Trang chủChính trịChủ quyềnTài nguyên nước là cốt lõi trong xây dựng, quy hoạch, phát...

Tài nguyên nước là cốt lõi trong xây dựng, quy hoạch, phát triển KT- XH


Chiều 20/6, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Phát biểu ý kiến tại hội trường, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhất trí với tờ trình của Chính phủ và Dự thảo luật về tên gọi của luật là Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Đại biểu cho rằng, tên gọi nhấn mạnh vào ý nghĩa tài nguyên của nước bởi đây là nguồn tài nguyên quý giá, tối quan trọng với sự sống con người và các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, nhưng trong thời gian qua, ý nghĩa tài nguyên của nước chưa thực sự được coi trọng.

Theo Đại biểu, Việt Nam là quốc gia có may mắn sở hữu nguồn tài nguyên nước đa dạng và dồi dào, song nước không phải nguồn tài nguyên vô tận và bất biến. Chính việc chưa coi nước là tài nguyên quý giá nên việc khai thác, sử dụng nước thời gian qua nhiều khi chưa được quan tâm đúng mức, chưa tiết kiệm, hiệu quả, chưa gắn khai thác, sử dụng với việc bảo vệ nguồn nước và hành lang nguồn nước khiến cho nhiều nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, bị cạn kiệt, ảnh hưởng tiêu cực tới môi sinh, cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.

dbqh-nguyen-thi-viet-nga-hai-duong-.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Riêng việc ô nhiễm nguồn nước, theo thống kê của Bộ TN&MT và Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng trên 9.000 người tử vong do nguồn nước và vệ sinh kém; gần 250.000 người nhập viện vì tiêu chảy cấp bởi nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm; khoảng 200.000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm mà một trong những nguyên nhân chính là ô nhiễm nguồn nước.

Bên cạnh đó, việc sụt giảm đến mức báo động về trữ lượng nước do nhiều nguyên nhân cũng đòi hỏi có những quy định, giải pháp quyết liệt để ngăn ngừa nguy cơ mất an ninh nguồn nước.

Do đó, Đại biểu cho rằng, việc nhấn mạnh khía cạnh tài nguyên của nước trong tên gọi của Luật và quy định xuyên suốt trong các nội dung của luật, nhất quán quan điểm: Nước là tài sản công và sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Tài nguyên nước là cốt lõi trong xây dựng, quy hoạch, phát triển KTXH, quy hoạch dân cư, quy hoạch các ngành, lĩnh vực có khai thác, sử dụng nước, hoạch định chiến lược phát triển đất nước. Phạm vi điều chỉnh của luật quy định tại điều 1, theo Đại biểu là phù hợp và đầy đủ.

Về các hành vi bị nghiêm cấm, Đại biểu cho rằng, điều này đã quy định tương đối đầy đủ và rõ ràng các hành vi bị nghiêm cấm trong việc khai thác, sửu dụng tài nguyên nước. So với luật Tài nguyên nước hiện hành, dự thảo luật lần này có bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm, đảm bảo việc quản lý nguồn nước được chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, trong khoản 4 có quy định hành vi bị cấm là “lấp sông suối, kênh rạch” chưa rõ các hành vi bị cấm. Trên thực tế hiện nay, rất nhiều dòng song tuy chưa bị lấp nhưng bị người dân lấn chiếm phần diện tích ven sông rất nhiều bằng cách đổ vật liệu bồi đắp biến phần mặt nước sông thành diện tích đất để sử dụng. Hầu như những con sông có các hộ gia đình sinh sống hai bên bờ sông đều rơi vào tình trạng bị lấn chiếm, nên Đại biểu đề nghị cần quy định rõ hành vi bị cấm là: lấn chiếm, lấp sông suối, kênh rạch…

Về chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước, Đại biểu cho rằng, Dự thảo Luật đã quy định về việc ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác nước để cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước ngọt.

Tuy nhiên, Đại biểu cho rằng, để chính sách này có thể đi vào thực tế cuộc sống, có cơ chế để triển khai thực hiện hiệu quả, cần làm rõ việc ưu tiên và các chính sách ưu đãi được thực hiện như thế nào. “Kinh nghiệm cho thấy, các chính sách ưu tiên, ưu đãi chỉ đạt được hiệu quả khi có các quy định, quy trình cụ thể để triển khai. Nếu các quy định về chính sách ưu đãi chỉ mang tính chất chung chung sẽ rất dễ bị vướng, thậm chí bị lãng quên khi Luật có hiệu lực thi hành”, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh

Về bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt, Đại biểu cho rằng tại mục b khoản 2 của điều 10 trong dự thảo luật quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm: tổ chức công bố thông tin chất lượng nguồn nước sinh hoạt, cảnh báo hiện tượng bất thường về chất lượng của nguồn nước sinh hoạt đối với các nguồn nước trên địa bàn. Theo Đại biểu, quy định về trách nhiệm nói trên của UBND cấp tỉnh là hợp lý và cần thiết để tăng cường tính hiệu lực, hiêu quả và trách nhiệm của chính quyền cũng như người dân trong bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, để đông đảo nhân dân nắm được thông tin về chất lượng nguồn nước sinh hoạt để có phương án lựa chọn sử dụng nước hợp vệ sinh.

Tuy nhiên, Đại biểu cho rằng, quy định trên còn quá chung chung, chưa rõ hình thức thực hiện: công bố thông tin như thế nào? Trên các kênh nào? Theo chu kỳ nào? Bao lâu phải công bố một lần hay công bố từng năm? Đại biểu đề nghị điều này cần được quy định rõ hơn để có thể thực hiện một cách thực chất và hiệu quả.

Về phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước, Đại biểu bày tỏ sự nhất trí cao với việc bổ sung nội dung phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước vào dự thảo luật để đảm bảo loại trừ tối đa các hành vi tác động tiêu cực tới nguồn nước.

Tuy nhiên, tại Dự thảo Luật có quy định: “Các hồ chứa, đập dâng và công trình khai thác, sử dụng nước khác khai thác nước không hiệu quả, gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng thì phải cải tạo, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc phá dỡ”, Đại biểu cho rằng quy định còn dễ dãi, chưa nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ nguồn nước khi “gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước” tới mức nghiêm trọng mới phải cải tạo, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc phá dỡ. Mặt khác, mức độ “ô nhiễm nghiêm trọng” cụ thể là như thế nào cũng chưa được quy định rõ.

Do đó, Đại biểu đề nghị sửa theo hướng bỏ cụm từ “nghiêm trọng”, các hồ chứa, đập dâng và công trình khai thác nước sử dụng không hiệu quả, gây suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước phải cải tạo, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc phá dỡ. Như vậy mới nâng cao được trách nhiệm, hiệu quả của việc phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.

Về tài nguyên nước xuyên quốc gia, Đại biểu cho rằng, đặc thù của tài nguyên nước đó là có nhiều nguồn nước xuyên quốc gia, thậm chí là liên quan đến rất nhiều quốc gia, và các nguồn nước xuyên quốc gia này hầu hết đều là những nguồn nước lớn, đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất, phát triển kinh tế xã hội của nhân dân, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta là một nước nông nghiệp. Vì vậy, công tác giữ mối liên hệ, ngoại giao để đảm bảo an ninh nguồn nước, xử lý sự cố ô nhiễm nguồn nước vô cùng quan trọng,

Do đó, Đại biểu đề nghị rà soát các điều ước quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia để bổ sung thêm các quy định về nội dung này, trong đó đặc biệt chú trọng tăng cường trách nhiệm của Bộ Ngoại giao



Nguồn

Cùng chủ đề

Các nội dung Quốc hội quyết định tại Kỳ họp bất thường thứ 5 có ý nghĩa căn cơ, lâu dài

Báo cáo tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 mặc dù diễn ra trong 2,5 ngày vào thời điểm ngay sau Tết Dương lịch và...

99,5% kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5 đã được giải quyết, trả lời

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của các vị đại biểu Quốc hội, đã có 2.765 kiến nghị được tổng hợp, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trong đó một số...

Khai mạc phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến các nội dung quan trọng

Sáng 12/7, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 24 để xem xét, cho ý kiến về các nội dung quan trọng.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV thông qua nhiều nội dung quan trọng |=> Đăng trên báo Bắc Giang

Sau 23 ngày làm việc, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra, theo đó giải quyết khối lượng công việc lớn và thông qua nhiều nội dung quan trọng.Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Thông qua 8 luật, 17 nghị quyếtSau khi Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ...

Toàn văn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Kỳ họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVNSau đây là toàn văn Bài phát biểu bế mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ:“Kính thưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,Kính thưa Quốc hội,Thưa các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định chỉ đạo các “việc lớn phải làm” ngay sau Tết

Ngày 3/2, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị giao ban đầu năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Ông Hồ Quốc Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tham dự và chỉ đạo hội nghị. ...

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường

(TN&MT) - Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, chiều nay (3/2), Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã tới thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương và 3 cơ quan...

Ngày 3/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương; về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 3 cơ quan Đảng ở Trung ương. Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc tổ...

Tổng Bí thư Tô Lâm trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Sáng 3/2/2025, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương (Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương, Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ Quốc hội và Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương); về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,...

Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai nhiệm vụ trọng tâm đầu năm 2025

(TN&MT) - Sáng 3/2, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ tháng 2 và Quý I/2025 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy. Hội nghị diễn ra trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa; Thứ trưởng Trần Quý Kiên; Thứ trưởng Lê Công Thành; Thứ trưởng Lê Minh Ngân và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ và lãnh...

Bài đọc nhiều

Dấu ấn trong công tác đảng, công tác chính trị vì biển, đảo Tổ quốc

Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, trưởng thành, các thế hệ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ của Cục Chính trị Hải quân luôn tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về gỡ vướng quản lý, khai thác khoáng sản

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai mong muốn trong thời gian tới, tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, phối hợp của Bộ để tỉnh làm tốt công tác quản lý khoáng sản, góp phần thúc đẩy hơn nữa quá trình phát triển kinh tế...

Sức sống mới trên đảo tiền tiêu Cù Lao Xanh

7h sáng, một ngày đầu tháng 8, chúng tôi có mặt tại bến cầu Hàm Tử, cảng cá Quy Nhơn để đi sang Cù Lao Xanh và dễ dàng bắt gặp không khí nhộn nhịp nơi đây, rất đông du khách đang vui vẻ check in...

Cảnh sát biển Việt Nam

Tình huống giả định là có sự cố tràn dầu xảy ra trên vùng biển quốc tế, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi trường. Quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp ngay lập tức được kích hoạt, tất cả thủy thủ trên tàu được thông báo triển khai nhiệm vụ ứng phó phó sự cố tràn dầu.  ...

Các đơn vị Hải quân tăng cường công tác sẵn sàng chiến đấu dịp Quốc khánh 2/9

Tại các đơn vị Vùng 3 Hải quân và Vùng 4 Hải quân đã quán triệt sâu sắc mệnh lệnh, chỉ thị và hướng dẫn của các cấp về công tác sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo an toàn trong dịp Quốc khánh 2/9.

Cùng chuyên mục

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Tàu Cảnh sát biển 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết

(NLĐO) - Chính uỷ Vùng Cảnh sát biển 2 đã đến động viên cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết. ...

Mới nhất

Bí thư Thành ủy Cần Thơ thăm doanh nghiệp nhân dịp đầu năm mới

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (nhằm mùng 6 Tết Ất Tỵ), nhân dịp đầu năm mới, ông Đỗ Thanh Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ cùng đoàn công tác đã đến thăm và chúc Tết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Đoàn của Bí thư Thành ủy Cần Thơ đã đến...

Hòa Bình đón trên 250.000 lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

Kinhtedothi - Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã có trên 250.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú tại các khu, điểm du lịch của tỉnh. Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, trong 9 ngày nghỉ...

Khởi động “Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh”

Kinhtedothi-Ngày 3/2, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Nam Định; Huyện ủy - HĐND -UBND huyện Xuân Trường (quê hương Tổng Bí thư Trường Chinh) tổ chức khởi động “Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh”(1.org.vn/nhaluuniemtbttruongchinh). Thông qua ứng dụng công nghệ số, "Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư...

Công bố sao kê 160 triệu đồng ‘lì xì’ người phụ nữ nghèo mất tiền Tết với những lời chúc dễ thương

Công an xã Vĩnh Thái giữ đúng hẹn ngày đầu tiên làm việc đã công bố 27 trang sao kê số tiền 559 nhà hảo tâm lì xì người phụ nữ mất tiền khi đi chợ Tết. Tổng số tiền ủng hộ là hơn 160 triệu đồng. ...

Dân nuôi tôm trên ruộng lúa Kiên Giang làm nhiều cách để phòng tránh xâm nhập mặn

Dân nuôi tôm, cua ở huyện An Minh, An Biên (Kiên Giang) hiện chủ động phòng tránh xâm nhập mặn bằng việc gia cố bờ bao và đo độ mặn trên kênh, sông nội đồng thường xuyên trước khi bơm nước vào ruộng. ...

Mới nhất