Kiến tạo hệ sinh thái đưa khoa học bứt phá

Nhiều điểm đột pháTrong giai đoạn phát triển 2021-2030, tầm nhìn năm 2045, Đảng và Nhà nước ta đặt nhiều kỳ vọng vào vai trò nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, xem đây là “đột phá chiến lược”, “động lực chính” để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có...

Nhiều ý kiến đóng góp dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

NDO - Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm Góp ý dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (dự thảo Luật). Đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan liên quan tham dự. Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ...

NASA phát hiện vành đai bức xạ mới của Trái Đất

(NLĐO) - Khi nghiên cứu một hiện tượng làm rung chuyển từ quyển Trái Đất hồi tháng 5-2024, vệ tinh CubeSat của NASA đã phát hiện cặp cấu trúc lạ. ...

Đồng hồ đo thời gian bằng bóng lăn thế kỷ 19

Khác với đồng hồ quả lắc phổ biến 200 năm trước, đồng hồ của nhà phát minh William Congreve đo thời gian bằng sự di chuyển của quả bóng nhỏ. Đồng hồ đo thời gian bằng bóng lăn thế kỷ 19 Cách hoạt động của đồng hồ bóng lăn. Video: Vimeo Đầu thế kỷ 19, hầu hết đồng hồ đều đo thời gian thông qua sự dao động đều đặn của con lắc. Tuy nhiên, nhà phát minh người Anh William...

Cảnh báo AI có thể phát triển ‘ý chí sinh tồn’, vượt kiểm soát của con người

Nhà khoa học máy tính hàng đầu Yoshua Bengio cảnh báo nếu mất kiểm soát với AI, 'loài người có thể biến mất trong 10 năm'. Ngày 7-2, một nhà khoa học máy tính hàng đầu đã lên tiếng cảnh báo về khả năng...

Cùng chuyên mục

Trả lời ‘kim chi có nguồn gốc từ Trung Quốc’, tình báo Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ từ DeepSeek

Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) cảnh báo nguy cơ toàn bộ dữ liệu của người dùng DeepSeek bị thu thập không giới hạn, đồng thời sự lươn lẹo của nó trong cách trả lời là một vấn đề rất đáng lo ngại. ...

Ngôi đền thờ thần rắn

TPO - Đền Kinh Hạ được xây dựng vào đời nhà Nguyễn, nơi đây thờ thần Rắn làm thành hoàng làng, một trong những tín ngưỡng sơ khai của người Việt cổ. 09/02/2025 | 19:16 TPO - Đền Kinh Hạ được xây dựng vào đời nhà...

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương...

Elon Musk tuyên bố không định mua lại TikTok

Tỉ phú Elon Musk khẳng định không có ý định mua lại mảng kinh doanh của mang xã hội TikTok tại Mỹ, dù trước đó Tổng thống Trump đã gợi ý về khả năng này. Hãng tin AFP ngày 9-2 đưa tin tỉ phú...

Sao Hỏa từng dễ sống hơn Trái Đất ngày nay?

(NLĐO) - Cả Trái Đất và Sao Hỏa có thể đã bị những kẻ tấn công từ vũ trụ tước bỏ nhiều yếu tố thiết yếu cho sự sống. ...

Mới nhất

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Rét đậm ‘bủa vây’ miền Bắc, Hà Nội lạnh 10 độ C

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh, miền Bắc chìm trong rét đậm, rét hại, nhiệt độ nhiều nơi xuống rất thấp, Hà Nội rét đậm 10 độ C. Thời tiết Hà Nội ngày 10/2 tiếp tục đón nhận một ngày rét đậm, trời nhiều mây, không mưa, gió đông đến đông nam cấp...

Phong Phú Hà Nam thắng trận ra quân giải U19 nữ Quốc gia 2025

Trận đấu đầu tiên của giải là cuộc đọ sức giữa Phong Phú Hà Nam và Zantino Vĩnh Phúc. Là nhà đương kim vô địch, Phong Phú Hà Nam quyết tâm giành chiến thắng nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ ngôi hậu. Tuy nhiên, cô trò HLV Trần Lệ Thủy vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

New Zealand nới lỏng thị thực để kích thích tăng trưởng kinh tế

Chính phủ New Zealand sẽ "đơn giản hóa và linh hoạt hơn" thị thực nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế lựa chọn nước này. ...

Mới nhất