Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcTại sao các nhà khoa học e sợ mở mộ Tần Thủy...

Tại sao các nhà khoa học e sợ mở mộ Tần Thủy Hoàng?


Trung QuốcSự lo ngại về việc làm hư hại công trình và những cạm bẫy chết chóc bên trong khiến lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn đóng kín suốt hơn 2.000 năm.





Đội quân đất nung chôn gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng để bảo vệ ông ở thế giới bên kia. Ảnh: Flickr

Đội quân đất nung chôn gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng để bảo vệ ông ở thế giới bên kia. Ảnh: Flickr

Năm 1974, các nông dân tình cờ tìm thấy một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất mọi thời đại trên một cánh đồng ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Trong lúc đào xới, họ tìm thấy những mảnh vỡ của tượng người làm từ đất sét. Đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng.

Những chuyến khai quật sau đó hé lộ, cánh đồng nằm trên nhiều chiếc hố chứa hàng nghìn tượng binh lính và ngựa chiến bằng đất nung với kích thước thật, ngoài ra còn có tượng những người biểu diễn nhào lộn, quan lại và động vật. Nhiệm vụ của đội quân đất nung có vẻ là bảo vệ lăng mộ gần đó của Tần Thủy Hoàng – hoàng đế đầu tiên của nhà Tần, cai trị năm 221 – 210 trước Công nguyên.

Trong khi các chuyên gia đã khám phá phần lớn khu nghĩa địa xung quanh, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng lại chưa bao giờ được mở ra. Có lẽ chưa ai từng nhìn vào bên trong lăng mộ suốt hơn 2.000 năm qua, kể từ khi vị hoàng đế nổi tiếng được chôn cất bên trong.

Một trong những lý do quan trọng là các nhà khảo cổ lo ngại việc khai quật có thể khiến lăng mộ hư hại và làm mất những thông tin lịch sử quan trọng. Hiện tại, nếu muốn tiến vào lăng mộ, họ chỉ có thể sử dụng các kỹ thuật khảo cổ xâm lấn, nhiều khả năng gây ra thiệt hại không thể khắc phục.

Một trong những ví dụ rõ ràng nhất là chuyến khai quật thành phố Troy của nhà khảo cổ Heinrich Schliemann vào những năm 1870. Do vội vàng và suy nghĩ đơn giản, hành động của ông đã phá hủy gần như mọi dấu vết của chính thành phố mà ông muốn khám phá.

Các nhà khảo cổ chắc chắn không muốn trở nên mất kiên nhẫn và mắc sai lầm tương tự. Họ từng đề xuất dùng những kỹ thuật không xâm lấn để quan sát bên trong ngôi mộ. Một trong những ý tưởng này là sử dụng hạt muon – sản phẩm hạ nguyên tử hình thành khi tia vũ trụ va chạm với các nguyên tử trong khí quyển Trái Đất, có thể xuyên qua các cấu trúc như một dạng tia X tiên tiến. Tuy nhiên, có vẻ hầu hết những đề xuất này đều đang bị chậm triển khai.

Việc mở hầm mộ cũng có thể dẫn đến những nguy hiểm chết chóc và tức thì. Trong một tài liệu được viết khoảng 100 năm sau cái chết của Tần Thủy Hoàng, nhà sử học Trung Quốc cổ đại Tư Mã Thiên cho biết, hầm mộ có những cạm bẫy để lấy mạng bất cứ kẻ xâm nhập nào.

“Các cung điện và tháp ngắm cảnh cho cả trăm viên quan được xây dựng, hầm mộ cũng chứa đầy đồ tạo tác quý hiếm và kho báu tuyệt vời. Thợ thủ công được lệnh làm nỏ và tên để bắn bất cứ ai bước vào lăng mộ. Thủy ngân dùng để mô phỏng các con sông, sông Dương Tử, sông Hoàng Hà, biển lớn và được thiết lập để chảy một cách cơ học”, ông viết.

Kể cả khi các vũ khí không còn hiệu quả sau 2.000 năm, tài liệu trên cho thấy một cơn lũ thủy ngân lỏng độc hại có thể cuốn trôi những kẻ đào mộ. Thực tế, các nghiên cứu khoa học cũng đã kiểm tra nồng độ thủy ngân xung quanh hầm mộ và phát hiện nồng độ cao hơn đáng kể so với mức nên có ở một vùng đất bình thường.

“Thủy ngân dễ bay hơi có thể thoát ra qua các vết nứt (vết nứt xuất hiện bên trong cấu trúc qua thời gian) và cuộc điều tra của chúng tôi củng cố cho những ghi chép cổ xưa về hầm mộ – cấu trúc được cho là chưa từng bị mở ra hay cướp phá”, nhóm chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Quang Điện từ thuộc Đại học Sư phạm Nam Trung Quốc và Bảo tàng Lăng mộ Tần Thủy Hoàng kết luận trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature năm 2020.

Hiện tại, lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn niêm phong và chưa được khám phá, nhưng không hề bị quên lãng. Trong tương lai, có thể tiến bộ khoa học sẽ giúp khám phá những bí ẩn đã nằm nguyên vẹn ở đây suốt hơn 2.000 năm.

Thu Thảo (Theo IFL Science)




Source link

Cùng chủ đề

600 vật lạ tiết lộ hiện tượng “Mặt Trời đen” đe dọa địa cầu

(NLĐO) - "Mặt Trời đen" xuất hiện vào năm 2910 trước Công nguyên và từng gây khủng hoảng cho những nền văn minh cổ xưa. ...

Người tiền sử thiết kế bản đồ 3D từ 13.000 năm trước

(NLĐO) - Bản đồ 3D "không thể tin nổi" đã được tìm thấy trong một hầm đá nổi tiếng ở lưu vực Paris, miền Bắc nước Pháp. ...

Kho báu 76.000 tuổi tiết lộ về bộ tộc “siêu nhân”

(NLĐO) - Một kho báu khảo cổ có thể định hình lại lịch sử nhân loại đã được tìm thấy giữa rừng mưa xích đạo châu Phi. ...

Kho báu ngàn năm lộ ra giữa công trường nhà máy hạt nhân

(NLĐO) - "Tôi đã run rẩy khi lần đầu tiên khai quật nó" - một nhà khảo cổ nói về kho báu tình cờ được tìm thấy ở hạt Suffolk - Anh. ...

Phát hiện “đền thờ hang đá” 35.000 tuổi ở Israel

(NLĐO) - Phát hiện ngoạn mục sâu bên trong một hang động ở vùng Tây Galilee của Israel đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về xã hội loài người thời kỳ đầu. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Khởi công phòng thí nghiệm nước sâu sóng

Trung QuốcPhòng thí nghiệm nước sâu sóng - gió quy mô lớn đầu tiên trên thế giới rộng 16.000 m2, dự kiến xây xong cuối năm 2026. Thiết kế phòng thí nghiệm nước sâu sóng - gió quy mô lớn ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc. Ảnh: Đại học Công nghệ Đại Liên Phòng thí nghiệm nước sâu sóng - gió quy mô lớn bắt đầu được xây dựng tại thành phố ven biển...

Cuộc chạy đua xây nhà máy sản xuất ngoài vũ trụ

Nhiều công ty nhìn thấy tiềm năng sản xuất một số sản phẩm ngoài vũ trụ, nơi có những yếu tố như nhiệt độ thấp, không trọng lực, chân không. Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chụp từ tàu Crew Dragon của SpaceX. Ảnh: NASA Với một số startup, câu hỏi cấp thiết nhất trong lĩnh vực sản xuất hiện nay là: Làm thế nào để chế tạo các bộ phận máy tính, thu hoạch tế bào gốc và sản...

iPhone 16 mở đầu kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo của Apple

Nguồn: https://tuoitre.vn/iphone-16-mo-dau-ky-nguyen-tri-tue-nhan-tao-cua-apple-20240910060124764.htm

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo

Điểm mạnh của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được Đảng và Nhà nước xác định là một nội dung trong các đột phá chiến lược để phát triển kinh tế-xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần quyết định đưa Việt Nam vượt...

Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người

Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi...

Cùng chuyên mục

Giới khoa học bối rối khi Trái Đất có 2 ngọn núi bí ẩn cao gấp trăm lần Everest

Kể từ khi Edmund Hillary và Tenzing Norgay lần đầu tiên chinh phục đỉnh núi Everest vào năm 1953, chinh phục đỉnh cao nhất thế giới này đã trở thành mục tiêu của hầu hết các nhà leo núi trên hành tinh.Theo tờ Dailymail, tuy nhiên, ngọn núi nổi tiếng này không thể so sánh với hai ngọn núi bí ẩn, cao hơn 100 lần so với đỉnh Everest 8.800 mét.Với chiều cao khoảng 1.000 km, các “hòn...

Năm 2025, thế giới đón 4 lần Mặt Trăng “biến hình”

(NLĐO) - Có tới 2 lần sắc đỏ sẽ xâm chiếm hoàn toàn Mặt Trăng trong năm 2025, có thể quan sát từ nhiều châu lục. ...

Thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế – xã hội

Nhận thức được tầm quan trọng của KHCN và ĐMST trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian qua, Sở KH&CN tỉnh Tiền Giang đã tích cực thực hiện các hoạt động thúc đẩy ứng dụng KHCN và ĐMST trên địa bàn tỉnh...

Ngày đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, người dân hồ hởi xuống phố ‘săn’ đào, quất

TPO - Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, người dân đổ xuống phố, chợ hoa để săn cành đào, cây quất trước khi trở về nhà, về quê ăn Tết. 25/01/2025 | 12:20 TPO - Trong ngày đầu tiên của kỳ...

Đề xuất Bộ sớm khắc phục lỗi phần mềm hệ thống cấp đổi giấy phép lái xe

Trước tình trạng hệ thống phần mềm cấp đổi giấy phép lái xe bị lỗi gây khó khăn cho cơ quan cấp đổi, Hà Tĩnh đề xuất Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam sớm khắc phục lỗi phần mềm. Ngày...

Mới nhất

Chàng trai sở hữu 1.000 xe mô hình: ‘Đam mê giúp bản thân trở thành phiên bản tốt hơn’

"Tôi xem việc sưu tầm xe mô hình như liệu pháp để chữa lành tâm hồn. Việc sưu tập cũng giống như việc đi học. Phải học hỏi và nghiên cứu, tìm những thứ đẹp nhất, tuyệt vời nhất đem vào bộ sưu...

Việt Nam tiếp tục truyền cảm hứng cho các quốc gia trong và ngoài khu vực

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), Giáo sư G. Devarajan, Tổng thư ký Đảng Khối Tiến lên toàn Ấn Độ (AIFB) có bài trả lời phỏng vấn đánh giá về những nỗ lực đổi mới, cải cách mà Đảng thực hiện trong quá trình lãnh đạo đất nước.

Vì những chuyến tàu Xuân

Những ngày giáp Tết, tại Ga Biên Hòa, không khí hối hả hơn ngày thường. Từng chuyến tàu nối tiếp nhau, mang theo hàng trăm hành khách rời xa thành phố Biên Hòa, trở về các tỉnh, thành miền Bắc, miền Trung để đoàn tụ gia đình. Nhưng với những người làm nghề trực ban ga tàu và soát...

Mới nhất